Bao lâu thì thóp đóng

Thóp trẻ sơ sinh là điểm mềm trên đầu của bé. Mặc dù chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể trẻ. Vậy thóp của trẻ sơ sinh bao lâu thì liền? Chậm liền thóp có sao không? Tất cả sẽ có trong nội dung dưới đây.

I – Thóp trẻ sơ sinh là gì? Vị trí thóp của trẻ sơ sinh

Thóp còn gọi là “cửa đỉnh đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết. Thóp chia ra 2 phần là thóp trước và thóp sau. 

Thóp trước là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán,  có đặc điểm thay đổi liên tục. Ngày đầu sau sinh kích thước thay đổi từ 0,6 – 3,6cm, trung bình là 2,1cm. Thóp trẻ sinh non gần đủ tháng và đủ tháng tương tự nhau.

Thóp sau là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.

Vị trí của thóp trước và thóp sau

II – Thóp của trẻ bao lâu thì liền? Thóp bé đóng khi nào?

Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép lại hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, thóp này đóng rất sớm, thường là sau 4 tháng đã khép kín, không sờ thấy nữa khi đã đóng lại. 

Thóp trước trẻ sơ sinh trong điều kiện bình thường kích thước là 2,5×2,5cm. Sau khi sinh khoảng 3 tháng, thóp sẽ to dần lên theo sự hoàn thiện não bộ và chu vi đầu của trẻ.

Thóp trẻ bao lâu thì liền? 3 tháng sau sinh thóp trước có tỉ lệ đóng là 1%. Đến 12 tháng tỉ lệ này là 38,8% và đến 24 tháng 96% trẻ đã đóng thóp.

Đây là giải đáp chi tiết cho thắc mắc trẻ liền thóp khi nào?

III – Trẻ chậm liền thóp có dấu hiệu gì?

Chậm liền thóp là tình trạng thóp và khe xương không đóng theo độ tuổi của trẻ, chứng tỏ khả năng xương chậm cốt hóa cho chức năng của tuyến giáp kém hoặc trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, có thể do não to lên bất thường.

Trẻ chậm liền thóp là tình trạng thóp và khe xương không đóng theo đúng độ tuổi

Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp ngoại lệ do cơ địa nên thời gian liền thóp của trẻ chậm một chút như trẻ phát triển thể lực tốt, ăn ngủ, sinh hoạt, cân nặng bình thường như các trẻ khác đồng trang lứa.

Do đó, mẹ không cần quá lo lắng về việc đóng thóp của bé sơ sinh thóp của trẻ 6 tháng tuổi, khi đủ thời gian các thóp sẽ liền mà không cần tác động thêm của cha mẹ để thóp mau liền và xương sọ mau cứng. 

Với những trường hợp trẻ sau 2 tuổi nhưng vẫn còn thóp phía trước, thóp của bé bị lõm thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ  đến bệnh viện để bác sĩ khám và kiểm tra, đánh giá cụ thể tình trạng phát triển của trẻ.

IV – Nguyên nhân bé chậm liền thóp

Tình trạng chậm liền thóp ở trẻ có thể do những nguyên nhân sau:

– Xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp kém

– Trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng 

– Não trẻ bị to khác thường

Chậm liền thóp có liên quan đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng

V – Trẻ chậm liền thóp – Cách khắc phục

Thóp trẻ sơ sinh là bộ phận cơ thể rất nhạy cảm, nếu có bất kỳ vấn đề bất thường ở thóp như thóp của trẻ sơ sinh phập phồng, thóp của trẻ bị lõm, quá lớn, quá nhỏ, bé đóng thóp sớm hoặc đóng muộn,… cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp.

Nếu thóp bé sơ sinh chậm đóng do còi xương suy dinh dưỡng, kèm theo các dấu hiệu như hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra mồ hôi trộm cả khi trời lạnh, rụng tóc hình vành khăn,…

Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung vitamin D bởi thiếu vitamin D có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi ở trẻ sơ sinh dẫn đến còi xương.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nhu cầu về canxi là 0,5 – 0,6 g/24giờ. Với hàm lượng này, sữa mẹ có thể đáp ứng đủ thông qua chế độ ăn uống mà không cần cho con dùng thêm nguồn bổ sung canxi từ bên ngoài.

