Bảo hiểm được trừ trong quyết toán thuế tncn năm 2024

Trả lời Công văn số 2812/ĐLBHHG ngày 28/12/2023 của Công ty TNHH đại lý bảo hiểm Hoàng Gia vướng mắc về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thu nhập cá nhân (TNCN) đối với bảo hiểm nhân thọ, ngày 23/2/2024 Cục Thuế TP .Hà Nội có ý kiến như sau:

Bảo hiểm được trừ trong quyết toán thuế tncn năm 2024
Chính sách thuế đối với bảo hiểm nhân thọ. Ảnh: TL

- Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm 2.11 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN: “2.11. Phần chi vượt mức 3 triệu đồng/tháng/người để: trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; quy chế thưởng do Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. DN không được tính vào chi phí đối với các khoản chi cho chương trình tự nguyện nêu trên nếu DN không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc)”. - Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN: + Tại Khoản 3 Điều 11 sửa đổi bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau: “3. Sửa đổi, bổ sung Tiết đ.2 Điểm đ Khoản 2 Điều 2 “đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí),... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do DN bảo hiểm trả.” + Tại Khoản 3 Điều 12 sửa đổi, bổ sung Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về các khoản thu nhập được miễn thuế: “n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; ... Cụ thể trong một số trường hợp như sau: n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường. ...” + Tại Khoản 2 Điều 14 sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về căn cứ tính thuế như sau: “2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 7 “6. Căn cứ tính thuế đối với tiền tích lũy mua bảo hiểm không bắt buộc là khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động và tỷ lệ khấu trừ 10%. Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của DN bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, người lao động chưa phải tính vào thu nhập chịu thuế khi người sử dụng lao động mua bảo hiểm. Đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, DN bảo hiểm có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí tích lũy tương ứng với phần người sử dụng lao động mua cho người lao động từ ngày 1/7/2013. Trường hợp khoản phí tích lũy được trả nhiều lần thì tiền thuế được khấu trừ theo tỷ lệ 10% tương ứng với từng lần trả tiền phí tích lũy. Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của DN bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm đã mua hoặc đóng góp trước khi trả lương cho người lao động. DN bảo hiểm có trách nhiệm theo dõi riêng phần phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động để làm căn cứ tính thuế TNCN.” - Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN: + Tại Tiết g Khoản 1 Điều 3 hướng dẫn về các khoản thu nhập được miễn thuế: “g) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ. ... g.2) Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các DN bảo hiểm. Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.” + Tại Tiết a Khoản 2 Điều 9 hướng dẫn về giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm: “2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện

  1. Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. ...” Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: - Về thuế TNDN: trường hợp Công ty mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động thì khoản chi được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN nếu mức chi không vượt mức 3 triệu đồng/tháng/người và đáp ứng các điều kiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC nêu trên. - Về thuế TNCN: + Khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ không phải là bảo hiểm mang tính bắt buộc tham gia nên không thuộc các khoản đóng bảo hiểm được giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định tại Tiết a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC. + Trường hợp Công ty mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ có tích lũy về phí bảo hiểm thì căn cứ tính thuế và đối tượng thực hiện khấu trừ thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên. + Khoản thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN theo hướng dẫn tại Tiết g Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 92/2015/TT-BTC. + Trường hợp Công ty mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ không có tích lũy về phí bảo hiểm thì khoản tiền mua bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC./.

Các khoản đóng bảo hiểm được trữ trong quyết toán thuế là gì?

[29]: Các khoản đóng bảo hiểm được trừ: Là các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. [30]:22 thg 1, 2024nullHướng dẫn tự quyết toán thuế TNCN online 2024 mới nhấtwww.meinvoice.vn › Kiến thứcnull

Thế nào là các khoản giảm trừ?

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trước khi tính thuế. Điều này áp dụng cho thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. Mức giảm trừ gia cảnh năm 2024 được áp dụng thực hiện theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14.nullGiảm trừ gia cảnh là gì? Điều kiện và cách tính khoản giảm trừebh.vn › tin-tuc › giam-tru-gia-canhnull

Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (là những người mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng như con chưa thành niên/tài tật/không có khả năng lao động; bố mẹ già hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng, v. vv..)nullHướng dẫn đăng ký giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2024 - TopCVwww.topcv.vn › cach-tinh-giam-tru-gia-canhnull

Lương trên 11 triệu đồng thuế bao nhiêu?

Khi đó, nếu lương mỗi tháng là 11 triệu đồng thì thu nhập tính thuế của người lao động sẽ bằng 0. Như vậy, người lao động có lương mỗi tháng 11 triệu đồng sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.nullLương 11 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?thuvienphapluat.vn › lao-dong-tien-luong › luong-11-trieu-co-phai-dong-t...null