Các bài tập vật lí nâng cao lớp 6 về năm 2024

Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...

Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

Bài Tập Nâng Cao Vật Lí Lớp 6

Cuốn sách Bài Tập Nâng Cao Vật Lí Lớp 6 được biên soạn giúp các em học sinh lớp 6 hệ thống lại các kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng giải bài tập theo chương trình mới. Cuốn sách cung cấp cho các em học sinh khá, giỏi yêu thích môn Vật lí có thêm tài liệu tham khảo về các bài tập Vậy lí nâng cao.

Nội dung sách bao gồm hai chương với các phần như sau:

Chương 1: Cơ học

- Đo độ dài - Thể tích - Khối lượng

- Lực - Trọng lực - Lực đàn hồi - Lực kế - Trọng lượng - Khối lượng - Trọng lượng riêng - Khối lượng riêng

- Máy cơ đơn giản - Mặt phẳng nghiêng - Đòn bẩy - Ròng rọc

Chương 2: Nhiệt học

- Sợ nở vì nhiệt của các chất Rắn - Lỏng - Khí; Nhiệt kế - Nhiệt giai

- Sự nóng chảy và sự đông đặc; Sự bay hoi và ngưng tụ; Sự sôi

Cuối cuốn sách có phần hướng dẫn giải và đáp số, nhằm đối chiếu kết quả sau khi các em tự giải xong bài của mình.

Upload - Home - Sách - Sheet nhạc - Tải Video - Download - Mới đăng

Bản quyền (c) 2006 - 2024 Thư Viện Vật Lý

Các tài liệu thuộc bản quyền của tác giả hoặc người đăng tải.

Các hình ảnh, nội dung của các nhãn hàng hoặc các shop thuộc bản quyền các nhãn hàng và các shop đó.

Các Liên kết đại lý trỏ về các website bán hàng có bản quyền thuộc về các sàn mà nó trỏ đến. Chúng tôi từ chối trách nhiệm liên quan đến các nội dung này.

Chất lượng sản phẩm do nhãn hàng công bố và chịu trách nhiệm.

Các đánh giá, hình ảnh đánh giá, review, các gọi ý trong tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không mang thêm ý nghĩa gì khác

Nhằm mục đích giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức môn Vật Lí 6, bộ Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 gồm các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm cơ bản và nâng cao có lời giải chi tiết được biên soạn theo từng bài học giúp bạn đạt điểm cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 6.

Chương 1: Cơ học

  • Trắc nghiệm Bài 1: Đo độ dài
  • Trắc nghiệm Bài 1: Đo độ dài (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo - phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
  • Trắc nghiệm Bài 3: Đo thể tích chất lỏng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
  • Trắc nghiệm Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng
  • Trắc nghiệm Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng
  • Trắc nghiệm Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
  • Trắc nghiệm Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực
  • Trắc nghiệm Bài 8: Trọng lực - Đơn vị lực (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 9: Lực đàn hồi
  • Trắc nghiệm Bài 9: Lực đàn hồi (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng
  • Trắc nghiệm Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
  • Trắc nghiệm Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 13: Máy cơ đơn giản
  • Bài tập Lực, tác dụng của lực cực hay, chi tiết
  • Trắc nghiệm Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
  • Trắc nghiệm Bài 14: Mặt phẳng nghiêng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 15: Đòn bẩy
  • Trắc nghiệm Bài 15: Đòn bẩy (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 16: Ròng rọc
  • Trắc nghiệm Bài 16: Ròng rọc (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 17: Tổng kết chương I: Cơ học
  • Trắc nghiệm Bài 17: Tổng kết chương I: Cơ học (phần 2)

Chương 2: Nhiệt học

  • Trắc nghiệm Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
  • Trắc nghiệm Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
  • Trắc nghiệm Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
  • Trắc nghiệm Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
  • Trắc nghiệm Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ
  • Trắc nghiệm Bài 22: Nhiệt kế - Thang đo nhiệt độ (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
  • Trắc nghiệm Bài 24: Sự nóng chảy (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 24: Sự đông đặc (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
  • Trắc nghiệm Bài 26: Sự bay hơi (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 26: Sự ngưng tụ (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 28: Sự sôi
  • Trắc nghiệm Bài 28: Sự sôi (phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
  • Trắc nghiệm Bài 29: Sự sôi (tiếp theo - phần 2)
  • Trắc nghiệm Bài 30: Tổng kết chương II : Nhiệt học
  • Trắc nghiệm Bài 30: Tổng kết chương 2: Nhiệt học (phần 2)

