Vì sao bột baking soda phản ứng với nước giấm

[ThaiHaBooks] Mọi người phải dùng baking soda, giấm, muối có lẽ bởi quá sợ hãi những hóa chất đang tràn lan trên thị trường gần đây. Họ cảm thấy hoảng sợ về các trường hợp thiệt hại do các loại hóa chất độc hại liên tiếp xảy ra, vì thế xu hướng tránh sử dụng hóa chất càng tăng lên. Thế nên trong khả năng có thể, họ cố gắng thay thế những chất tổng hợp nhân tạo bằng “chất tự nhiên an toàn tới mức có thể ăn được”, điều này là hiện tượng quá đỗi tự nhiên.

Hòa nhịp cùng với sự biến chuyển này, các hãng truyền thông càng cung cấp nhiều thông tin cho người dân thông qua các chương trình mang tên “Cách sống thân thiện với môi trường” và “Nước rửa bát thân thiện với môi trường”. Dù giá cả có đắt hơn thì người tiêu dùng vẫn mua nước rửa bát thân thiện với môi trường được bảo đảm [Premium], và nếu như vẫn không yên tâm thì có nhiều trường hợp họ còn tự làm nước rửa bát để dùng.

ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU CỦA NƯỚC RỬA BÁT THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

Trong nước rửa bát thân thiện với môi trường có những chất gì? Có thể tóm gọn thành ba loại: baking soda, giấm, muối là những đại diện tiêu biểu. Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về baking soda. Baking soda sử dụng chủ yếu khi làm bánh là natri bicacbonat [NaHCO3]. Khi dùng baking soda để làm bột nở trong quá trình làm bánh mì hoặc bánh ngọt, nhược điểm của nó là phát sinh lượng khí ga, sản phẩm không chỉ bị biến màu mà còn có vị đắng nữa. Vì thế để khắc phục nhược điểm này người ta đã cho thêm các chất phụ gia [chất axit hóa và chất giảm kích thích] và đây chính là bột baking [baking powder].

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tính chất của natri bicacbonat được gọi là baking soda. Natri bicacbonat hòa tan trong nước sẽ có tính kiềm, vì tính kiềm này nó có thể hòa tan các loại chất đạm hay các cặn bã để loại bỏ.

Đặc biệt các loại vết dầu mỡ bám dính khắp nơi trong bếp có tính axit nên nếu lợi dụng tính kiềm của natri bicacbonat sẽ có thể lau chùi dễ dàng nhờ phản ứng axit bazơ. Thế nên dạo gần đây người ta thường quan tâm đến nước rửa bát thân thiện với môi trường.

Vậy còn giấm thì sao? Giấm có nghĩa là trạng thái axit axetic [CH3COOH] pha loãng trong nước. Vì là chất có tính axit nên axit axetic có năng lực phân hủy và loại bỏ những vết dơ hay bụi bẩn. Không chỉ như thế axit axetic còn giết chết vi khuẩn và kìm hãm sự sinh sôi nảy nở của vi sinh vật nên có thể xem chất tẩy rửa này là chất đầy quyến rũ.

Hơn nữa những vết bẩn không dễ loại bỏ như ghét bám ở cổ áo sơ mi trắng, trong trường hợp sử dụng dấm và baking soda cùng với nhau sẽ sinh ra cacbon đioxit ngoài những chất đã có. Vì thế nó tạo ra điều kiện có thể làm suy yếu sức mạnh co giãn giữa các sợi dệt của vải và ghét bẩn này để lột bỏ chúng dễ dàng. Vì những lý do này dạo gần đây ai ai cũng vô cùng yêu thích sử dụng giấm và baking soda.

Ở đây lại có thêm muối cũng được ưa dùng nữa, công thức của muối là NaCl, có nghĩa là nó được tạo thành bởi nguyên tố natri và nguyên tố clo. Nhưng vì sự chênh lệch độ âm điện [năng lực lôi kéo điện của nguyên tử] lớn, điện tử trong nguyên tố Natri chạy sang nguyên tố clo khiến nguyên tố Natri mất điện tử trên thực tế trở thành Natri ion dương [Na+], nguyên tố clo [Cl] giành được điện tử thực tế lại tồn tại ở dạng clo ion âm [Cl-].

Nói cách khác muối mà chúng ta biết được cấu tạo từ natri ion dương [Na+] và clo ion âm [Cl-] và vì nó có sức mạnh lôi kéo giữa + và – nên sự kết hợp này được gọi là kết hợp ion. Vì thế muối còn có thể có tên là chất kết hợp ion tạo thành từ ion dương và ion âm.

Nói vậy thì đâu là những đặc điểm xuất hiện do sự kết hợp giữa các ion? Khi các chất xung quanh đến gần chất này thì năng lực tích điện rất vượt trội. Ví dụ khi một chất nào đó tới gần phía ion dương của muối nó có thể cảm ứng bằng điện tích âm, còn nếu một chất nào đó đến gần phía ion âm của muối thì nó có thể cảm ứng bằng điện tích dương. Nhờ khả năng gây tích điện như thế nên muối tạo ra môi trường có thể lôi kéo chất khác. Vì lý do này nếu rửa bằng muối sẽ có thể dễ dàng loại bỏ các loại vết bẩn.

NƯỚC RỬA CHÉN TỰ NHIÊN NẾU DÙNG SAI SẼ THÀNH ĐỘC

Có phải baking soda, giấm và muối đều là những thứ chúng ta ăn thường ngày nên không hề có vấn đề gì không? Có một sự thật mà chúng ta nhất định phải nhận thức rõ ràng. Dù an toàn khi ăn nhưng cũng không thể nói rằng nó an toàn khi hít vào bằng đường mũi. Bạn phải lưu ý rằng nếu ăn thì nó sẽ vào dạ dày, nhưng trường hợp hít vào mũi thì nó đi thẳng vào phổi mà không cần qua khí quản. Hơn nữa vì phổi không có màng an toàn riêng những trường hợp hít phải chất độc hại thì chất độc này sẽ tiến thẳng tới phổi ngay.

Dạo này người ta nói rằng baking soda, giấm và muối có khả năng tẩy rửa vượt trội nên có nhiều người hòa tan chúng trong nước rồi đổ vào bình phun để sử dụng, thực trạng này thực sự đáng lo ngại. Đổ vào trong bình phun sẽ tiện lợi khi sử dụng nhưng trong lúc phun ra ngoài,  nhiều khả năng chúng ta sẽ vô tình hít vào mũi.

Để cung cấp thông tin thêm, tôi sẽ giải thích cụ thể  hơn một chút về axit axetic của giấm. Nếu axit axetic ở nồng độ thấp do pha loãng trong nước thì nó được gọi là giấm, nhưng độ tinh khiết của axit axetic cao lên thì  nếu ở trạng thái rắn trong nhiệt độ bình thường nó sẽ trở thành axit axetic băng. Nếu dính vào da, axit axetic băng sẽ gây viêm nặng. Tóm lại, axit axetic ở nồng độ thấp có thể ăn được nhưng axit axetic ở nồng độ cao lại nguy hiểm. Theo đó dù là giấm có axit axetic ở nồng độ thấp nhưng nếu đổ vào bình phun để sử dụng thì khả năng chúng ta hít phải lượng lớn vẫn rất cao. Hơn nữa, bạn nhất định phải lưu ý rằng các trường hợp sử dụng trong nhà tắm đóng cửa kín chặt để dọn vệ sinh thì bạn còn có thể hít vào một lượng nhiều hơn.

