Bộ phận sinh dục của heo gọi là gì

Dồi trường là phần tử cung heo, dai giòn, thơm ngon mà đối với nhiều người, đây được cho là bộ phận ngon nhất của heo. Đôi khi, bạn sẽ bị nhầm lẫn bởi vẻ ngoài của dồi trường rất giống với lòng non, thế nhưng, dồi trường có gân bên ngoài, bản to và dày hơn, khi ăn cũng giòn chứ không dai nhiều như lòng non.

2. Dồi trường giá bao nhiêu?

Vì dồi trường của heo có lượng khá ít, không dễ mua như các bộ phận khác của heo nên giá thành cũng có phần nhỉnh hơn. Để có được phần dồi trường ngon, bạn thường phải đi chợ sớm hoặc đặt trước và giá cho một bộ dồi dao động từ 200.000đ - 300.000đ/1kg. Khi mua bạn cũng nên chú ý rằng, dồi trường của heo nái tơ sẽ ngon hơn, còn dồi trường của heo nái đã qua sinh đẻ sẽ không giòn, có mùi hôi khai.

Với độ ngon khó cưỡng, dễ thực hiện với đa dạng món ăn thì dù giá có cao, dồi trường vẫn xứng đáng nhận được sự yêu thích của mọi người.

3. Cách chọn dồi trường ngon

Nếu muốn chọn dồi trường ngon, bạn nên chú ý đến những đặc điểm sau:

Bạn nên chọn dồi trường có vẻ ngoài tươi mới, màu sáng bóng, ấn tay vào có độ đàn hồi, ngoài ra không có chất nhầy hay mùi khai khó chịu. Nếu dồi bị mềm, màu sẫm, chảy nhớt thì bạn nhất định không nên mua nhé!

Hơn nữa, dồi trường ngon có ống ruột căng và tròn, màu trắng hồng, dịch bên trong ruột có màu trắng sữa.

Để tránh mua loại dồi trường khi ăn bị dai và đắng, bạn tránh mua những đoạn lòng có đường kính lớn, mỏng, dẹp, chất dịch bên trong ngả vàng chứ không còn trắng nữa.

4. Cách làm sạch dồi trường không hôi

Đối với những món ăn từ nội tạng, bạn nên đặc biệt chú ý khâu sơ chế, bởi một khi nguyên liệu không được làm sạch, thành phẩm sẽ không còn ngon nữa.

Để làm sạch dồi trường, bạn rửa sạch dồi qua nước, lấy hết mỡ màng, lộn mặt trong của dồi lại và rửa sạch dưới vòi nước rồi để ráo. Sau đó, bạn cho dồi trường vào nồi cùng một ít muối, vài lát gừng tươi, rượu trắng và nước ngập mặt dồi rồi luộc sôi khoảng 3 - 5 phút.

Khi dồi đã chín, bạn vớt ra và ngâm trong bát nước lạnh có pha một ít phèn chua [hoặc giấm trắng] trong vòng 10 phút rồi rửa lại với nước thêm 1 - 2 lần nữa là được.

5. Cách luộc dồi trường

Dù chỉ là món luộc thông thường, nhưng cũng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng cũng như công thức mới có thể luộc được món dồi ngọt thơm, vẫn giữ được độ dai giòn, ăn hoài mà không thấy ngán. Hãy cùng học theo cách luộc "2 sôi 3 lạnh" của người miền Bắc để có món dồi luộc không thể chê vào đâu được với các bước sau:

Bước 1: Sau khi sơ chế sạch sẽ, bạn bọc kín dồi hoặc cho vào hộp đậy kín rồi bỏ lại vào ngăn đá tủ lạnh cho đến khi dồi đông lại.

Bước 2: Bạn cho dồi vào nồi nước, nấu cho đến khi sôi bùng rồi vớt ra và cho ngay dồi vào tô nước đá.

Bước 3: Khi dồi nguội hẳn, bạn cho dồi lên bếp, nấu sôi thêm lần nữa rồi vớt ra, ngâm trong nước lạnh cho nguội rồi vớt ra, để ráo và thái miếng vừa ăn.

6. Những món ngon từ dồi trường

Dồi trường hấp

Những miếng dồi trường sạch, dai giòn và thơm nức khi được hấp với gừng hành, hay kết hợp dồi trường với các loại rau củ tươi, cải chua đều mang đến vị ngon khó cưỡng. Dồi trường nóng hổi, ăn chung với cơm và chấm với nước chấm thì thật tuyệt vời. Mỗi món đều có vị ngon riêng, nhưng điểm chung là giúp bữa ăn nhà bạn thêm phần ngon miệng và phong phú hơn đó.

Dồi trường xào

Dồi trường xào rau củ mang đến vị thanh mát, xào với sả ớt có vị đậm đà và thơm nồng nàn từ sả, xào sa tế lại có vị cay khiến bạn vừa ăn vừa hít hà nhưng không thể nào ngừng đũa được. Với ba món dồi trường xào thập cẩm, sa tế hay sả ớt sẽ giúp cho các chị em nội trợ không còn phải lăn tăn nên làm gì với dồi trường mà lại thưởng thức được nhiều món ngon hơn nữa.

Lưu ý khi ăn dồi trường

  • Ngoài hàm lượng VitaminB12 và protein cao, tốt cho sức khoẻ, dồi trường cũng chứa nhiều chất béo bão hoà và cholesterol làm tăng mỡ trong máu, gây hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người béo phì và người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, gout,...
  • Để đảm bảo sức khoẻ, bạn chỉ nên ăn dồi trường từ 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần ăn chỉ từ 50 - 70gr đối với người lớn và 30 - 50gr đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, không nên ăn dồi trường khi chưa được chế biến kỹ, còn tái vì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Nếu dồi trường đã để qua đêm, bạn cũng không nên sử dụng lại nhé!

Bộ 3 nồi nhôm anod Sunhouse SH6634

Bộ 3 nồi Inox 3 đáy Sunhouse SHG306

Bộ 3 nồi inox 5 đáy Kangaroo KG866

Nồi đất Dong Hwa Tucbeghi G702

Bộ 2 nồi inox 5 đáy Sunhouse SHG2502M

Quánh inox 3 đáy Fivestar Q12-3DG

Nồi đất DongHwa Tucbeghi G703

Bộ chảo quánh nhôm Delites BE011-14

Nồi đất DongHwa Tucbeghi G704

Nồi inox 5 đáy Sunhouse SHG24220

Nồi nhôm chống dính DMX NDE

Nồi lẩu inox Sunhouse SHL24

Xem thêm:

Chỉ với những thông tin vô cùng thiết thực, dễ nhớ, bạn đã có thể biết được dồi trường là gì, cách sơ chế cũng như những món ăn ngon được chế biến từ loại nguyên liệu này. Chúc bạn sẽ có những bữa cơm thật ngon, hấp dẫn bên gia đình cùng những món ngon đến từ dồi trường nhé!

Biên tập bởi Nguyễn Thanh Ngân • 26/11/2020

Cấu tạo bộ máy sinh dục của heo cái bao gồm: buồng trứng, tử cung, âm đạo và cơ quan sinh dục ngoài

  • Đặc điểm cấu tạo bộ máy sinh dục của heo cái
  • Đặc điểm sinh lý của heo nái hậu bị
    • Ảnh hưởng của các yếu tố đến phát dục của heo cái
    • Đặc điểm chu kỳ động dục

Buồng trứng: Heo cái có 2 buồng trứng hình hạt đậu, đường kính trung bình 0,8 – 1,2 cm. Buồng trứng được cẩu tạo bởi 2 vùng: Trong là vùng tủy [chứa mạch máu và dây thẩn kinh], ngoài là vùng vỏ và tại đây chứa vô số các noãn bao phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong các noãn bao có chứa tế bào trứng. Các noãn bao phát triến qua từng giai đoạn, khi thành thục và chín noãn bao vở ra, trứng rụng xuống loa kèn, tại vị trí bao noãn cũ sẽ hình thành nên thể vàng [hoàng thể]. Mỗi lần động dục buồng trứng heo nái có thể rụng 10-30 noãn bào. Trứng được hình thành từ khi heo cái hãy còn chưa sinh [khoảng 100 ngày kể từ khi heo mẹ có chửa, theo Block và Erickson, 1968].

Ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng là ống dài uốn éo, một đầu loe rộng tạo thành loa kèn để đón trứng từ buồng trứng rụng xuống, đẩu kia nối liền với sừng tử cung, ống dẫn trứng dài 15-30 cm.

 Kích thước bộ máy sinh dục heo cái trước và sau thành thục về tính

Các chỉ tiêu Trước TT Sau TT Tăng [%]
Tuổi [ngày] 169 186  
Chiều dài âm đạo [mm] 292 318 9
Chiều dài sừng tử cung [mm] 383 605 58
Chiều dài ống dẫn trứng [mm] 217 241 11
Trọng lượng bộ máy sinh dục [g] 367 546 48,8

Tử cung: Tử cung heo nái gồm 1 thân và 2 sừng. Hai sừng của tử cung có hình dạng chữ V. Nơi tiếp xúc với thân tử cung tạo thành ngà 3, sừng tử cung là nơi chứa thai [2 sừng tử cung dài khoảng 1m], thân tử cung dài khoảng 5cm. Kết thúc tử cung là cổ tử cung. Đây là một cái eo, thường khép kín, ngăn cách với tử cung bởi màng trinh. Tận cùng của bộ máy sinh dục cái là âm hộ. Trong âm hộ có lỗ thông ra ngoài của ống dẫn nước tiểu gọi là lỗ đái và tuyến tiết dịch nhờn. Các bộ phận của bộ máy sinh dục phát triển nhanh theo tuổi.

Ảnh hưởng của các yếu tố đến phát dục của heo cái

Trong quá trình sinh trưởng phát triển, heo cái sẽ dần đi tới thành thục về tính. Sự thành thục về tính của heo phụ thuộc nhiều yếu tố.

Giống: Theo Warnick thì heo nái Yorkshire thành thục về tính lúc 251 ngày tuổi với trọng lượng đạt 90kg, heo Chevvhite là 236 ngày với trọng lượng 80kg. Theo Philip và Zcllod thì heo Polanchina thành thục về tính lúc 217 ngày, trọng lượng đạt 85kg. Theo Golubec heo Duroc thành thục về tính lúc 207 ngày, trọng lượng đạt 73kg. Theo Trần Thế Thông heo nái Móng Cái thành thục về tính lúc 4 tháng 12 ngày, trọng lượng đạt 12kg. Trong cùng một giống nhưng khi phối đồng huyết thì thành thục về tính muộn hơn. Ví dụ theo Salmon-Legangner [1980] heo Yorshire khi giao phối đồng huyết thì tuổi thành thục về tính là 244,5 ngày, khi giao phối giữa 2 dòng là 214 ngày, giữa 3 dòng là 198 ngày và giữa 4 dòng là 193 ngày.

Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng. Trong cùng một uống, nếu dinh dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm và ngược lại. Theo Burger [1972], heo nái trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì sẽ thành thục về tính ở độ tuổi trung bình là 188,5 ngày, với trọng lượng 80 kg. Nhưng nếu chúng ta cho heo ăn hạn chế thì sẽ là 234,8 ngày, với trọng lượng 48,4 kg. Theo Zimmerman: Nếu dinh dưỡng tốt thì sẽ rút ngắn được thời gian thành thục về tính từ 4 – 16 ngày so với mức chỉ đáp ứng được 60 – 70% nhu cầu dinh dưỡng,

Mùa vụ: Theo Smith heo con đẻ vào mùa đông thì thành thục sớm hơn về mùa hè.

Sự có mặt của heo đực đã thúc nhanh sự xuất hiện chu kỳ động dục có trứng rụng, Cole [1970] đã chứng minh hàng ngày nếu cho con đực vào chuồng heo nái ở tuổi 165 – 190 ngày đã làm tăng nhanh hoạt động sinh dục.

Đặc điểm chu kỳ động dục

Heo nái khi thành thục về tính, chúng có chu kỳ động dục và mỗi chu kỳ trung bình là 21 ngày [biến động từ 18 – 25 ngày].

Heo nái có thời gian của 1 chu kỳ động dục phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau:

Ảnh hưởng của giống: Giống khác nhau heo có các chu kỷ khác nhau: Heo ỉ, từ 19-21 ngày, heo Móng Cái từ 18-25 ngày.

Ảnh hưởng của tuổi: Nái tơ thì có chu kỳ tính thường ngắn hơn heo nái trưởng thành, theo Kralling heo nái ở lứa đẻ thứ 2, thứ 3 thì chu kỳ tính trung bình là 20,8 ngày, lứa 6 – 7 là 21,5 ngày; lứa 8 – 9 là 22,4 ngày. Khi theo dõi sinh sàn trên heo ỉ thấy ở lứa thứ nhất chu kỳ tính 19 ngày, lứa thứ 2 là 20 ngày [Lưu Kỷ, 1976]. Theo Xignort thời gian động dục lần đầu thường ngắn hơn những lần sau, đồng thời thường không có trứng rụng hoặc trứng rụng rất ít, kích thước tế bào trứng nhỏ hơn những lần sau. Theo Lubeski thì đường kính của tế bào heo nái 6 tháng tuổi là 146micro, 10 tháng tuổi là 157micro, 4 năm tuổi là 166micro.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kỳ tính ổn định và ngược lại.

Trong thời gian động dục heo nái có sự rụng trứng, từ đó liên quan đến sự thụ thai, chửa và đẻ, Thời gian động dục được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ khi bẳt đầu động dục đến chịu đực [T1]

Giai đoạn 2: Từ khi chịu đực đển hết chịu đực [T2]

Giai đoạn 3: Từ khi hết chịu đực đến hết biểu hiện động dục [T3].

Nghiên cứu của Lưu Kỷ [1976] trên heo ỉ cho biết: T1 = 58,25h; T2 = 48,45h; T3 = 27,95h. Tổng cộng 136,41h [khoảng 5,5 ngày]. Từ đặc điểm động dục trên đây của heo nái, chúng ta có thể xác định thời điểm phối tinh thích hợp cho chúng. Biểu hiện của chu kỳ động dục: khi động dục heo nái biểu hiện không yên tĩnh: kêu la, phá chuồng, tìm đực, nhảy lên lưng con khác, âm hộ xung huyết đỏ tươi, thích gần con đực. Nếu ta ấn tay lên lưng thì nó đứng yên, đuôi cong lên thích giao phối. Nhưng cũng có heo nái biểu hiện dộng dục không rõ nét. Đối với những trường hợp này phải theo dõi để quyết định thời điểm phối thích hợp. Hoặc dùng heo đực thí tình hay sử dụng con đực để phát hiện thời điểm phối thích hợp, tránh nhỡ chu kỳ truyền giống, để nâng cao khả năng sinh sản.

Video liên quan

Chủ Đề