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 1 (có đáp án)

Câu 1 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

  1. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là khoảng cách giữa 2 vạch dài nhất liên tiếp của thước.
  1. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ đài lớn nhất ghi trên thước.
  1. Cả A và B sai
  1. Cả A và B đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Giải thích: Giới hạn đo là giá trị đo lớn nhất của dụng cụ đo, GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

Câu 2 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

  1. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
  1. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.
  1. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1 mm.
  1. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch có in số liên tiếp của thước.

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Giải thích: Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 3 : Để đo kích thước (dài, rộng, đày) của cuốn sách vật lý 6, ta dùng thước nào là hợp lý nhất trong các thước sau:

  1. Thước có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
  1. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất là l cm.
  1. Thước đo có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất l mm.
  1. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích: Ta ước lượng cuốn sách vật lý 6 dài khoảng 18 cm, rộng 12 cm, độ dày chưa tới 1 cm.

Vì vậy nên chọn thước đo độ dài có giới hạn đo lớn hơn gần nhất với giá trị ta ước lượng, tức là chọn thước có GHĐ 20 cm.

Vì độ dày của sách ước lượng chưa tới 1cm nên ta chọn thước có ĐCNN là 1mm, như vậy kết quả đo sẽ chính xác hơn.

Câu 4 : Để do chiều dài vải, người bán hàng phải sử dụng thước nào sau đây là hợp lý

  1. Thước cuộn.
  1. Thước kẻ.
  1. Thước thẳng (thước mét)
  1. Thước kẹp.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích: Ước lượng chiều dài vải cần đo lớn hơn 1m. Mặt khác, vải là vật liệu mềm, để đo chính xác chiều dài vải ta cần dùng thước thẳng (thước mét).

Câu 5 : Trên thước thẳng (thước mét) mà người bán vải sử dụng, hoàn toàn không có ghi bất kỳ một số liệu nào, mà chỉ gồm có 10 đoạn xanh, trắng xen kẽ nhạu. Theo em thước có GHĐ và ĐCNN nào sau dây:

  1. GHĐ 1 m và ĐCNN 10 cm
  1. GHĐ 1 m và ĐCNN 1 tấc .
  1. GHĐ 1,5 m và ĐCNN 15 cm
  1. A và B đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích: Vì đây là thước mét, mà lại có 10 đoạn xanh, trắng xen kẽ, nên giới hạn đo của thước là 1 mét.

Độ chia nhỏ nhất là 1 đoạn xanh hoặc 1 đoạn trắng (dài bằng nhau) và bằng: 1m : 10 = 0,1 m = 10 cm = 1 tấc. (tấc là cách gọi khác của độ dài 10 cm)

Câu 6 : Trên thước dây của người thợ may có im chữ cm ở đầu thước, số bé nhất và lớn nhất trên thước là 0 và 150. Từ vạch số 1 đến vạch số 2 người ta đếm có tất cả 11 vạch chia. GHĐ và độ chia nhỏ nhất của thước lần lượt là:

  1. 150 cm; 1 cm
  1. 150 cm; 1 mm
  1. 150 mm; 0,1 mm
  1. 150 mm; 1 cm

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Giải thích: Trên thân thước có ghi cm tức là đơn vị đo của thước là cm.

Giá trị đo lớn nhất của thước là 150 cm tức là GHĐ của thước là 150 cm.

Giữa hai vạch số 1 và 2 có chiều dài 1 cm, có 11 vạch chia, tức là có 10 khoảng. Vậy khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp là 1 cm : 10 = 0,1 cm = 1 mm, tức là ĐCNN của thước là 1 mm.

Câu 7 : Inch (đọc là inh) là một trong những đơn vị đo chiều dài của Anh. Khi mua tivi, người ta hay nói tivi 17 inh có nghĩa đường chéo của màn hình là 17 inch. Biết l inch = 2,54cm. Nếu bố của Bình mua một chiếc tivi 25 inch, thì có nghĩa đường chéo của màn hình là:

  1. 53,3 cm
  1. 533 mm
  1. 5,33 cm
  1. Cả A, B, C cùng sai.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích:

Đổi đơn vị 1 inch = 2,54 cm

25 inch = 25 x 2,54 cm = 63,5 cm

Vậy cả ba đáp án A, B, C đều sai.

Câu 8 : Bố của Chi là thợ mộc, bố nhờ Chỉ mua 10 g đinh 5 phân. Đinh 5 phân có nghĩa là:

  1. Chiều dài của đinh là 5cm.
  1. Chiều dài của đinh là 5 mm.
  1. Chiều dài của đỉnh là 5 dm,
  1. Tất cả cùng sai.

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Giải thích: Phân là cách gọi khác của đơn vị cemtimet (cm). Đinh 5 phân là đinh có chiều dài 5 cm.

Câu 9 : Để đo kích thước của chiếc bàn học, ba bạn Bình, Lan, Chi chọn thước đo như sau:

Bình: GHĐ l,5 m và ĐCNN 1 cm.

Lan: GHĐ 50 cm và ĐCNN 10 cm.

Chi: GHĐ l,5 m và ĐCNN 10 cm.

  1. Chỉ có thước của Bình hợp lý và chính xác nhất.
  1. Chỉ có thước của Lan hợp lý và chính xác nhất.
  1. Chỉ có thước của Chi hợp lý và chính xác nhất.
  1. Thước của Bình và Chi hợp lý và chính xác nhất.

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Giải thích: Ước lượng chiều dài bàn học khoảng 1,2 m – 1,4 m; chiều rộng bàn học từ 45 – 60 cm, chiều cao của bàn từ 60 – 75 cm.

Với sự ước lượng các kích thước như vậy ta nên chọn thước có GHĐ 1,5 m, để kết quả đo chính xác nhất thì trong các loại thước cùng GHĐ, ta nên chọn thước có ĐCNN càng nhỏ càng chính xác

Vì vậy, Bình chọn thước hợp lý và chính xác nhất.

Câu 10 : Khi sử dụng thước đo ta phải:

  1. Chỉ cần biết giới hạn đo của nó.
  1. Chỉ cần biết độ chia nhỏ nhất của nó.
  1. Chỉ cần biết đơn vị của thước đo.
  1. Phải biết cả giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích: Khi sử dụng thước đo cần phải biết cả GHĐ và độ chia nhỏ nhất của nó để sử dụng phù hợp với mục đích, đối tượng cần đo và độ chính xác của kết quả đo.

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 2 (có đáp án)

Câu 1 : Để đo chiều dài cuốn sách Vật lý 6, ba bạn Bình; Lan, Chi cùng dùng một cây thước, nhưng lại đo được 3 giá trị khác nhau như sau:

Bình: 24 cm

Lan: 24,1 cm

Chi: 24,5 cm

Thước đo trên có ĐCNN là:

  1. 1 mm
  1. 1 cm
  1. 0,5 cm
  1. 0,5 mm

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Giải thích: Mặc dù cùng sử dụng một thước nhưng cách đo khác nhau, hoặc cách đọc khác nhau có thể dẫn đến kết quả đo khác nhau.

Từ kết quả của Bình, thước này có thể có ĐCNN là 1 cm hoặc 0,5 cm, hoặc 1 mm

Từ kết quả của Lan, thước này có thể có ĐCNN là 1mm

Từ kết quả của Chi, thước này có thể có ĐCNN là 1 mm hoặc 0,5 cm.

Như vậy thước này phải có ĐCNN là 1 mm.

Câu 2 : Để đo kích thước của một thửa ruộng, dùng thước nào sau đây là hợp lý nhất:

  1. Thước thẳng có GHĐ lm; ĐCNN lcm
  1. Thước thẳng có GHĐ l,5m; ĐCNN 10 cm
  1. Thước cuộn có GHĐ 30m; ĐCNN 10 cm
  1. Thước xếp có GHĐ 2m; ĐCNN l cm

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích: Một thửa ruộng ước lượng phải có kích thước lớn hơn 20 m, ĐCNN của thước càng nhỏ thì kết quả càng chính xác. Vì vậy để đo kích thước của ruộng nên chọn thước cuộn có GHĐ là 30 m, ĐCNN là 10 cm.

Câu 3 : Nói về quy tắc đặt thước để đo chiều dài của cây bút chì, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình:

Lan: Không cần thiết phải đặt thước dọc theo chiều dài của bút chì.

Đặt thước theo chiều dài của bút chì, nhưng không nhất thiết phải đặt một đầu ngang bằng với vạch 0 của thước.

Chi: Phải đặt thước dọc theo chiều dài của bút và một đầu của bút phải ngang với vạch số 0 của thước.

  1. Chỉ có Bình đúng.
  1. Chỉ có Lan đúng.
  1. Chỉ có Chi đúng.
  1. Lan và Chi cùng đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích: Để đo chiều dài bút chì, cần đặt thước dọc theo thân bút, một đầu của bút phải trùng với vạch số 0 của thước.

Chỉ có Chi đúng.

Câu 4 : Câu nào sau đây đúng khi nói về quy tắc đặt mắt để đọc kết quả đo.

  1. Đặt mắt nhìn theo hưởng xiên sang phải.
  1. Đặt mắt nhìn theo hướng sang trái.
  1. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước tại đầu kia của một vật.
  1. Đặt mắt như thế nào là tùy ý.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích: Để đọc kết quả đo chính xác cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước tại đầu kia của một vật.

Câu 5 : Để đo bề dày của một trang sách vật lý 6, người ta đo bề dày của cả cuốn sách (trừ bìa) rồi sau đó... Biết rằng sách dày 98 trang.

  1. Chia cho 98.
  1. Chia cho 49.
  1. Chia cho 50
  1. Chia cho 100

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Giải thích: Vì sách có 98 trang, mà mỗi tờ giấy có 2 trang, nên 98 trang sách là 49 tờ.

Để đo bề dày của một trang sách vật lý 6, người ta đo bề dày của cả cuốn (trừ hai bìa) rồi chia cho 49.

Câu 6 : Một người dùng thước thẳng có ĐCNN là 0,5cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lý 6. Trong các kết quả ghi dựới đây, kết quả nào đúng:

  1. 23,75 cm
  1. 24,25 cm
  1. 24 cm
  1. 24,15 cm

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Vì ĐCNN của thước là 0,5 cm nên kết quả đo khi đọc chỉ có thể có các giá trị chẵn hoặc lẻ 0,5 cm; ví dụ như: 24 cm hoặc 24,5 cm.

Trong các kết quả trên chỉ có thể có kết quả 24 cm là đúng.

Câu 7 : Dùng một sợi chỉ quấn đều 20 vòng lên thân một bút chì (mỗi vòng sát nhau và không chồng chéo lên nhau). Dùng thước thẳng đo chiều dài phần được quấn (trên thân cây bút chì) ta được trị số là 0,5cm. Đường kính của sợi chỉ là:

  1. 0,25 cm
  1. 0,025 cm
  1. 0,0025 cm
  1. 0,00025 cm

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Giải thích:

20 vòng chỉ xếp sát nhau nên độ dài của 20 vòng chỉ này trên thân thước là 20 lần đường kính của một sợi chỉ.

Đường kính một sợi chỉ là 0,5 cm : 20 = 0,025 cm.

Câu 8 : Dùng thước thẳng để đo chiều dài sợi chỉ nói trên, ta được số đo 25cm. Chu vi cây bút chì là:

  1. 1,25 cm B. 2,5 cm
  1. 0,125 cm D. 125 mm

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Chiều dài sợi chỉ trên chính là 20 lần chu vi của thân chiếc bút chì.

Vậy chu vi thân bút là 25 cm : 20 = 1,25 cm.

Câu 9 : Trong phép đo độ dài của một vật. Có 5 sai số thường gặp sau đây:

(I) Thước không thật thẳng.

(II) Vạch chia không đều.

(III) Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật.

(IV) Đặt mắt nhìn lệch.

(V) Một đầu của vật không đúng vạch số 0 của thước.

Sai số mà người đo có thể khắc phục dược là:

  1. (I) và (II) ;
  1. (III); (IV) và (V)
  1. (I), (III); (IV) và (V)
  1. Cả 5 sai số, người đo đều có thể khắc phục được.

