Các bài tập thể dục cho bệnh giãn tĩnh mạch

Đi bộ, bơi lội, tập yoga và đạp xe giúp người bệnh suy giãn tĩnh mạch thuyên giảm các triệu chứng đau.

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng hoặc to ra chạy ngay dưới bề mặt da, thường là ở chân và bàn chân. Chúng hình thành khi các van trên tĩnh mạch trở nên yếu hoặc bị hư hỏng. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần có một phương pháp tập luyện thích hợp để thuyên giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Dưới đây là các bài tập hỗ trợ rất tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới theo Web MD.

Đi bộ

Đi bộ là bài tập đơn giản và phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy đi bộ giúp người bệnh suy tĩnh mạch cải thiện các triệu chứng sau 20-30 phút đi bộ ngắn. Bạn tránh đi quá lâu vì có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chân gây phản tác dụng. Trong lúc đi bộ, người bệnh có thể dùng vớ giãn tĩnh mạch để tăng thêm hiệu quả.

Bơi lội

Bơi lội là bộ môn được các bác sĩ khuyến khích người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên tập luyện. Bởi các chuyển động trong quá trình bơi sẽ giúp hai chân không phải chịu nhiều áp lực như các môn thể thao trên cạn, từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, tăng cường tuần hoàn máu. Ngoài lợi thế trên, bơi lội còn giúp giảm cân, phát triển các cơ bắp và tăng cường khả năng chống đỡ.

Đạp xe

Giống như bơi lội, đạp xe cũng giảm áp lực cho đôi chân. Đạp xe chậm cho phép vận động nhiều ở các vùng khớp chân. Đặc biệt, các hoạt động của chân cũng như nhịp hô hấp trong lúc đạp xe đạp tạo điều kiện cho máu về tim nhiều hơn, cải thiện các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân. Ngoài đạp xe, người bệnh cũng có thể thực hiện bài tập đạp xe ngay tại nhà.

Với bài tập này, người bệnh chỉ cần nằm thoải mái trên sàn, sau đó, nâng từng chân lên trên không và di chuyển theo chuyển động tròn như động tác đạp xe.

Các bài tập thể dục cho bệnh giãn tĩnh mạch

Đạp xe tuy giúp người bệnh suy giãn tĩnh mạch lưu thông máu. Ảnh: Freepik.

Bài tập ngồi và đứng

Nếu không có thời gian tập luyện, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể thực hiện động tác đứng lên và ngồi xuống vào những khoảng nghỉ ngắn trong ngày. Khi tập, người bệnh chỉ cần ngồi xuống và đứng lên từ từ, chú ý giữ lưng thẳng, nhìn về phía trước, cố gắng thực hiện 10-15 lần mỗi hiệp.

Bài tập khuỵu gối

Khuỵu gối là bài tập được xây dựng dựa trên cơ chế kiểm soát nhịp nhàng lưu lượng máu đến phần dưới cơ thể. Với bài tập này, người bệnh cần đứng thẳng trên sàn nhà. Sau đó, bước chân trái tới trước rồi từ từ hạ thấp đầu gối chân trái vuông góc với mặt phẳng. Chân phải duỗi cong nhẹ và lưng thẳng. Bạn giữ nguyên tư thế trong 15 giây và hạ chân để về tư thế cũ, thực hiện mỗi bên chân 15 lần mỗi ngày.

Yoga

Tập yoga cũng là một trong những cách cải thiện các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Theo WebMD, tư thế giãn chân trên tường (Viparita Karani) có thể làm tăng lượng máu tuần hoàn lên tim, từ đó giúp các tĩnh mạch không bị tắc nghẽn. Đầu tiên, người bệnh cần nằm trên sàn. Sau đó, bạn đưa chân lên tường cho đến khi cơ thể tạo thành một góc vuông với mặt đất. Nếu không thoải mái, người bệnh có thể kê gối hoặc khăn ở phần lưng.

Giãn tĩnh mạch theo nghiên cứu đang xu hướng tăng ở Việt Nam chiếm từ 25% đến 30%, bên cạnh việc dùng thuốc theo kê toa của bác sỹ thì với người bệnh cần phải có những bài tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch để hỗ trợ cho quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch chân có một vài triệu chứng tiêu biểu bao gồm:

  • Đau, cảm giác chân nặng nề và khó chịu.
  • Sưng chân và mắt cá chân.
  • Cảm giác chân nóng rát, nhói đau.
  • Chuột rút, nhất là vào ban đêm.
  • Da phía trên tĩnh mạch bị giãn trở nên khô, ngứa, mỏng đi.

Các triệu chứng dường như sẽ rõ rệt hơn khi thời tiết ấm lên hoặc khi phải đứng lâu. Cách đơn giản để cải thiện triệu chứng chính là đi bộ, nằm nghỉ ngơi và nâng cao chân ở vị trí ngang bằng hoặc cao hơn tim.

8 bài tập cho người bị giãn tĩnh mạch chân

Bài tập Buerger Allen

Buerger Allen được biết đến là một trong những bài tập lâu đời nhất giúp cải thiện lưu thông máu đến chân và hạn chế giãn tĩnh mạch. Bài tập này dựa trên cơ chế kiểm soát nhịp nhàng lưu lượng máu đến phần dưới cơ thể.

Cách thực hiện

  • Nằm trên giường và giơ hai chân lên cao.
  • Giữ nguyên vị trí cho đến khi bàn chân chuyển sang màu trắng nhợt nhạt.
  • Ngồi dậy, hai chân thả lỏng, buông thõng xuống mép giường cho đến khi màu sắc bàn chân hồng hào trở lại.
  • Nằm xuống, chân duỗi, cả thân người tạo thành một đường thẳng.

Thực hiện bài tập này 10-12 lần.

Các bài tập thể dục cho bệnh giãn tĩnh mạch

Bài tập nhón gót

Bài tập này được thực hiện nhằm mục đích tăng cường cơ ở bắp chân, ngăn ngừa phát sinh giãn tĩnh mạch ở các vị trí mới và làm giảm tình trạng giãn tĩnh mạch ở những vị trí trí cũ. Nó rất dễ dàng để thực hiện và bạn có thể tập luyện gần như mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên, đây là một bài tập có liên quan đến sự cân bằng, khả năng giữ thăng bằng nên khi tập cần cẩn thận để tránh những chấn thương không đáng có.

Cách thực hiện

  • Đứng ở tư thế bình thường.
  • Nhón gót, dồn trọng tâm vào các ngón chân khi đứng.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 nhịp đếm.
  • Hạ gót chân, trở về tư thế đứng bình thường ban đầu.

Thực hiện 20 lần.

Nếu thường xuyên luyện tập, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng trong vòng vài tuần. Bài tập này còn có một biến thể khác, chú trọng đến việc tăng cường sức mạnh cổ chân trong quá trình tập. Trong đó, người tập sẽ đứng trên một chiếc ghế đẩu.

Các bài tập thể dục cho bệnh giãn tĩnh mạch

Nâng cao chân ra phía sau

Bài tập này tăng cường sức mạnh cho cơ ở hông, mông, đùi và bắp chân, tốt cho người bị chứng giãn tĩnh mạch chân. Bạn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Cách thực hiện

  • Nằm sấp, bụng áp xuống sàn.
  • Nâng chân lên cao tạo góc 30 độ, hai chân chụm lại. Cố gắng duỗi thẳng chân, không gập cong đầu gối.
  • Thực hiện bài tập nhẹ nhàng và chậm rãi để tránh tổn thương cơ bắp.
  • Giữ nguyên tư thế trong 10 nhịp đếm.
  • Trở về tư thế ban đầu.

Thực hiện bài tập giãn tĩnh mạch chân nói trên ít nhất 15 lần/ngày. Nếu tập vào buổi sáng, bạn sẽ thấy nhu động ruột được cải thiện. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được thực hiện bài tập trên.

Nâng chân phía ngang hông

Nâng chân sang phía ngang hông là bài tập giãn tĩnh mạch chân có lợi cho cả hông và đùi. Những người gặp vấn đề ở lưng cần thận trọng khi thực hiện và phải ngưng ngay lập tức nếu cảm thấy bị đau lưng.

Cách thực hiện

  • Nằm nghiêng qua bên phải, chống khuỷu tay phải lên mặt sàn để đỡ đầu, tay trái đặt xuôi theo thân mình hoặc chống bàn tay xuống sàn.
  • Chậm rãi nâng chân trái lên cao tạo góc 45 độ. Giữ nguyên tư thế và đếm đến 10.
  • Hạ chân xuống để trở về tư thế bình thường.

Lặp lại động tác này 15 lần, sau đó đổi bên và làm tương tự với chân bên kia. Bài tập giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức mạnh đôi chân.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy thực hiện động tác một cách chậm rãi.

Các bài tập thể dục cho bệnh giãn tĩnh mạch

Đạp xe trên không

Đạp xe trên không là bài tập tác động tích cực đến lưu thông máu tổng thể chứ không riêng gì vùng chi dưới. Nó còn giúp loại bỏ mỡ bụng và làm săn chắc phần dưới cơ thể. Tuy nhiên, động tác này không được khuyến khích cho những người có vấn đề với phần lưng.

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa trên bề mặt mềm mại để đỡ bị cấn lưng.
  • Nâng cả hai chân lên cao, gập đầu gối ở góc 60 độ.
  • Đẩy một chân về phía trước rồi thu chân lại với chuyển động tròn. Lặp lại với chân bên kia, tưởng tượng như đang đạp xe trên không.
  • Thực hiện chuyển động chân ít nhất 25-30 lần/lượt và tập 3 lượt, giữa các lượt có đợt nghỉ ngơi 10 giây.

Đạp xe trên không là bài tập mang tính thay thế cho hoạt động đạp xe thực tế nên nếu có điều kiện, bạn hãy đạp xe thực tế để đạt hiệu quả cao hơn.

Các bài tập thể dục cho bệnh giãn tĩnh mạch

Side lunge

Side lunge là bài tập giãn tĩnh mạch chân thú vị và giúp bạn cảm thấy tràn trề năng lượng, nhưng những người có vấn đề với đầu gối cần thực hiện một cách chậm rãi và cẩn trọng. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra thì nên ngừng tập ngay.

Cách thực hiện

  • Hai tay chống hông, hai chân dang rộng bằng vai.
  • Nâng chân phải xoải rộng sang ngang, sau đó khuỵu đầu gối phải xuống. Giữ cho chân trái thẳng, đầu gối không cong.
  • Đếm đến 10 rồi trở về tư thế đứng ban đầu.
  • Lặp lại động tác với chân bên kia.

Thực hiện động tác 10 lần cho mỗi chân để hoàn thành 1 lượt. Cần thực hiện 3 lượt mỗi ngày. Sau khi tập luyện một thời gian, bạn sẽ thấy được sự khác biệt rõ rệt đối với các tĩnh mạch giãn ở đùi và chân.

Xoay cổ chân

Xoay cổ chân giúp cải thiện lưu thông máu. Bài tập này giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch xuất hiện và tiến triển. Ngoài ra, nó còn tăng cường cơ bắp và chữa đau chân.

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa, co gối để nâng chân trái lên ngực, hai tay ôm giữ chân đang co.
  • Xoay bàn chân trái theo chiều kim đồng hồ 5 vòng, rồi lại xoay 5 vòng ngược chiều kim đồng hồ.
  • Trở về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện tương tự với chân bên kia.

Thực hiện ít nhất 15 lần để đạt hiệu quả. Hãy tập từ từ và ngừng lại nếu thấy đau hay khó chịu. Nếu tư thế co chân gây khó chịu, bạn thử đơn giản hóa động tác, chỉ cần để chân thẳng và xoay bàn chân là được.

