Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách năm 2023 năm 2024

Kiểm toán Nhà nước vừa công bố 4 quyết định kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 đối với 10 Bộ, cơ quan Trung ương gồm: Kiểm toán Nhà nước (Quyết định số 1341/QĐ-KTNN); Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Quyết định 1342/QĐ-KTNN);

Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam (Quyết định số 1343/QĐ-KTNN); Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Quyết định số 1345/QĐ-KTNN).

Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách năm 2023 năm 2024

Kiểm toán Nhà nước triển khai kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022 của 10 Bộ, cơ quan Trung ương

Theo Kiểm toán Nhà nước, các cuộc kiểm toán nhằm mục tiêu: Đánh giá tính trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022; đánh giá việc chấp hành pháp luật trong thẩm định, xét duyệt, tổng hợp lập báo cáo quyết toán ngân sách;

Đánh giá việc chấp hành pháp luật trong công tác quyết toán ngân sách nhà nước theo các nội dung dự toán được giao; đánh giá công tác quản lý tài chính ngân sách; cung cấp thông tin, số liệu tin cậy, kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Nội dung kiểm toán là về: Công tác dự toán; việc tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán vốn đầu tư năm 2022; việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính - kế toán.

Thời hạn thực hiện kiểm toán tại Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam là 30 ngày (từ ngày 01/11 - 30/11/2023).

Thời hạn kiểm toán tại Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là 25 ngày (01/11-25/11/2023). Cuộc kiểm toán tại Kiểm toán nhà nước kéo dài 20 ngày (01/11-20/11/2023).

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, việc kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách các Bộ, cơ quan trung ương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch kiểm toán năm 2023.

Việc thực hiện nhiệm vụ này nhằm hướng đến mục tiêu kiểm toán 100% Báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm theo Chiến lược Phát triển KTNN đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu của Quốc hội. Bởi vậy, ngay khi các Bộ, cơ quan Trung ương hoàn thành báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, KTNN đã nhanh chóng, chủ động triển khai các cuộc kiểm toán...

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước cũng lưu các đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III cần giảm thiểu sự phiền hà cho các đơn vị kiểm toán.

Thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, KTNN sẽ kiểm toán thường xuyên BCQT NSĐP, trong đó hướng tới việc xác nhận tính trung thực, hợp lý của BCQT NSĐP theo các khuôn khổ pháp lý về lập BCQT được quy định trong Luật Ngân sách nhà nước (NSNN).

Để đảm bảo lộ trình này, từ năm 2022, KTNN đã tập trung kiểm toán công tác quản lý điều hành ngân sách cấp tỉnh và tổng hợp, lập BCQT NSĐP. Năm 2022, KTNN đã thực hiện kiểm toán BCQT ngân sách năm 2021 của 60 địa phương và năm 2023 đã kiểm toán BCQT ngân sách năm 2022 của 38 địa phương.

Phát hiện đáng chú ý được KTNN chỉ ra qua kết quả kiểm toán năm 2022 là một số địa phương hạch toán các khoản thu chưa đúng mục lục hoặc niên độ ngân sách. Đơn cử, TP. Đà Nẵng đã điều chỉnh khoản nộp của Công ty Cổ phần Trung Nam 300 tỷ đồng từ thu khác sang thu tiền sử dụng đất, làm tăng quyết toán về số thu tiền sử dụng đất và làm giảm thu khác ngân sách tương ứng…

Phát hiện khác là có địa phương đã quyết toán thu NSNN đối với số tạm nộp về tiền thuê đất của doanh nghiệp khi chưa có thông tin về diện tích thuê đất, hợp đồng thuê đất và chưa được cơ quan có thẩm quyền ban hành giá đất làm căn cứ để xác định số tiền thuê đất phải nộp (Công ty TNHH Công viên châu Á với số tiền 122 tỷ đồng).

Cùng với đó, tình trạng vi phạm phổ biến được KTNN nêu rõ là một số đơn vị hoặc cấp ngân sách tại nhiều địa phương đã lập BCQT chậm, thiếu mẫu biểu; gửi BCQT cho cơ quan tài chính cấp trên khi chưa hoàn thành công tác khóa sổ; thẩm định khi BCQT chưa được Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã phê chuẩn…

Chính những bất cập này đã và đang gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động kiểm toán BCQT NSĐP của KTNN. Theo Vụ Tổng hợp, do thời gian lập BCQT của các đơn vị chậm dẫn đến công tác kiểm toán đôi khi bị kéo dài hoặc kết thúc thời gian kiểm toán nhưng đơn vị chưa có BCQT chính thức. Hệ lụy kéo theo là thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán gửi địa phương không kịp thời điểm HĐND cấp tỉnh họp dẫn đến tình trạng KTNN phải ban hành hướng dẫn gửi kết quả kiểm toán BCQT đến HĐND cấp tỉnh lưu ý trước khi phê chuẩn quyết toán.