Baking soda và muối cũng giống như vậy. Nó là chất có thể ăn được, nhưng nếu hít bằng đường mũi vào phổi thì vẫn có thể rất nguy hiểm. Vì thế cần phải ghi chi tiết những nội dung lưu ý trên nhãn hiệu của những sản phẩm đang được sử dụng đa dạng này sớm ngày nào tốt ngày đó, cho dù chúng chỉ là những hàng hóa dùng để vệ sinh.

Trích: Đừng chết bởi hoá chất

Tìm hiểu phản ứng của baking soda khi tiếp xúc với nước nóng, nước lạnh và giấm

A. Chuẩn bị

– Baking soda

– Nước nóng, nước lạnh

– Giấm ăn

– Nước rửa bát

– 2 cốc nhỏ

– 2 bình/2 cốc lớn

– Khay lớn

B. Video thí nghiệm

Chi tiết cách làm và giải thích hiện tượng ở dưới bài viết nhé 👇👇👇

Xem thêm một số thí nghiệm khác với Baking soda

 Làm viên sủi màu sắc

Cá nóc phình to

Chanh núi lửa

 4 cách làm đèn lava

Bay màu dung dịch

C. Cách làm

1. Nước nóng và nước lạnh

– Đặt 2 cốc nhỏ lên bàn, đổ vào mỗi cốc một thìa baking soda.

– Một cốc rót nước lạnh, hoặc nước ở nhiệt độ phòng vào. Một cốc rót nước nóng vào. Quan sát hiện tượng.

Lưu ý

> Thí nghiệm này có nước nóng nên lưu ý dùng cốc nhỏ và rót khoảng nửa cốc nước nóng là được rồi, lỡ có đổ cũng ko lo bỏng lắm.

> Bình đừng nước nóng sau khi đổ vào cốc nên để xa tầm tay trẻ.

> Yêu cầu trẻ ngồi ngay ngắn không nghịch ngợm.

2. Giấm và nước rửa bát

– Chuẩn bị 2 bình trong suốt, đặt lên khay [tránh bẩn bàn].

– Mỗi bình đổ khoảng 30ml giấm.

– Đổ một ít nước rửa bát vào một bình, bình kia không đổ.

– Cho vào mỗi bình một thìa baking soda và quan sát hiện tượng.

D. Giải thích

1. Ở thí nghiệm đầu tiên, hiện tượng quan sát được như sau

– Bên cốc nước nóng bọt sẽ sủi lên rất nhiều, bột baking soda tan gần như hoàn toàn.

– Bên cốc nước lạnh không có bọt khí/rất ít bọt, bột baking soda vẫn chưa tan hoàn toàn.

Giải thích

  > Baking soda có công thức hóa học là NaHCO3. Khi gặp nước nóng sẽ tự phân hủy thành muối natri và giải phóng khí CO2 – là những bọt khí mà bạn quan sát được.

  > Baking soda tan tốt hơn trong nước nóng.

2. Thí nghiệm thứ hai, hiện tượng quan sát được như sau

– Bình không có nước bát bỏi sủi lên rất nhanh, nhanh chóng vỡ và hạ xuống.

– Bình có nước rửa bát bọt sẽ nhiều hơn, dâng lên chậm hơn nhưng bền hơn rồi tràn ra khỏi cốc.

Giải thích

  > Baking soda khi gặp giấm sẽ có phản ứng tạo ra khí Carbonic [xem thêm “Thí nghiệm với baking soda và giấm”], tạo bọt khí nổi lên phía trên.

  > Nước rửa bát có chứa chất tạo bọt và độ nhớt cao sẽ giúp phản ứng sinh ra nhiều bọt hơn, bọt bền lâu vỡ hơn.

Hãy hỏi bé vài câu

– Con quan sát thấy gì

– Con nghĩ xem tại sao lại như thế?

– Nước nóng sẽ hòa tan bột baking soda nhanh hơn và tạo ra nhiều bong bóng nhỏ nổi lên trên.

– Nước rửa bát tạo ra nhiều bong bóng hơn, làm bong bóng lâu vỡ hơn.

Video liên quan

Chủ Đề