Nâng chân vuông góc

Nâng chân vuông góc là động tác rất hiệu quả để chống giãn tĩnh mạch. Người có vấn đề về lưng cần chú ý khi tập động tác này.

Cách thực hiện

  • Nằm thẳng lưng trên một tấm thảm hoặc bề mặt mềm mại với hai chân thẳng, hai tay đặt xuôi theo thân.
  • Giơ một chân cao lên thẳng đứng, tạo góc vuông so với mặt phẳng sàn (hoặc giơ chân lên cao nhất có thể).
  • Duy trì tư thế trong 15 giây, dùng tay đỡ hông nếu cần.
  • Hạ chân xuống để trở về tư thế cũ.

Thực hiện bài tập này hàng ngày, 15 lần trở lên cho mỗi chân.

Lưu ý cho người bị giãn tĩnh mạch chân khi tham gia hoạt động thể dục thể thao

Những bài tập trên giúp phòng chống, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh còn có thể lựa chọn các hình thức tập luyện nhẹ nhàng, không gây quá nhiều áp lực lên tĩnh mạch như tập yoga, đi bộ, đạp xe. Tuy nhiên, cần thận trọng với một số hoạt động thể chất có cường độ nặng như chạy bộ, nâng tạ.

Ngoài việc tập luyện thể dục, người bị suy giãn tĩnh mạch cần đi khám định kỳ và uống thuốc, đeo vớ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Còn 1000 suất khám miễn phí suy giãn tĩnh mạch

Nếu bạn có các triệu chứng đau chân, tê mỏi chân, chuột rút, sưng nhức chân... hãy đến Khoa Mạch Máu Bệnh viện Quốc tế City để được miễn phí tiền khám (tương đương 400.000VNĐ).

  • Thời gian áp dụng ưu đãi: từ 07/11/2019 đến 31/12/2019.
  • Thời gian khám miễn phí: Vào các buổi Sáng từ 8.30-11:30 thứ 3 và 6 hàng tuần.

Quy trình khám:

Khách hàng gọi điện thoại vào hotline 0987 853 793 để hẹn lịch khám.

Sau đó, Bệnh viện Quốc tế City sẽ gửi tin nhắn mã code khám miễn phí vào số điện thoại di động của khách hàng.

Khi đến khám, khách hàng xuất trình tin nhắn có chữa mã code khuyến mãi để được miễn tiền khám tương đương 400.000 VNĐ.

Giãn tĩnh mạch nên tập môn thể dục gì?

Những môn thể thao tốt nhất cho người có bệnh lý suy tĩnh mạch là đi bộ, đạp chạy xe đạp, bơi lội. Đặc điểm chung của những môn này là có sự di chuyển linh hoạt ở cổ chân. Nhờ thế sẽ giúp cho việc hồi lưu của tĩnh mạch được dễ dàng, giúp làm áp lực trong long tĩnh mạch và cải thiện triệu chứng.

Làm sao để hết bị giãn tĩnh mạch?

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính.

Kê chân cao khi nằm nghỉ.

Hạn chế ngồi lâu hoặc đứng lâu..

Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập cơ.

Quấn chân bằng băng thun hoặc đi tất thun..

Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì.

Có chế độ ăn hợp lý, tăng cường rau củ quả, chất xơ để tránh táo bón..

Bị giãn tĩnh mạch uống thuốc trong bao lâu?

Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt chiều dài của đoạn tĩnh mạch bị giãn. Thời gian thực hiện điều trị thường kéo dài khoảng 30 - 40 hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng của người bệnh.

Làm gì khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Những việc bạn nên làm để hạn chế diễn biến của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh:.

Mang quần lót dành cho vận động viên nếu bạn bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nhiều..

Uống thuốc giảm đau thông dụng như acetaminophen nếu cơn đau kéo dài..

Đi khám bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng kể trên trở nên nghiêm trọng hơn..