Bánh tiêu để được bao lâu

  1. Trộn bột: Cho sữa, nước, đường, muối vào nồi khuấy tan đường và đun sôi lăn tăn rồi tắt bếp. Từ từ cho hỗn hợp này vào tô đựng bột mì và trộn đều. Điều chỉnh lượng nước theo độ hút nước nhiều hay ít của bột mì cũ hay mới. Trộn đều tay để thành khối kết dính là được, không nên nhồi lâu sẽ làm bánh bị dai.

  2. Tạo hình bánh: Thoa chút dầu ăn lên bề mặt khối bột và mặt phẳng. Chia bột thành các khối đều nhau. Vê tròn từng khối bột, rồi lăn qua mè [vừng] để lớp mè bám đều các mặt. Đặt lên mặt phẳng rồi cán bột thành hình tròn mỏng. Tùy theo sở thích mỗi người thích ruột dày hay rỗng để điều chỉnh độ mỏng của bột [cán mỏng thì ruột càng rỗng].

  3. Chiên bánh: Cho dầu vào chảo sâu lòng [lượng dầu ngập bánh], thử đầu đũa sủi tăm là dầu đạt độ nóng, hạ lửa nh vừa và cho từng bánh vào chiên. Khi chiên, một tay dùng đũa xoay, một tay dùng vá [muôi] ấn xuống. Khi thấy bong bóng nổi nhỏ thì múc dầu nóng đổ lên liên tục giữa bánh đều để đủ độ nóng sẽ giúp bánh nở phồng to. Trở đều các mặt rồi chiên vàng đều. Làm lần lượt các bánh cho tới khi hết. Vớt bánh ra để đứng trên giấy thấm dầu, không để bánh nằm ngang dễ bị xẹp.

  4. Thành phẩm: Vỏ bánh vàng giòn, nở phồng, ruột xốp, dậy mùi thơm của mè, vị ngọt nhẹ rất hấp dẫn.

Chú ý:

  • Dùng bát nhỏ ấn mạnh xuống tạo hình tròn sau khi cán mỏng hoặc có thể tạo hình tùy thích bằng các khuôn.

  • Khi chiên chú ý: Dầu phải nóng già, liên tục múc dầu nóng đổ lên để đủ độ nóng giúp bánh nở phồng to.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề