Ure trong xét nghiệm máu là gì

Ý nghĩa của các xét nghiệm đánh giá chức năng thận:

Thận là nhiệm vụ loại bỏ chất thải và dịch thừa từ máu. Chức năng thận được đánh giáqua các xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc hoặc xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh,... Người bệnh thường được chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm để đánh giá chính xác nhất hoạt động của thận.

  1. Các xét nghiệm sinh hóa máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đảo thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận. Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/L.

Ure máu tăng trong trường hợp mắc các bệnh như viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,... Ure máu giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch.

  1. XÉT NGHIỆM CREATININ HUYẾT THANH

      Creatinin là sản phẩm cửa sự thoái hoá creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận. Giá trị creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 – 1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1mg/dl. Khi nồng độ creatinin tăng cao đồng nghĩa với việc có rối loạn chức năng thận. Nguyên nhân là vì khi chức năng thận suy giảm thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Ví dụ chỉ số creatinin trong suy thận tăng lên theo từng cấp độ suy thận. Chỉ số creatinin dưới 130mmol/l – suy thận độ I, 130 – 299 mmol/L  - suy thận độ II, 300 – 499 mmol/L – suy thận độ IIIa, 500 – 899 mmol/L – suy thận độ III b, trên 900 mmol – suy thận độ IV.

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể:

  • Sodium[natri] : natri máu ở người bình thường dao động trong khoảng 135 – 145 mmol/L. Ở người bị suy thận, natri máu giảm có thể do mất natri qua da, qua thận, qua đường tiêu hóa hoặc do thừ nước.

  • Potassium [ kali ] : kali máu ở người bình thường là 3.5 – 4.5 mmol/L. Bệnh nhân suy thận thường bị tăng kali máu vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.

  • Canxi máu: canxi máu ở người khỏe mạnh là 2.2 – 2.6 mmol/L. Syy thận gây giảm canxi máu kèm theo tăng phosphat

      Đây là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận, ... Bình thường nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180 – 420 mmol/ L, nữ giới là 150 – 360 mmol/L. Acid uric máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, gout, vẩy nến,...

  1. XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

  • Tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1.01 – 1.020. Suy giảm chức năng thận gia đoạn sớm có thể làm giảm độ cô đặc của nước tiểu, dẫn đến giảm tỉ trọng nước tiểu

  • Protein: mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein hỗ trợ bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm định lượng protein 24h. Protein trong nước tiểu ở người khỏe mạnh là 0 – 0.2 g/l/24h. Ở người mắc bệnh thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp, suy thận, các bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng tới thận [ đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp ]... thường bị tăng protein niệu lên trên 0.3 g/L/24h.

Ure là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa chất đạm [protein]. Chúng được tổng hợp tại gan, được đào thải chủ yếu qua thận và một phần qua đường tiêu hóa. Xét nghiệm ure máu [BUN] giúp đánh giá tình trạng hoạt động[chức năng] của gan, thận và một số bệnh khác. Vậy bạn có biết chỉ số ure trong máu bình thường là bao nhiêu? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Chỉ số ure trong máu là gì?

Ure là sản phẩm quan trọng nhất của chuyển hóa nitơ, có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình thoái hóa protein trong cơ thể. Ure được đào thải chủ yếu qua thận và một phần qua đường tiêu hóa.

Để đánh giá chỉ số ure trong cơ thể, người ta thường làm xét nghiệm chỉ số ure trong máu và chỉ số ure trong nước tiểu.

Chỉ số ure trong máu bình thường ở mức: 3.3 – 8.3 mmol/L.

– Chỉ số ure trong nước tiểu bình thường ở mức: 166 – 581 mmol/24h.

Urê tương đối ít độc, thậm chí ngay cả khi lượng ure trong máu khá cao. Tuy nhiên, để đánh giá khả năng lọc của thận, người ta thường chủ yếu dựa vào chỉ số ure trong máu. Nếu chỉ số ure máu càng cao thì chức năng thận của bạn càng kém.

Xét nghiệm ure máu [BUN] giúp đánh giá chức năng gan, thận và một số bệnh khác.

2. Xét nghiệm ure máu là gì?

Xét nghiệm chỉ số ure giúp sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý về gan, thận, kiểm tra chức năng thận trước phẫu thuật, can thiệp, kiểm tra sức khỏe định kỳ,…

Cách lấy mẫu: Mẫu máu thường được lấy vào buổi sáng, khoảng 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA. Thông thường thời gian làm xét nghiệm để có kết quả là khoảng 1 giờ. Nếu chỉ xét nghiệm chỉ số ure trong máu trước khi thực hiện bệnh nhân không cần chuẩn bị trước và không cần phải nhịn đói.

Gan sản xuất amoniac – trong đó có chứa nitơ – sau khi nó phá vỡ protein được sử dụng bởi các tế bào của cơ thể. Nitơ kết hợp với các yếu tố khác như carbon, hydro và oxy, hình thành ure – đây là một sản phẩm chất thải hóa chất. Ure đi từ gan, thận qua đường máu. Thận khoẻ mạnh lọc ure và các sản phẩm phế thải khác từ máu. Các sản phẩm chất thải lọc rời khỏi cơ thể trong nước tiểu.

Nếu xét nghiệm cho thấy mức độ ure trong máu cao hơn bình thường, thì có thể thận của bạn hoạt động kém do suy giảm chức năng gặp ở một số vấn đề và bệnh lý về thận. Hoặc có thể do lượng protein cao, lượng nước uống không đầy đủ nên dẫn tới lưu thông kém.

Nếu xét nghiệm ure máu thấp hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu của người bệnh mắc bệnh gan, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, BUN thấp không phải là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan bởi vì xét nghiệm ure trong máu không được sử dụng như là một xét nghiệm sàng lọc cho rối loạn.

Xét nghiệm Ure máu có nghĩa là bác sĩ sẽ đo lượng nitơ ure trong máu.

3. Những trường hợp ure tăng, giảm

3.1 Chỉ số ure tăng cao trong trường hợp sau

– Người bệnh mắc bệnh suy thận, tắc nghẽn đường niệu,…

– Chế độ ăn nhiều protein

– Xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng nặng

– Tăng dị hóa protein nguyên nhân do sốt, bỏng, suy dinh dưỡng, bệnh lý u tân sinh,…

– Ngộ độc thủy ngân

– Giảm lượng máu đến thận trong suy tim sung huyết, sốc, căng thẳng, đau tim, chảy máu đường tiêu hóa, tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu…

Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỉ số ure trong máu cao, cần chú ý đến các bệnh lý ở thận như: viêm thận cấp và mạn tính; thận đa nang; ứ nước bể thận do sỏi thận; hội chứng gan thận do leptospira; lao thận,…

Để hạn chế tình trạng tăng ure trong máu, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế protein tuy nhiên cũng không được quá nghèo protein [thường gặp ở những người kiêng khem quá mức], không sử dụng các loại thuốc tăng ure trong máu. Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, bạn cần đến các bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để khám và làm xét nghiệm cần thiết.

3.2 Chỉ số ure giảm trong trường hợp sau

Chỉ số ure trong máu giảm trong một số trường hợp:

– Suy gan, xơ gan, viêm gan nặng cấp hay mạn tính làm giảm tổng hợp ure.

– Chế độ ăn nghèo protein, hòa loãng máu, hội chứng thận hư,…

– Hội chứng tiết ADH không thích hợp

– Có thai

– Hội chứng giảm hấp thu

Video liên quan

Chủ Đề