Bleach wash là gì

The One, đơn vị hàng đầu cung cấp các thiết bị máy giặt sấy công nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay để đáp ứng các nhu cầu ngày càng lớn của các nhà mấy may mặc trên toàn quốc The One đã triển kkai cung cấp thêm các sản phẩm thiết bị là các máy giặt nhuộm, giặt mài thương hiệu Tolkar. Giặt nhuộm là một trong những khái niệm có từ rất lâu đời nhưng để hiểu rõ hơn về nó thì không phải ai cũng biết, vậy giặt nhuộm là gì? quy trình giặt thế nào sẽ có tại bài viết này.

Tolkar thương hiệu máy giặt là, giặt nhuộm hàng đầu thế giới

1. Định nghĩa Giặt [ Washing]

Giặt được hiểu theo các nghĩa sau:

Giặt thông thường: có nghĩa là làm sạch một vật dụng nào đó như quần áo, khăn… 

Giặt công nghiệp: là việc giặt các đồ tại các nhà máy dệt may ví dụ như Jeans, đồ Denim. Giặt công nghiệp trong các xưởng dệt may là áp dụng công nghệ giặt như giặt enzyme, giặt mài đá, hóa chất, nhuộm hay những tác động vật lý để sửa hoặc làm thay đổi đặc tính như màu sắc, độ sờn, độ co vải… đảm bảo tính tiện dụng, thoải mái và thời trang cho các sản phẩm.

Giặt nhuộm:  Là quá trình gia công vật liệu dệt trắng thành dạng có màu. Tuỳ theo dạng vật liệu [xơ, sợi hay vải] và bản chất [xơ thiên nhiên hay xơ tổng hợp] mà dùng loại thuốc nhuộm thích hợp. Có hơn 10 lớp thuốc nhuộm dùng cho ngành dệt, mỗi lớp chỉ bắt màu vào một số xơ, sợi nhất định trong những điều kiện công nghệ nhất định. Có hai phương pháp nhuộm: 1] Nhuộm giai đoạn, thực hiện từng mẻ theo các hình thức: vật liệu dệt tĩnh, dung dịch nhuộm chuyển động; vật liệu dệt chuyển động, dung dịch nhuộm tĩnh; cả vật liệu dệt và dung dịch nhuộm cùng chuyển động. Thiết bị nhuộm gián đoạn, gồm loại nhuộm xơ, nhuộm sợi và nhuộm vải [dạng dây và dạng mở khổ], nhuộm ở nhiệt độ dưới 100 oC hoặc ở nhiệt độ cao [130 - 150 oC] dưới áp suất. Giặt nhuộm được sử dụng nhiều nhất trong các nhà máy dệt may công nghiệp.


Trong quy trình sản xuất hàng dệt may, công nghệ giặt có nghĩa bao hàm rộng bao gồm giặt hóa học hay những tác động vật lý để sửa hay làm thay đổi đặc tính như màu sắc, độ sờn, độ co vải…

Trong quy trình sản xuất hàng dệt may, công nghệ giặt có nghĩa bao hàm rộng bao gồm giặt hóa học hay những tác động vật lý để sửa hay làm thay đổi đặc tính như màu sắc, độ sờn, độ co vải… 

Giặt nhuộm đồ jeans

2.  Washing trong quy trình sản xuất hàng dệt may là gì

Các công nghệ xử lý sử dụng đặc tính của kỹ nhuộm indigo , vai trò của các hóa chất , enzyme , và cả tác động cơ học để làm thay đổi ngoại quan ,tính thoải mái , tính tiện dụng và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu thời trang của các sản phẩm may mặc được gọi là wash quần áo. Tùy thuộc vào cấu trúc vải và áo quần , tùy thuộc vào yêu cầu cảu khách hàng và thị trường thời trang ,  các quy trình wash khác nhau có thể được thực hiện. Ví dụ như vải Twill / Canvas / Dệt kim / Corduroy – quy trình wash có thể là: Rinse  Wash hay  Normal wash , Wash làm mềm hay Soft wash hay silicone wash …..Denim / Jeans /  Có thể là Wash  Enzyme, Stone wash , Wash Bleach, Acid wash …..

Washing gần như là công đoạn sau cùng trong quy trình sản xuất hàng dệt may.

 Sơ đồ wash trong ngành công nghiệp dệt may.

3. Mục đích của Washing trong ngành công nghiệp dệt may

Tạo ra tính tiện nghi và cảm giác tay hay độ mềm mại tốt nhất cho quần áo.

Cùng loại hàng may mặc có thể sản xuất ra nhiều hiệu ứng thời trang khác nhau bằng nhiều công nghệ wash khác nhau.

Để thay đổi ngoại quan bên ngoài đáp ứng nhu cầu mới của thời trang.

Bằng kỹ thuật wash có thể tạo ra hiệu ứng thời trang như bạc màu [ faded look ],  cũ [ Old look ], thay đổi ánh màu [ Tinted] .

Kỹ thuật wash tạo ra hiệu ứng thời trang mới như tagging, grading , destroy , blasting, whickering, permanent wrinkle, nhuộm nhúng hay dipping dyeing , nhuộm bó hay tie dye, Phun thuốc tím hay PP spraying 

Để loại bỏ hồ vải tạo cảm giác tay mềm mại, khả năng thấm hút, độ ổn định kích thước … .

Để thu hút các khách hàng / người mua bởi các loại kỹ thuật wash tạo ra thời trang khác nhau  đáp ứng thị hiếu thời trang của thị trường.

Loại bỏ khả năng co rút kích thước trong các sản phẩm may mặc.

Loại bỏ bất kỳ bụi bẩn hoặc các lỗi bám bẩn trong quá trình may mặc áo quần….

4. Giới thiệu một số công nghệ Washing thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất hàng dệt may

Quy trình áp dụng công nghệ Wash cho các sản phẩm dệt may có thể sẽ khác nhau do còn tùy thuộc vào cấu trúc, chất liệu vải, kiểu dáng quần áo hay yêu cầu của Buyer… 

Hiệu ứng màu loang được tạo ra bởi công nghệ giặt Giặt nhuộm nhúng. 

Trong công nghiệp sản xuất hàng dệt may, Washing được chia thành 2 loại quy trình chính:

Quy trình giặt ướt/ Quy trình hóa học 

Quy trình giặt khô/ Quy trình cơ học

Quy trình giặt ướt/ Quy trình hóa học bao gồm các loại:

Giặt thông thường/Giặt giũ hồ và làm mềm

Nhuộm Pigment

Giặt Caustic: Sử dụng Xút, Soda, Chất ngấm, axit, silicon… tác dụng tẩy bớt màu nhuộm Pigment, tạo hiệu ứng màu, tẩy tạp chất bẩn trên vải, làm mềm, tạo độ đàn hồi, độ rủ cho vải. 

Giặt enzyme: giặt sử dụng enzyme hữu cơ để làm mềm hay tạo hiệu ứng sờn rách, ma sát phai màu trên quần bò hay các chất liệu vải khác. 

Giặt đá  

Giặt enzyme kết hợp đá bọt

Giặt axit

Giặt Die Dyeing – Nhuộm nhúng: Các sản phẩm màu trơn sẽ được nhúng vào các màu sắc khác nhau tạo hiệu hứng màu loang. 

Bleach wash– Giặt trung hòa, tẩy hạ màu

Quy trình giặt khô/ Quy trình cơ học bao gồm các loại:

Sand blasting: Bắn cát hay phun cát với áp lực cao tạo hiệu ứng mài mòn. Trước đây phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong sản xuất quần jean do có chi phí rẻ, thao tác thực hiện nhanh dễ dàng. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này đã bị cấm do những tác động xấu của nó đến sức khỏe và môi trường như không thể chữa trị được khi cát bụi nhỏ bay vào phổi là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi ở người. 