Theo đó, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường các thực phẩm giàu canxi như nhóm rau [rau cải ngọt, rau dền,..], nhóm cá [cá chạch], nhóm gia vị [vừng], đậu phụ], nhóm ngũ cốc [bột yến mạch], nhóm hạt đậu [đậu phụ, đậu cô ve], sữa, hạnh nhân,…

Mẹ sau sinh bổ sung canxi là điều vô cùng cần thiết

Bên cạnh đó, nếu chế độ ăn không đảm bảo đủ canxi, mẹ có thể bổ sung canxi NextG Cal hàng ngày theo hướng dẫn của bác sỹ, tốt nhất là từ khi em bé chào đời.

Việc bổ sung canxi đầy đủ không chỉ giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh, phòng ngừa loãng xương, thiếu canxi mà còn tăng chất lượng sữa cho bé bú mẹ được cứng cáp, khỏe mạnh.

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể [MCHA], kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, giúp định hướng canxi vào tận mô xương.

Mỗi ngày mẹ có thể uống 2 – 4 viên NextG cal là cách cung cấp canxi cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ rất tốt.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nội dung trên giải đáp thóp của trẻ sơ sinh là gì và các vấn đề liên quan đến thóp đóng chậm, thóp trẻ sơ sinh khi nào liền? cha mẹ nên thường xuyên quan sát và thi thoảng sờ vào thóp trẻ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên, cần nhẹ nhàng, không nên quá mạnh tay sẽ khiến trẻ sợ và đau.

Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 [miễn phí cước gọi] để được dược sỹ tư vấn.

Những bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con thường hay quan sát và để ý với những thay đổi của thóp đầu trẻ. Vậy điều này quan trọng thế nào đối với sức khỏe của bé?

Bạn hãy cùng tìm hiểu thóp trẻ sơ sinh là gì, và thóp trẻ sơ sinh bị lõm hay đầy đặn có đáng lo qua bài viết dưới đây nhé.

Thóp trẻ sơ sinh là gì?

Ngay sau khi sinh, mẹ sẽ nhận thấy thóp trẻ sơ sinh có 2 thóp trước và sau. Thóp trước [hay còn gọi là mỏ ác trẻ sơ sinh] nằm giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Khi chạm vào thóp, mẹ có thể thấy những vùng này mềm mại, không cứng như các xương sọ xung quanh. Khi bé thở hay khóc to, mẹ cũng có thể thấy thóp phập phồng theo các mức độ khác nhau.

Thóp của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời [nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn] thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục.

Thóp trước của trẻ sơ sinh có kích thước trung bình là 2,1cm, dao động từ 0,6 – 3,6cm. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Thóp trẻ sơ sinh có thể phản ánh nhiều thông tin quan trọng về sức khỏe của bé

Chức năng của thóp đầu trẻ sơ sinh

Hẳn mẹ sẽ thắc mắc tại sao trên đầu bé lại có những phần thóp này, thay vì một hộp sọ khép kín như người trưởng thành.

Sở dĩ hộp sọ của bé được cấu tạo với các mô và thóp kết nối giữa các xương là để bảo vệ bộ não trước áp suất bên ngoài. Điều này đặc biệt hữu ích khi bé được sinh qua ngả âm đạo.

Nếu thóp trước của bé chưa tới thời gian khép mà lại đầy hoặc phồng lên thì đây chính là một dấu hiệu nguy hiểm cho thấy áp suất trong não bé tăng lên cao.

Có thể bé bị huyết áp nhưng phần lớn đều nặng và mắc bệnh hiểm nghèo như viêm màng não, não úng thủy…

Thóp trẻ sơ sinh bao lâu thì đầy?

Thông thường, bạn khó có thể xác định được thóp sau của bé vì nó nhỏ hơn thóp trước và sẽ đóng lại trong khoảng 6 tuần sau khi sinh. Thời gian thóp sau khép kín hoàn toàn là 4 tháng.

Thóp trước trong điều kiện bình thường, kích thước thóp trước trẻ sơ sinh là 2,5×2,5cm. Sau khi sinh khoảng 3 tháng, thóp sẽ to dần lên theo sự hoàn thiện não bộ và chu vi đầu của trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề