Bảo đảm có nghĩa là gì năm 2024
bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp. Show Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm. Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật. Theo Điều 22 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. Hợp đồng bảo đảm không thuộc nội dung nêu trên có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm. 2. Xin hỏi, thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba được xác định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 23 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật. Cụ thể như sau: - Đối với các biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. - Đối với các biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược không thuộc trường hợp phải đăng ký theo quy định, không được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm. Nắm giữ tài sản bảo đảm là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này. - Đối với các tài sản thuộc các biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược không thuộc trường hợp phải đăng ký theo quy định, không được đăng ký theo theo thuận hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm: + Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm; + Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược; + Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược. - Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ. 3. Trường hợp nào được thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm? Trả lời: Theo Điều 28 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, bên mua, bên nhận chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu trở thành bên nhận bảo đảm trong trường hợp quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác có biện pháp bảo đảm được bán, được chuyển nhượng hoặc được chuyển giao khác về quyền sở hữu. Bên nhận bảo đảm mới phải thông báo cho bên bảo đảm để biết về việc thay đổi bên nhận bảo đảm trước khi nghĩa vụ được bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Bên kế thừa trở thành bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại. Việc bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao khác về quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này và quy định khác liên quan về chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm, chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm không phải xác lập lại hợp đồng bảo đảm. 4. A vay của B một khoản tiền trị giá 300 triệu đồng với thời hạn 01 năm, từ 05/6/2021 đến 05/6/2022 (lãi suất 10%/năm). Để đảm bảo thực hiện khoản vay, B yêu cầu A thế chấp căn nhà của A trị giá 700 triệu đồng. Đến tháng 12/2021, A yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vay bị vô hiệu do khi giao kết hợp đồng A trong tình trạng không nhận thức được hành vi của mình. Nếu hợp đồng vay bị tuyên bố vô hiệu thì hậu quả của hợp đồng thế chấp như thế nào? Trả lời: Theo như tình huống nêu ra, A và B đã giao kết một hợp đồng vay và một hợp đồng thế chấp. Các bên đã thực hiện hợp đồng vay từ 05/6/2021 (A đã nhận 300 triệu đồng của B). Nếu hợp đồng vay bị Toà án tuyên bố vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình theo Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có thể xử lý theo khoản 2 Điều 29 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP như sau: “2. Trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì giải quyết như sau:
Căn cứ vào quy định trên, A và B đã thực hiện hợp đồng vay trước khi hợp đồng vay bị Toà án tuyên bố vô hiệu nên hợp đồng thế chấp giữa A và B không chấm dứt và vẫn có hiệu lực. Hợp đồng vay vô hiệu thì các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu. A phải hoàn trả lại 300 triệu đồng mà A đã nhận từ B. Nếu A không thể trả lại cho B 300 triệu đồng thì lúc này B có quyền xử lý tài sản thế chấp là căn nhà của A theo quy định pháp luật. 5. Hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần được xử lý như thế nào? Trả lời: Theo Điều 30 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần được quy định như sau: - Trường hợp một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị tuyên bố vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan thì nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện theo phần nội dung này trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm, bao gồm: + Phần nội dung của hợp đồng thuộc quyền của người không tham gia hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản dùng để bảo đảm thuộc sở hữu chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định này (xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng); + Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số người không có năng lực pháp luật dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm gồm nhiều người; + Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số tài sản không đủ điều kiện để dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp một nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản; + Phần nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội hoặc giới hạn thực hiện quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan trong trường hợp các phần nội dung khác của hợp đồng bảo đảm không vi phạm; + Nội dung khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. - Trường hợp một nghĩa vụ được nhiều người cùng bảo lãnh hoặc được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản mà chỉ có một, một số người cùng bảo lãnh hoặc chỉ có một, một số tài sản bảo đảm thuộc phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị tuyên bố vô hiệu thì việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc phần nội dung hợp đồng bảo đảm này được giải quyết theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật Dân sự (nhiều người cùng bảo lãnh) và khoản 2 Điều 5 Nghị định này (một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được xác định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì bất kỳ tài sản nào trong số đó được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ). 6. Việc giao tài sản cầm cố được pháp luật quy định như thế nào? Trả lời: Theo khoản 1 Điều 311 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên cầm cố có nghĩa vụ giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố. Việc giao tài sản cầm cố được quy định cụ thể tại Điều 31 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau: 1. Thỏa thuận về giao tài sản cầm cố quy định tại khoản 1 Điều 311 của Bộ luật Dân sự có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn. 2. Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn. 3. Trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản. 4. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên. 7. Tài sản cầm cố có được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho không? Trả lời: Theo Điều 32 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên mua tài sản, bên nhận thay thế tài sản, bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự. Điều 161 Bộ luật Dân sự năm 2015. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản 1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. 2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 8. Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác được quy định như thế nào? Trả lời: Theo Điều 33 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng người này phải được bên nhận thế chấp thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Trả lời: Theo Điều 34 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, trường hợp tài sản đang cho thuê, cho mượn được dùng để thế chấp thì bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Việc tài sản thế chấp đang được cho thuê, cho mượn bị xử lý theo trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự không làm chấm dứt hợp đồng thuê, hợp đồng mượn; bên thuê, bên mượn được tiếp tục thuê, mượn cho đến khi hết thời hạn theo hợp đồng. Trường hợp biện pháp thế chấp đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba mà bên thế chấp dùng tài sản thế chấp để cho thuê, cho mượn nhưng không thông báo cho bên nhận thế chấp biết thì hợp đồng thuê, hợp đồng mượn chấm dứt tại thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Quyền, nghĩa vụ giữa bên thế chấp và bên thuê, bên mượn được giải quyết theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản, quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm 1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. 3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Trả lời: Theo Điều 35 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác; - Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại Bộ luật Dân sự. Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn; - Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. Bảo đảm là nghĩa gì?Động từ Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết. Đảm bảo và bảo đảm khác gì nhau?Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hỏi nhau “Bảo đảm” hay “Đảm bảo” - nói sao cho đúng? Xin trả lời (theo ý kiến cá nhân) cả hai đều đúng nhưng nói bảo đảm là theo cách của người Việt, và đảm bảo là nói thiên theo cách của người Tàu. Đảm bảo là từ loại gì?đảm bảo {động từ} Từ đam có nghĩa là gì?(văn) ① Điềm nhiên, điềm tĩnh; ② Lo lắng; ③ Sợ sệt. Yên ổn — Một âm là Đam. |