Bếp từ sơn hà dùng được loại nồi nào năm 2024

Khi chọn mua nồi, chảo sử dụng với cho bếp từ, chắc hẳn các bạn sẽ luôn có suy nghĩ "những chiếc nồi này có dùng được với bếp người không ta?". Để tránh việc nhầm lẫn khi mua nồi chảo, bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết những đặc điểm về các loại nồi sử dụng được cho bếp từ.

Cách nhận biết nồi chảo thích hợp với bếp từ

Sử dụng nam châm

Đặt một thỏi nam châm dưới đáy nồi, nếu chúng hút nhau thì nồi đó có thể sử dụng được cho bếp từ. Ngược lại, nếu nam châm không hút đáy nồi thì chứng tỏ nồi đó không dùng được cho bếp từ.

Nhận biết nồi có sử dụng được với bếp từ hay không bằng nam châm

Xem dấu hiệu induction dưới đáy hoặc trên tem sản phẩm

Cách nhanh chóng và đơn giản nhất để dễ dàng nhận biết nồi sử dụng được cho bếp từ hay không chính là dấu hiệu induction dưới đáy nồi, chảo hoặc trên tem sản phẩm. Nếu dưới đáy nồi có biểu tượng lò xo hay trên tem sản phẩm có ghi rõ nồi có thể sử dụng được cho bếp từ, thì hoàn toàn có thể sử dụng được với bếp từ.

Nhận biết nồi có sử dụng được với bếp từ hay không bằng chữ induction hoặc logo hình lò xo dưới đáy nồi

Những loại nồi có thể sử dụng cho bếp từ

Do inox 430 trong thành phần chứa sắt, có đặc tính nhiễm từ nên những vật dụng như nồi chảo inox được làm từ inox 430 hoặc đáy có lớp inox 430 đều sử dụng được với bếp từ. Ngoài ra, những loại nồi được làm bằng gang hoặc gang tráng men cũng có thể sử dụng với loại bếp này vì gang chứa sắt nên có từ tính. Bạn có thể dùng nam châm để kiểm tra từ tính của nồi, chảo bằng gang, inox 430.

Nồi chảo inox 430 có thể sử dụng trên bếp từ

Những loại nồi không sử dụng được cho bếp từ

Nồi nhôm, nồi đất, nồi thủy tinh là những loại nồi không sử dụng được cho bếp từ, do những chất liệu trên không có từ tính. Nếu bạn muốn sử dụng các loại nồi nói trên cho bếp từ, thì đáy nồi phải có thêm lớp sắt hay inox 430. Ví dụ như nồi nhôm có đáy hàn thêm lớp inox 430 sẽ sử dụng được cho bếp từ.

Mặt khác, bạn có thể sử dụng đĩa từ để giúp bếp từ nhận nồi không được làm từ chất liệu nhiễm từ. Chỉ cần đặt đĩa từ lên mặt bếp, nó sẽ được bếp từ làm nóng rồi từ từ làm nóng nồi nấu.

Nồi chảo nhôm, thủy tinh, đất cần có đế chuyển nhiệt để dùng trên bếp từ

Các lưu ý khi chọn nồi cho bếp từ

- Chọn những loại nồi, chảo 3 đáy, đáy vừa phải không quá nhỏ [tầm khoảng 10 - 26cm] và bằng phẳng để làm tăng diện tích tiếp xúc giữa mặt bếp cùng đáy vật dụng, giúp tăng hiệu quả đun nấu cũng như tiết kiệm điện năng khi sử dụng bếp từ.

- Không nên chọn những nồi, chảo có đáy gờ nổi vì chúng tiếp xúc với mặt bếp ít hơn, sẽ làm giảm khả năng tương thích với mặt bếp từ.