Do thời gian lập BCQT của các đơn vị chậm dẫn đến công tác kiểm toán đôi khi bị kéo dài hoặc kết thúc thời gian kiểm toán nhưng đơn vị chưa có BCQT chính thức. Vì vậy, một số báo cáo kiểm toán gửi địa phương không kịp thời điểm HĐND cấp tỉnh họp, KTNN phải ban hành hướng dẫn gửi kết quả kiểm toán BCQT đến HĐND cấp tỉnh lưu ý trước khi phê chuẩn quyết toán.

Cũng chung đánh giá này, ông Ngô Minh Kiểm - Kiểm toán trưởng KTNN khu vực VII - nêu rõ, chất lượng công tác kiểm toán BCQT NSĐP còn hạn chế do BCQT NSĐP được tổng hợp của 3 cấp ngân sách (tỉnh, huyện, xã) với rất nhiều đơn vị quản lý, sử dụng khác nhau; thường thì BCQT NSĐP của tỉnh lập chậm so với quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật NSNN (gửi KTNN trước ngày 01/10 năm sau) nên địa phương dựa vào đó để trì hoãn cung cấp tài liệu, thậm chí cho đến khi gần kết thúc thời gian kiểm toán địa phương mới cung cấp, dẫn đến khó khăn cho KTNN trong việc thu thập thông tin, đánh giá rủi ro, chọn mẫu kiểm toán.

Chú trọng đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán BCQT NSĐP, KTNN kiến nghị các đơn vị được kiểm toán chấp hành nghiêm Luật NSNN, đặc biệt là việc tuân thủ thời gian cung cấp BCQT để KTNN kịp thời hoàn thành việc kiểm toán báo cáo này trước khi HĐND họp cho ý kiến về ngân sách của địa phương.

Liên quan đến hoạt động của KTNN, ông Ngô Minh Kiểm cho rằng, khi khảo sát, thu thập thông tin và lập kế hoạch kiểm toán, cần xây dựng đề cương kiểm toán chi tiết và đầy đủ; thành viên của đoàn kiểm toán BCQT NSĐP phải là những kiểm toán viên có kinh nghiệm, có trình độ và chuyên môn sâu về tổng hợp số liệu; đặc biệt là phải chú trọng việc phân tích thông tin đã đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán.

Chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn, đại diện KTNN khu vực III cũng lưu ý, ngay từ khâu lập kế hoạch toán, phải xác định mức trọng yếu tổng thể, mức trọng yếu thực hiện, ngưỡng sai sót không đáng kể; từ đó xác định các khoản mục trọng yếu trên BCQT để lựa chọn các phần tử mẫu để kiểm tra. Phương pháp phù hợp nhất đối với cuộc kiểm toán BCQT NSĐP là lựa chọn các phần tử nghi ngờ, bất thường, có nguy cơ rủi ro cao đã được phát hiện từ các cuộc kiểm toán năm trước. Bên cạnh việc lựa chọn các phần tử nghi ngờ, bất thường, KTNN khu vực III lưu ý, có thể lựa chọn các phần tử cao hơn một giá trị nhất định để kiểm toán 100%.

Cùng với bất cập nêu trên, đại diện Vụ Tổng hợp còn chỉ rõ, một số khoản hạch toán thu chưa đủ điều kiện, song quy định của Luật NSNN và một số luật khác chưa rõ ràng dẫn đến các đơn vị có thể vận dụng để né tránh, gây khó khăn cho KTNN trong việc kiến nghị HĐND phê chuẩn quyết toán, chẳng hạn như việc phê duyệt phương án sử dụng khoản tăng thu, tiết kiệm chi cho công trình mới; hay các khoản được hạch toán là tiết kiệm chi; hoặc việc kéo dài vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau thời điểm chi chuyển nguồn…

Trong khi một số quy định còn chưa cụ thể, rõ ràng, Vụ Tổng hợp cho rằng, các đơn vị kiểm toán cần lưu ý rà soát thật kỹ và thận trọng khi xác nhận số liệu liên quan đến việc kéo dài vốn đầu tư các công trình, dự án sử dụng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương. Đối với các khoản hạch toán thu ngân sách chưa đủ điều kiện cũng cần được rà soát, như các khoản thu từ đất khi chưa có thông báo nộp tiền của cơ quan thuế.

Bởi qua kiểm toán, KTNN đã phát hiện TP. Hà Nội luôn tồn đọng khoản thu trên tài khoản tạm thu hơn 400 tỷ đồng của khu đất do Doanh nghiệp tư nhân số 1 Điện Biên nộp tiền sử dụng đất khi chưa có thông báo nộp tiền của cơ quan thuế./.