Hands scraping: Giặt mài bằng tay, giấy nhám, mài bạc …   

Permanent wrinkle – Tạo nếp nhăn bền, nhăn vĩnh viễn: Sử dụng nhựa Resin để tạo hiệu ứng nhăn vĩnh viễn trên sản phẩm.

Hiệu ứng nhăn trên đồ Jeans 

Over all wrinkle– Tạo nhăn toàn bộ.

Broken and tagging: Tạo hiệu ứng mòn, bạc màu tương phản trên đồ jean bằng cách nẹp ghim quần áo xong đưa qua máy wash xử lý ma xát và hóa chất để tạo hiệu ứng.

Grinding and destroy: Phương pháp này sử dụng các công cụ cắt để tạo các hiệu ứng mòn rách như trên quần jean sau khi washing sợi ngang được giữ lại, sợi dọc đã cắt sẽ được tháo bỏ hết

PP spray and PP sponging: Phun thuốc tím tạo hiệu ứng sáng màu cho các vùng mài.  

Hiệu ứng tạo màu bằng thuốc tím.

5. Đơn vị cung cấp thiết bị Wash uy tín cho các nhà máy dệt may công nghiệp. The One đơn vị nhiều năm uy tín cung cấp các sản phẩm thiết bị giặt là tại thị trường Việt Nam, Hiện tại chúng tôi đang cung cấp các thiết bị Wash giặt là chuyên dụng cho các công ty may mặc, các công ty chuyên về đò Jeans, đồ Denim... Các thiệt bị được nhập khẩu chính hãng từ Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Mọi chi tiết xin liên hệ:


Công ty cổ phần The One Việt Nam

Địa Chỉ: Lô A2, đường CN6, cụm công nghiệp Từ Liêm, Hà Nội Tông kho Hamatra, Mê Linh, Hà Nội

Hotline: 0902 285 358 mr Tùng [24/7]


Email:

Theo dõi quá trình Wash và duyệt mẫu Wash với khách hàng là một trong những nhiệm vụ công việc của nhân viên tiêu chuẩn kỹ thuật may. Nếu bạn chưa biết Wash trong may mặc là gì thì tìm hiểu cùng Tuyencongnhan.vn nhé!

Bạn biết gì về Wash trong may mặc?

Wash trong may mặc là công đoạn giặt sử dụng công nghệ giúp loại bỏ bụi bẩn, làm tăng độ mềm - độ bền màu cho vải; đồng thời sáng tạo hiệu ứng, thay đổi hình dáng giúp sản phẩm may mặc đa dạng và bắt mắt hơn. Trong may công nghiệp, sản phẩm sau khi được cắt, may sẽ chuyển đến công đoạn Wash để hoàn thiện thành phẩm rồi kiểm tra - đóng gói xuất bán ra thị trường hay cho khách hàng.

► Vì sao cần phải Wash trong may mặc?

Thông thường, qua quá trình dệt - vải sẽ bị thô cứng do dính lớp hồ cứng. Do đó, nếu sau khi may xong mà đẩy liền ra thị trường thì sản phẩm sẽ giảm giá trị, thậm chí không tiêu thụ được. Chính vì vậy, các công ty hoạt động trong lĩnh vực may mặc phải suy nghĩ tìm giải pháp nào giặt để lớp hồ cứng tan ra, đồng thời các sợi vải bong lên mềm mịn và màu sắc cũng tươi sạch hơn.

Như quần jean, nếu chỉ sử dụng vải jean - vải denim để may thì các sản phẩm làm ra sẽ khá khô, màu sắc đơn điệu. Khi đưa qua công đoạn Wash công nghiệp, quần Jean mới có được độ mềm và màu sắc có độ đậm nhạt - mang đến nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

► Vai trò của Wash công nghiệp trong ngành may mặc

 - Loại bỏ bụi bẩn và các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất - giúp ngưới tiêu dùng sau khi mua có thể sử dụng được ngay, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

