Môi trường bên ngoài doanh nghiệp là gì năm 2024

Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN.Phân tích môi trường kinh doanh là nhằm tìmkiếm cơ hội và phát hiện ra những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp. Bài viết đưa ra những nhóm nhân tố cơ bản trong môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp.

Từ khóa: phân tích, doanh nghiệp, kế toán quản trị

1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt odọng kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn có quan hệ tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng mức độ và hướng tác động của các yếu tố và điều kiện lại khác nhau. Trong cùng một thời điểm, với cùng một đối tượng có yếu tố tác động thuận lợi tạo thành cơ hội nhưng cũng có yếu tố tạo thành lực cản sự phát triển của doanh nghiệp - hình thành những nguy cơ đối với doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, doanh nghiệp phải phân tích môi trường kinh doanh, phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Nhân tố nào ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các quản trị gia khi soạn thảo chiến lược phải nhận thức đầy đủ chính xác các yếu tố môi trường này.

Các cấp độ của môi trường kinh doanh

Môi trường nền kinh tế - cấp độ vĩ mô- macrolevel.

- Môi trường ngành kinh doanh (còn gọi môi trường tác nghiệp)- cấp độ trung mô- mesolevel.

- Môi trường nội bộ doanh nghiệp (cấp độ vi mô- microlevel).

2. Phân tích các nhân tố của môi trường bên ngoài

* Nhân tố chính trị

Sự ổn định chính trị được thể hiện ở chỗ: Thể chế, quan điểm chính trị, sự nhất quan trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống chính trị. Một trong những bộ phận của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy hoạt động kinh doanh trước hết đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm nắm vững luật pháp. Luật pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của daonh nghiệp. Những tác động ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: Các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng sáng chế, phát minh, luật bảo vệ nhãn hiệu thương mại, bí quyết công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán. Môi trường luật pháp chung: Luật môi trường, những quy định cụ thể về sức khoẻ và an toàn. Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh. Luật lao động; Luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh...

Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất, thì xã hội sẽ rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi những can thiệp bằng chế độ chính sách hoặc thông qua hệ thống pháp luật.

*Nhân tố xã hội

Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp như sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực về đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ. Yếu tố xã hội bao gồm: Quan điểm về mức sống; Phong cách sống; Lao động nữ; Ước vọng về sự nghiệp; Tính tích cực tiêu dùng; Tỷ lệ tăng dân số...

* Nhân tố tự nhiên:

Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp là các yếu tố tự nhiên liên quan như: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết…. các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nếu các yếu tố tự nhiên thay đổi nên thường các doanh nghiệp tìm cách đối phó với các biến đổi này theo cách riêng của mình, việc đóng thuế môi trường là góp phần tạo sự ổn định các điều kiện tự nhiên, rất nhiều doanh nghiêp chủ động tìm cách thay thế nguyên vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kĩ thuật tiên tiến để xử lý chất thải.

Môi trường các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp qua các mặt sau: Phát sinh ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp. Tác động đến quy mô và cơ cấu thị trường các ngành hàng tiêu dùng. Tác động làm thay đổi nhu cầu việc làm và thu nhập đại bộ phận nhân dân, do đó ảnh hưởng đến thị phần và sức tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra.

* Nhân tố kỹ thuật

Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đối với quản trị doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có điều kiện kỹ thuật công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh thì chiếm được lợi thế rất lớn về chất lượng, tốc độ sản xuất..từ đó tồn tại và phát triển.

3.Phân tích môi trường ngành kinh doanh:

Môi trường ngành là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có những mối quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau, bởi vậy nó có tác động rất lớn và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp khác trong ngành.

Trong nền kinh tế thị trường, công cụ được các công ty và các nhà kinh doanh sử dụng rộng rãi để phân tích môi trường ngành kinh doanh là mô hình phân tích của Michael Porter. Theo ông thì môi trường ngành được hình thành bởi 5 thế lực cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lựa chọn phương hướng và nhiệm vụ phát triển của mình. Năm thế lực đó là:

- Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

- Sức ép của các đối thủ mới xâm nhập.

- Sức ép của khách hàng.

- Sức ép của các nhà cung ứng vật tư.

- Sức ép của sản phẩm thay thế.

Việc phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp định hướng được điểm mạnh và điểm yếu của mình để có định hướng phát triển. Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là hoạt động tất yếu phải thực hiện nếu như doanh nghiệp muốn giảm thiểu rủi ro.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.PGS.TS Trương Bá Thanh (2009), Giáo trình Kế toán quản trị, Nhà xuất bản giáo dục.

2. Warren, Reeve, Duchac (2014), Financial and Managerial Accounting, South Western Cengaga Learning

3.Ray H.Garirison và Eric W.Noreen (2003), Managerial Accounting, McGraw-Hil.Inc

4. https://trithuccongdong.net/phan-tich-moi-truong-ben-ngoai-va-moi-truong-ben-trong-cua-doanh-nghiep.html

Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp gồm những gì?

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố: môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, tự nhiên, dân số và công nghệ. Môi trường vi mô trong tiếng Anh gọi là Micro environment. Môi trường vi mô còn được gọi là môi trường kinh doanh đặc thù hay môi trường ngành.

Môi trường của doanh nghiệp là gì?

Môi trường kinh doanh (Business Environment) có thể hiểu đơn giản là giới hạn không gian, mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nó bao gồm tổng thể các yếu tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp là gì?

Các yếu tố bên ngoài bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, chính sách pháp luật, kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường văn hóa.

Tại sao doanh nghiệp phải nghiên cứu môi trường bên ngoài?

Việc nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ giúp tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu khi phân tích môi trường kinh doanh; cơ hội và thách thức từ các yếu tố khách quan mang lại, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.