Bộ phận cảm ứng tiếng anh là gì

Bộ cảm biến là gì, cấu tạo ra sao, ứng dụng thế nào và những loại cảm biến thông dụng nhất hiện nay sẽ được SISCOM thông tin chi tiết đến bạn. Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại những kiến thức hữu ích và thiết thực nhất cho những khách hàng đang muốn tìm hiểu về loại thiết bị này.

Cảm biến trong tiếng Anh được gọi là sensor. Đây là một loại thiết bị điện tử dùng để cảm nhận những trạng thái quá trình vật lý hay hóa học ở môi trường cần khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó. Những tín hiệu mà sensor thu nhận sẽ được truyền vào một thiết bị đo để chuyển hóa thành tín hiệu điện và hiển thị lên màn hình để con người có thể đọc được số liệu từ trạng thái đã thu được.

Các đại lượng mà sensor đo lường thường không có tính chất điện như nhiệt độ, áp suất,… Thiết bị này có độ nhạy rất cao, có tần suất hoạt động liên tục, đặc biệt có thể hoạt động trong cả môi trường với hoá chất độc hại. Chính vì thế mà thiết bị thường được đặt trong các vỏ bảo vệ tạo thành đầu thu hay đầu dò, có thể có kèm các mạch điện hỗ trợ và nhiều khi trọn bộ đó lại được gọi luôn là cảm biến.

Bộ phận cảm ứng tiếng anh là gì

2. Cấu tạo của thiết bị cảm biến là gì?

Dù hiện nay sensor được sản xuất với khá nhiều loại, song cấu tạo thiết bị cảm biến vẫn sẽ có các bộ phận chung. Đa số cảm biến được tạo từ sensor phần tử điện có khả năng thay đổi tính chất theo sự biến đổi của môi trường (đầu dò).

Thiết kế của các bộ thiết bị khá nhỏ gọn. Những tín hiệu phát ra từ thiết bị đều được quy chuẩn theo mức điện áp và dòng điện thông dụng. Do đó mà sensor có thể sử dụng phù hợp với hầu hết các bộ điều khiển của các thiết bị, máy móc trên thị trường.

3. Tiêu chí phân loại các thiết bị cảm biến trên thị trường

Có 3 cách phân loại bộ cảm biến hiện nay là:

3.1. Phân loại theo nguyên tắc hoạt động

  • Cảm biến vật lý: Là các thiết bị dược chế tạo từ các đặc tính vật lý của thành phần biến đổi cụ thể như sóng điện từ, ánh sáng, hồng ngoại, tia X, hạt bức xạ, nhiệt độ, áp suất, âm thanh, từ trường, gia tốc,… Ngoài ra, loại sensor này còn phụ thuộc tính chất vật lý của vật liệu chức năng.
  • Cảm biến hóa học: Hoạt động theo dạng một phản ứng điện hóa, giúp chuyển đổi thành phần, nồng độ của các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ thành tín hiệu điện. Ví dụ như: độ ẩm, độ PH, ion, khói,…
  • Cảm biến sinh học: Hoạt động bằng cách sử dụng các hóa chất hoạt tính sinh học, có khả năng phát hiện và đo được các hợp chất sinh hóa.

3.2. Phân loại bộ thiết bị chủ động và bị động

  • Cảm biến chủ động: Là thiết bị không sử dụng điện năng bổ sung để chuyển sang tín hiệu điện. Ví dụ như sensor áp điện làm bằng vật liệu gốm, chuyển áp suất thành điện tích trên bề mặt.
  • Cảm biến bị động: Là thiết bị có sử dụng điện năng bổ sung để chuyển sang tín hiệu điện. Ví dụ là các photodiode khi có ánh sáng chiếu vào thì có thay đổi của điện trở tiếp giáp bán dẫn p-n được phân cực ngược.

3.3. Phân loại theo nguyên lý hoạt động

  • Cảm biến điện trở: Là những thiết bị hoạt động dựa theo di chuyển con chạy hoặc góc quay của biến trở, hoặc sự thay đổi điện trở do co giãn vật dẫn.
  • Cảm biến cảm ứng: Bao gồm sensor biến áp vi phân, cảm ứng điện từ, sensor dòng xoáy, cảm ứng điện động, sensor điện dung,….
  • Cảm biến điện trường: Bao gồm có sensor từ giảo, sensor áp điện,…
  • Một số loại sensor khác: sensor quang, huỳnh quang nhấp nháy, điện hóa đầu dò ion và độ pH, cảm biến nhiệt độ,…
    Bộ phận cảm ứng tiếng anh là gì
    Bộ cảm biến nhiệt độ

4. Ứng dụng thiết bị cảm biến trong cuộc sống

Sensor hiện đã trở thành một trong những loại thiết bị không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Những ứng dụng điển hình nhất chúng ra có thể kể đến bao gồm:

  • Lĩnh vực điện tử: Sử dụng trong các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, máy ảnh số,…
  • Lĩnh vực y tế: Sử dụng trong các thiết bị y tế như máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, máy ECG,…
  • Ngành công nghiệp: Sử dụng trong các thiết bị và hệ thống tự động hóa trong ngành công nghiệp như cảm biến áp suất, sensor nhiệt độ, sensor đo mức,…
  • Lĩnh vực giao thông vận tải: Sử dụng trong các thiết bị và hệ thống giao thông vận tải như sensor quang, sensor đo khoảng cách, sensor đo tốc độ,…
  • Ngành năng lượng: Sử dụng trong các hệ thống sản xuất năng lượng như điện gió, điện mặt trời,…
  • Lĩnh vực môi trường: Sử dụng trong các hệ thống giám sát môi trường như sensor đo chất lượng không khí, sensor đo chất lượng nước,…
  • Robot và trí tuệ nhân tạo: Sử dụng trong các hệ thống robot và trí tuệ nhân tạo để thu thập dữ liệu và giúp máy tính hiểu và tương tác với thế giới xung quanh.

Bộ phận cảm ứng tiếng anh là gì

5. SISCOM – Nhà cung cấp thiết bị cảm biến uy tín, chất lượng

Có thể thấy, phân loại và cả ứng dụng của các bộ cảm biến hiện nay vô cùng đa dạng. Ở mỗi lĩnh vực, trong mỗi điều kiện và yêu cầu thực tế cần sử dụng thì cần phải lựa chọn được thiết bị phù hợp.

Khi tìm mua sensor, khách hàng cần chú ý đến độ nhạy, mức tuyến tính, dải biến đổi, độ nhiễu tín hiệu, sai số kỹ thuật, độ trôi, độ trễ, độ tin cậy, điều kiện môi trường sử dụng thực tế. Tất cả những điều này đòi hỏi người có kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực này để đưa ra lựa chọn tối ưu.

Và nếu như bạn cần tư vấn, tìm mua sensor chính hãng, chất lượng cao, giá thành phải chăng thì xin mời đến ngay SISCOM. Chúng tôi là công ty nhập khẩu thiết bị cảm biến từ những thương hiệu nổi tiếng, có đầy đủ giấy tờ kiểm định, chế độ bảo hành và quan trọng là đội ngũ chuyên viên giỏi tư vấn, tìm ra cho bạn sản phẩm tốt nhất!