Béo phì và bệnh thoái hóa khớp gối năm 2024

Đây là kết quả từ nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và thoái hóa khớp gối ở nữ trên 40 tuổi, được công bố trong hội nghị khoa học về cơ xương khớp tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM vừa qua.

Khớp gối dễ bị thoái hóa vì phải chịu thêm sức nặng gấp 3 lần với mỗi đơn vị trọng lượng cơ thể tăng lên.

Nghiên cứu thực hiện trên 296 bệnh nhân đến khám tại khoa điều trị Đau – Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Kết quả cho thấy, chỉ số khối cơ thể [BMI] càng cao càng có nguy cơ thoái hóa khớp gối. Nguyên nhân do khớp gối là một trong những khớp chính của cơ thể, nên khi cơ thể quá nặng sẽ đặt lên khớp sức nặng quá tải, theo thời gian sẽ làm biến đổi thoái hóa ở khớp.

Các công trình nghiên cứu trên thế giới trước đó cũng chỉ ra, nếu giảm 5 kg trong 10 năm thì nguy cơ thoái hóa khớp gối sẽ giảm 50% và khi cơ thể tăng trọng thêm một đơn vị trọng lượng thì mỗi gối phải chịu thêm 2-3 lần trọng lượng đó.

Khảo sát cũng cho thấy thoái hóa khớp gối ở nữ trên 40 tuổi có liên quan chặt chẽ đến nghề nghiệp, đái tháo đường và loãng xương. Theo đó, những nghề thường xuyên mang vác nặng, hay quỳ, ngồi xổm… làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gấp 3 lần so với những nghề không sử dụng khớp gối. Bên cạnh đó, người bị loãng xương hay đái tháo đường có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gần 2 lần so với người khỏe mạnh.

Thoái hóa khớp gối thường gặp nhất là ở nữ. Thống kê cho thấy, có đến 80% người bị thoái hóa khớp gối là nữ trên 50 tuổi. Đa số bệnh nhân đến khám khi đã bị thoái hóa cả hai khớp gối, với những biểu hiện như lạo xạo khớp khi cử động, cứng khớp vào sáng sớm, vận động tương đối khó khăn, đau khớp gối nhiều và vừa, cơn đau giảm khi nghỉ ngơi và tăng dần khi bệnh tiến triển.

Thoái hóa khớp là bệnh lý tổn thương toàn bộ khớp, trong đó tổn thương sụn là chủ yếu. Tình trạng thoái hóa xảy ra khi không có sự cân bằng giữa lực cơ học tác động lên khớp và khả năng chịu đựng của sụn khớp. Vì vậy, bệnh thường gặp ở các khớp lớn chịu sức nặng của cơ thể như khớp háng, khớp gối…

Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên sụn, khớp, khiến chúng dễ bị thoái hóa. Ngoài ra, những người có nhiều mỡ cơ thể có thể có hàm lượng các chất gây viêm khớp cao hơn, làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.

Tác giả chính của nghiên cứu Alexandra Gersing từ Đại học California, San Francisco, Mỹ cho biết: “ Nghiên cứu này phân tích sự khác biệt giữa nhóm giảm cân và không giảm cân. Chúng tôi đã nghiên cứu sự thoái hóa của tất cả các cấu trúc khớp gối như sụn chêm, sụn khớp và tủy xương”.

Nghiên cứu được tiến hành trên 640 bệnh nhân thừa cân, béo phì có yếu tố nguy cơ viêm xương khớp hoặc dấu hiệu bị viêm xương khớp từ nhẹ đến trung bình trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ [MRI].

Nhóm nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa giảm cân và sự thay đối sụn khớp trên MRI trong 48 tháng.

Dữ liệu được thu thập từ Osteoarthritis Initiative, một nghiên cứu quốc gia về phòng ngừa và điều trị viêm xương khớp ở Mỹ.

Bệnh nhân được chia thành 3 nhóm- nhóm những người giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể, nhóm những người giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể và nhóm những người có trọng lượng không thay đổi.

Kết quả cho thấy những bệnh nhân giảm 5% trọng lượng cơ thể có tỷ lệ thoái hóa sụn khớp thấp hơn so với những bệnh nhân có cân nặng ổn định.