Trong các dòng bếp hiện nay thì bếp từ là dòng bếp kén nối nhất, tuy nhiên đây cũng là dòng sản phẩm được nhiều người tiêu dùng chọn mua nhất. Lí do nhiều người lựa chọn bếp từ là bởi bếp nấu ăn nhanh, nhiều tính năng nấu ăn thông minh, tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn cho người dùng. Để sử dụng bếp từ đạt hiêu quả cao và nâng cao tuổ thọ của bếp thì bạn cần lựa chọn bộ nồi phù hợp cho bếp. Vậy “bếp từ dùng được những loại nồi nào ?”, “cách nhận biết nồi dành cho bếp từ là gì ?”. Mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Trước hết để biết bếp từ dùng được những loại nồi nào thì chúng ta cần hiểu về bản chất bếp từ hoạt động như thế nào. Nguyên lý cơ bản hoạt động của bếp từ đó chính là từ trường trong cuộn dây là hiện tượng dòng điện sinh ra khi ta đặt một vật dẫn điện vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian hay vật dẫn chuyển động cắt ngang từ trường . Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp. Đáy nồi bằng kim loại nhiễm từ nằm trong từ trường này sẽ sinh ra nhiệt trực tiếp giúp nấu chín thức ăn. Được hiểu đơn giản là dòng từ trường được tạo ra chỉ có tác dụng với các vật dụng bằng kim loại có khả năng nhiễm từ làm nó nóng lên trong thời gian ngắn để nấu chín thực phẩm, chính là việc sử dụng xoong nồi nấu chuyên dụng.

Dựa vào nguyên lý hoạt động của bếp từ ở trên đó có thể nhận ra rằng, muốn sử dụng được bếp từ thì dụng cụ nấu bắt buộc phải có đáy nhiễm từ, đáy bằng phẳng, không bị lồi hoặc lõm. Nghĩa là cứ nồi nào có đáy hút được nam châm thì sẽ dùng được cho bếp từ. Đồng nghĩa với việc bạn dùng bếp từ thì sẽ không dùng được những xoong nồi như là nồi thủy tinh, nồi nhôm, nồi gang, nồi đất... Nếu như muốn sử dụng những nồi trên bạn cần phải thông qua 1 vật trung gian ở giữa bếp và nồi đó chính là tấm chuyển nhiệt. Bếp sẽ làm nóng miếng chuyển nhiệt sau đó truyền tới nồi nấu và làm chín thức ăn như cơ chế của bếp hồng ngoại. Tuy nhiên phương pháp này không nên quá lạm dụng vì nó vẫn không thể so sánh được với việc bạn dụng nồi từ. Vì khi dùng đĩa chuyển nhiệt về lâu về dài rất dễ ảnh hưởng đến mặt kính của bếp từ, bếp bị xước sẽ xấu mất đi vẻ đẹp. Bên cạnh đó dùng đĩa chuyển nhiệt chắc chắn sẽ tốn điện như bạn dụng bếp hồng ngoại.

Muốn biết nồi đó có thể sử dụng cho bếp từ được hay không bạn có thể dựa vào kí hiệu dưới đáy nồi như : chữ " induction", hình lò xo hoặc dùng nam châm để thử, nếu nam châm bị hút thì nồi đó dùng được cho bếp từ.

Đặc điểm của từng loại, một số lưu ý:

+Nồi inox, nồi phủ sứ, nồi có phun sơn: Các dòng nồi inox vẫn dòng nồi từ phổ biến nhất, giá cả dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu. Nồi inox có ưu điểm bắt nhiệt nhanh, tỏa nhiệt đều có, tốc độ đun với bếp từ nhanh. Nồi inox dành cho bếp từ thì có dòng 1 đáy, 3 đáy, 5 đáy và 7 đáy. Khi bạn lựa chọn cho việc nấu nướng hàng này thì nên chọn dòng nồi từ 3 đến 5 đáy vì nếu dùng nồi 1 đáy thì khi nấu những món ít nước dễ bị cháy nhanh. Nồi phủ sứ thì chỉ có bề mặt trong và ngoài được phủ 1 lớp sứ hoặc phun sơn nhưng vẫn đảm bảo có đáy bên dưới hút được nam châm để sử dụng cho bếp từ nhưng bắt nhiệt lâu hơn nồi inox.

+Chảo đá, chảo chống dính, chảo inox, chảo ceramic có đáy từ : Với những gia đình thường xuyên dùng chảo để rán, xào đồ ăn thì chảo chính là vật dụng khá quan trọng. Chảo đá và chảo phủ ceramic chỉ có 1 lớp đáy mỏng được dập vào đáy nên về lâu về dài khả năng dễ bị nồi giữa lên cao hơn so với chảo inox có lớp chống dính dày 3 đáy.

+Ấm từ, trõ hấp, nồi áp suất : Đây là những vật dụng phụ không nhất thiết phải sắm vì nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng của gia đình để tránh lãng phí.

Chủ Đề