 - Cân bằng màu vải, loại bỏ màu dư, làm mềm và giúp chất vải bền màu

 - Định hình lại kích thước sản phẩm

 - Tạo ra nhiều hình thù, màu sắc, hiệu ứng khác nhau trên mặt vải

Những chiếc áo thun loang màu như thế này là kết quả của quá trình wash

Trên thực tế hiện có khá nhiều công nghệ khác nhau được áp dụng vào quá trình wash hàng may mặc:

Công nghệ Wash

Mục đích

Normal/ Detergent Wash

  • Là công đoạn giặt cơ bản, giúp loại bỏ bụi vải, tạp chất, làm sạch hồ và làm mềm vải [jean, Kaki, T-shirt]

Bleach wash

  • Tẩy hạ màu, điều chỉnh màu sắc trên quần áo may sẵn bằng các chất oxy hóa mạnh [T-shirt, jean, kaki]

Stone wash

  • Giặt quần áo may sẵn với đá bọt để tạo độ mềm cho vải và độ mòn, sờn nhất định cho sản phẩm [jean, kaki]

Acid wash

  • Sử dụng acid để làm bạc màu quần áo may sẵn

Enzyme wash

  • Thêm enzyme vào quá trình giặt hoặc phun trực tiếp lên quần áo giúp loại bỏ lớp hồ vải, bụi vải và tạo độ sờn màu cho bề mặt quần áo [kaki, jean]

Silicon wash

  • Sử dụng hóa chất làm mềm nước cứng giúp thay đổi tính chất của vải: tăng độ đàn hồi, chất liệu vải mềm và bền hơn [T-shirt]

Sand wash

  • Mài mòn bề mặt vải bằng cát ở vị trí mong muốn: đầu gối, đùi… hoặc tác động bằng áp lực cao

Caustic wash

  • Dùng chất xút vào quá trình giặt để tạo hiệu ứng phai màu, khiến quần áo pha vẻ cổ điển hơn

Super-white

  • Làm bật độ trắng sáng sau tẩy

Dye wash

  • Từ màu trắng, nhuộm sang các màu khác [T-shirt]

Over-dye wash

  • Nhuộm phủ để tạo màu khác so với ban đầu [T-shirt, jean]

Handbrush wash

  • Chà giấy

Wash kết hợp

  • Acid stone wash, Enzyme stone wash

► Wash trong may mặc và những trường hợp có thể xảy ra

Qua quá trình chịu tác động của áp lực nước, quá trình đảo mạnh, nhiệt độ giặt, nhiệt độ sấy, hóa chất tương ứng mà sản phẩm được wash có thể bị xước sợi, rách, lủng, khác ánh màu… Điển hình như việc lỗ kim sau khi may thường không nhìn thấy nhưng khi wash xong sẽ bị xì hoặc bung ra thành lỗ nhỏ. Hay do hình thêu, in, chỉ may kém chất lượng gây ra tình trạng lem màu từ tối sang sáng.

Do đó, với những mặt hàng dễ bị lem màu sau wash, các xưởng may cần phải giặt xử lý lem màu hoặc cầm màu để hạn chế tình trạng lem màu hoặc xả hết màu dư. Nếu phải wash xử lý lem màu thêm thì chi phí sẽ cao hơn so với các loại wash thông thường khác. Vì vậy, để không phải giặt xử lý lem màu thì các nhân viên tiêu chuẩn kỹ thuật mau cần lưu ý:

 - Khi chọn vải nhuộm sẵn, nên chọn loại vải tốt - có độ cầm màu nhuộm cao

 - Với hàng may thành phẩm, hạn chế phối nhiều màu vải trên cùng 1 thân áo hoặc thân quần, tránh phối cùng lúc màu sáng - tối…

Cần chọn vải nhuộm tốt, có độ cầm màu cao để không xảy ra tình trạng lem màu sau wash

Hiện nay, wash công nghiệp đang phát triển theo xu hướng thời trang thế giới và thị hiếu của người tiêu dùng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được wash trong may mặc là gì và những công nghệ wash cơ bản hiện được áp dụng rộng rãi…

Ms. Công nhân

​KCS là gì? Bản mô tả công việc nhân viên KCS và mức lương hiện nay

Video liên quan

Chủ Đề