Biển và đại dương chiếm bao nhiêu diện tích

(VOH) – Thế giới hiện có 5 đại dương nhưng bạn có biết đâu là đại dương rộng lớn nhất trên thế giới không? Cùng khám phá ngay nhé!

Đại dương là khu vực tạo nên phần lớn thủy quyển của một hành tinh. Trên Trái Đất, diện tích nước mặn bao phủ là 361,132 triệu km², trong đó đại dương chiếm khoảng 71%, gấp 36 lần nước Mỹ.Trên thế giới hiện nay được xác định có 5 đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương và Nam Băng Dương. Vậy đâu là đại dương rộng lớn nhất trên thế giới?

1. Thái Bình Dương - đại dương lớn nhất trên thế giới

Trước đây vẫn thường có câu nói: “Năm châu bốn bể” – bốn bể ở đây chỉ 4 đại dương. Thế nhưng vào mùa xuân năm 2000, quy ước của các hiệp hội địa lý quốc tế được Liên Hợp Quốc đã phân chia vùng biển quanh châu Nam Cực thành Nam Đại Dương, do đó hiện nay trên thế giới đã có đến 7 châu lục và 5 đại dương. Và trong 5 đại dương, Thái Bình Dương chính là đại dương rộng lớn nhất trên thế giới.

1.1. Diện tích của Thái Bình Dương là bao nhiêu?

Thái Bình Dương trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương ở phía Nam, ngăn cách châu Á và châu Đại Dương với châu Mỹ. Diện tích của Thái Bình Dương chiếm tới 1/3 diện tích bề mặt Trái đất. Hiện Thái Bình dương có diện tích là 165,25 triệu km².

Chiều rộng Đông - Tây lớn nhất của Thái Bình Dương ở vĩ độ khoảng 5°N, dài khoảng 19.800 km² từ Indonesia đến bờ biển Colombia và Peru – cách nửa vòng trái đất và gấp hơn năm lần đường kính của Mặt trăng.

1.2. Thông tin thú vị về đại dương lớn nhất thế giới - Thái Bình Dương

Tên gọi Thái Bình Dương xuất phát từ năm 1519, khi một đoàn thám hiểm người Tây Ban Nha, dẫn đầu là Ferdinand Magellan (người Bồ Đào Nha) đang bắt đầu hành trình xuyên Đại Tây Dương để tìm kiếm một tuyến đường đến quần đảo Spice.

Trên đường đi đoàn thuyền gặp phải rất nhiều vùng hiểm trở và ác liệt, sau ba tháng gian khổ mới đến được vùng biển mặt biển yên ổn, không còn sóng gió. Lúc này một thuyền viên thốt lên "A! Đây đúng là Thái Bình Dương". Từ đó, mọi người bắt đầu gọi phần đại dương giữa châu Mĩ, châu Á và châu Đại Dương này là Thái Bình Dương.

Không chỉ là đại dương rộng lớn nhất trên thế giới, Thái Bình Dương còn là nơi sâu nhất trên thế giới nhờ rãnh Mariana có độ sâu 11.000m dưới mực nước biển. Đây là độ sâu gần với lõi Trái đất nhất hiện nay.

Biển và đại dương chiếm bao nhiêu diện tích
Thái Bình Dương - đại dương rộng lớn nhất trên thế giới

2. Đại dương rộng lớn nhất trên thế giới hiện nay thuộc về Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương hiện là đại dương nhỏ nhất trên thế giới. Đại dương rộng lớn bao phủ quanh Trái đất nhưng con người chỉ mới khám phá ra 5% của các đại dương, 95% còn lại của đại dương vẫn đang là điều bí ẩn.

Tọa lạc giữa vùng Bờ Tây, Israel và Jordan, biển Chết nằm ở độ sâu 434 m dưới mực nước biển và là địa điểm thấp nhất thế giới. Trong 40 năm qua, biển Chết đã hạ thấp hơn khoảng 25 m. Năm 1980 và năm 1992, tảo đỏ nở rộ và khiến toàn bộ biển Chết biến thành màu đỏ. Thực tế, biển Chết vẫn có các vi khuẩn sinh sống dưới đáy chứ không hoàn toàn không có sự sống như chúng ta tưởng. Ảnh: Shutterstock.

2. Quốc gia nào có 1/3 diện tích thấp hơn mực nước biển?

Maldives. Hà Lan. Thái Lan. Nauru.

Trong tiếng Anh, Hà Lan mang tên Netherland, nghĩa là vùng đất trũng. 1/3 diện tích của Hà Lan thấp hơn mực nước biển. Vùng thấp nhất của quốc gia này nằm dưới mực nước biển 6,7 m. Nhiều khu vực của Hà Lan luôn phải đối mặt với các vấn đề như ngập, nhiễm mặn và phèn hóa. Ảnh: Getty.

3. Vực Mariana là rãnh đại dương sâu nhất trên Trái Đất con người từng biết đến. Địa danh này sâu bao nhiêu mét?

7.890 m. 8.888 m. 10.971 m. 12.112 m.

Vực Mariana nằm trên phần đáy của khu vực tây bắc Thái Bình Dương, gần quần đảo Mariana. Điểm sâu nhất của rãnh là 10.971 m dưới mực nước biển và dài khoảng 2.550 km, rộng khoảng 69 km. Ảnh: National Geographic.

4. Nước chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích Trái Đất?

69%. 71%. 84%. 92%

Nước chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất trong đó đại dương chiếm khoảng 96,5%. Nước cũng tồn tại trong không khí dưới dạng hơi, trên sông, hồ và trong những tảng băng và sông băng. Dưới lòng đất, nước tồn tại trong các mạch ngầm và độ ẩm của đất. Ảnh: CNN.

5. Đại dương nào rộng nhất thế giới?

Thái Bình Dương. Đại Tây Dương. Ấn Độ Dương. Bắc Băng Dương.

Thái Bình Dương là đại dương rộng nhất thế giới với diện tích hơn 166 triệu km2. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Đại Tây Dương (hơn 86 triệu km2), Ấn Độ Dương (hơn 73 triệu km2) và Bắc Băng Dương (hơn 13 triệu km2). Ảnh: Reuters.

6. Đại dương nào nông nhất thế giới?

Thái Bình Dương. Đại Tây Dương. Ấn Độ Dương. Bắc Băng Dương.

Theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam, thế giới có 4 đại dương. Trong các đại dương trên thế giới, Thái Bình Dương rộng và sâu nhất. Vị trí thứ hai thuộc về Đại Tây Dương. Trong khi đó, Bắc Băng Dương đứng vị trí cuối cùng. Nhiều lúc, người ta còn coi Bắc Băng Dương là biển của Đại Tây Dương. Bắc Băng Dương bao phủ phần lớn Bắc Cực, ngăn cách Bắc Mỹ và hai lục địa Á, Âu. Ảnh: Reuters.

7. Đại dương nào mặn nhất?

Thái Bình Dương. Đại Tây Dương. Ấn Độ Dương. Bắc Băng Dương.

Tính trung bình, Đại Tây Dương có độ mặn lớn nhất so với 3 đại dương còn lại. Độ mặn nước trên bề mặt nằm trong khoảng 33-37%, thay đổi theo mùa và vĩ độ. Bên cạnh đó, tốc độ bốc hơi, giáng thủy, dòng chảy từ sông và băng tan cũng ảnh hưởng đến độ mặn. Độ mặn cao nhất ở khoảng 25 độ vĩ bắc và nam. Ảnh: Getty.