//bvdaihoccoso3.com.vn/coso3/vi/news/thong-tin-y-te-suc-khoe/thua-can-beo-phi-va-benh-viem-xuong-khop-435.html //bvdaihoccoso3.com.vn/coso3/uploads/news/2022_09/beo-phi-va-viem-xuong-khop.jpg

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3 //bvdaihoccoso3.com.vn/coso3/uploads/logo-site.png

Thứ tư - 14/09/2022 07:51

Bệnh lý viêm khớp có nhiều yếu tố, liên quan đến việc tái tạo xương dưới sụn, viêm hoạt dịch và mất sụn khớp . Các cytokine gây viêm, đặc biệt là IL-1β và TNF-α, thúc đẩy các con đường dị hóa và kéo dài sự tiến triển của bệnh.

Viêm khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tàn tật phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới. Trên toàn cầu, khoảng 18% phụ nữ và 9,6% nam giới trên 60 tuổi bị viêm khớp có triệu chứng, với 1/4 trong số này không thể thực hiện các hoạt động thường ngày. Đến năm 2050, dự báo sẽ có 130 triệu người bị viêm khớp, tạo thành gánh nặng xã hội đáng kể.

Béo phì là một đại dịch toàn cầu đã được công nhận. Ước tính của WHO từ năm 2008 chỉ ra rằng hơn 1,4 tỷ người trưởng thành bị thừa cân và trong số này, hơn 200 triệu nam giới và 300 triệu phụ nữ bị béo phì. Xu hướng đáng lo ngại: trong 30 năm qua, tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi.

Gần đây có ý kiến cho rằng béo phì, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa [MetS] có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của viêm khớp.

- Áp lực lên khớp: Béo phì làm tăng sức căng trên các khớp chịu trọng lượng [chỉ thừa cân 5 kg sẽ gây thêm áp lực lên đầu gối từ 15 đến 50 pound] do đó những người thừa cân và béo phì có nguy cơ bị bệnh lý khớp gối cao hơn đáng kể. Mỡ thừa còn thúc đẩy nhanh quá trình phá hủy sụn, điều này làm cho bạn có nhiều khả năng bị viêm xương khớp [OA] hoặc làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn nếu đã mắc bệnh.

- Viêm và viêm khớp: Chất béo hoạt động hóa học và liên tục “kích hoạt” giải phóng các protein gây viêm: Leptin, một adipokine thường tăng cao trong bệnh béo phì có liên quan đến tình trạng viêm và thoái hóa sụn có thể tham gia vào sinh lý bệnh viêm khớp ở mức độ cục bộ và toàn thân. Viêm khớp tay phổ biến ở những người béo phì gấp đôi so với những người gầy hơn. Béo phì cũng làm tăng khả năng một khi bị viêm ở một khớp, bạn sẽ phát triển bệnh ở nơi khác. Ví dụ, những người béo phì bị viêm khớp ở một đầu gối, có nguy cơ bị viêm khớp gối ở đầu gối còn lại cao gấp 5 lần so với những người cân nặng khỏe mạnh.

- Tiến triển của bệnh: Viêm khớp tiến triển nhanh hơn và trầm trọng hơn ở những người béo phì so với những người nhẹ cân hơn. Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng cần thay khớp háng hoặc khớp gối. Họ cũng có xu hướng có nhiều biến chứng hơn và kết quả kém hơn sau khi phẫu thuật. So với những người có cân nặng bình thường bị viêm khớp, những người béo phì bị viêm khớp phải dùng nhiều thuốc hơn, đi bộ chậm hơn, ít hoạt động thể chất hơn và có nguy cơ bị tàn tật cao hơn.

- Giảm cân trong viêm khớp: Giảm cân đã được chứng minh là có thể cải thiện cả cơn đau và chức năng ở những đối tượng béo phì bị viêm khớp gối. Giảm cân ở những đối tượng béo phì cũng có thể mang lại lợi ích thay đổi cấu trúc có thể cải thiện chất lượng sụn và số lượng sụn của khớp.

Điều trị viêm khớp hiện tại còn hạn chế, phần lớn chỉ giới hạn trong việc kiểm soát triệu chứng hoặc thay thế toàn bộ khớp nếu chức năng khớp bị tổn thương nghiêm trọng. Việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ góp phần vào hiệu quả điều trị bệnh viêm xương khớp.

Chủ Đề