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Giải thích: Trong các loại sai số trên, sai số thuộc về sai sót của dụng cụ đo như thước không thật thẳng, các vạch chia không đều là ta không khắc phục được. Các sai sót do bản thân người đo thực hiện phép đo chưa chính xác như đặt mắt nhìn không đúng (nhìn lệch), đặt thước không theo chiều dài vật, đặt một đầu vật không trùng với vạch số 0 là các loại sai số có thể khắc phục được bằng cách thực hiện đúng kĩ thuật đo. Cần đặt mắt nhìn thẳng, vuông góc với vạch chia của thước tại đầu kia của vật; đặt thước dọc theo chiều dài vật; đặt một đầu của vật trùng với vạch số 0.

Câu 10 : Để kiểm tra lại chiều dài của cuốn sách giáo khoa Vật lý 6, trong khi chọn thước, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:

Bình: Phải chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cuốn sách để chỉ cần đặt thước một lần và giảm được sai số.

Lan: Phải chọn thước có ĐCNN bằng với đơn vị chiều dài của cuốn sách.

Chi: Thước nào cũng được, cần gì phải chọn thước như thế.

  1. Chỉ có Bình đúng.
  1. Chỉ có Lan đúng.
  1. Chỉ có Chi đủng.
  1. Bình và Lan cùng đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích: Khi đo lại chiều dài của cuốn sách vật lý 6, cần chọn thước có GHĐ lớn hơn chiều dài cuốn sách để giảm sai số và chỉ cần đặt thước một lần. Nên chọn thước có ĐCNN theo đơn vị đo chiều dài sách (mm hoặc cm) để có kết quả chính xác nhất.

Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 3 (có đáp án)

Câu 1 : Đơn vị nhỏ nhất để đo thể tích của chất lỏng là cc.

1 cc bằng:

  1. 1 ml
  1. 0,001 l
  1. 1 cm3.
  1. Cả A, B, C cùng đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích: Đổi đơn vị 1 ml = 0,001 l = 0,001 dm3 = 1 cm3 = 1 cc

Câu 2 : Đồng hồ nước là một dụng cụ để đo lượng nước tiêu thụ trong tháng. Em thường nghe người lớn nói: “tháng này tiêu thụ 30 khối nước”, 1 khối = 1 m3 =

  1. 100 l
  1. 1000 l
  1. 10 000 l
  1. 100 dm3

Hiển thị đáp án

Đáp án B

Giải thích: Đổi đơn vị 1 m3 = 1000 lít = 1000 dm3

Câu 3 : Mỗi lần hiến máu nhân đạo, người ta có thể hiến 250 cc máu

  1. 0,25 lít
  1. 0,025 dm3
  1. 0,025 lít
  1. 0,0025 lít

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Giải thích: Đổi đơn vị : 1 lít = 1000 ml = 1000 cc.

Vậy 250 cc = 250ml = 0,25 lít.

Câu 4 : Để đọc giá trị thể tích của nước trong bình chia độ, ta đặt mắt như thế nào?

  1. Đặt mắt ngang bằng với mực nước trong bình.
  1. Đặt mắt ở phía dưới mực chất lỏng và ngước lên trên.
  1. Đặt mắt ở phía trên mực chất lỏng và nhìn xiên xuống dưới.
  1. Đặt mắt như thế nào miễn là đọc được mực chất lỏng là được.

Hiển thị đáp án

Đáp án A

Giải thích: Để đọc chính xác thể tích nước trong bình chia độ ta cần đặt mắt ngang bằng với mực nước trong bình.

Câu 5 : Câu nàọ sau dây đúng khi nói về quy tắc đặt bình chia độ:

  1. Đặt bình sao cho mực chất lỏng nghiêng về các cạnh trên bình để dễ đọc kết quả.
  1. Đặt bình sao cho mực chất long nghiêng về các số được in trên bình.
  1. Đặt bình chia độ thẳng đứng so với phương nằm ngang.
  1. Đặt bình thế nào cũng được, miễn là mực chất lỏng trong bình ổn định.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần đặt bình sao cho bình chia độ thẳng đứng so với phương nằm ngang. Để mực chất lỏng trong bình ổn định (không bị sóng sánh) rồi đặt mắt ngang với mực chất lỏng trong bình để đọc giá trị đo.

Câu 6 : Trên một bình chia độ có ghi cm3. Chỉ số bé nhất và lớn nhất là 0 và 400 người ta đếm có tất cả 41 vạch chia. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ nói trên là:

  1. 10 cm3

B, 0,01 l

  1. 0,1 l
  1. A và B đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích: Trên thân bình ghi cm3 tức là đơn vị đo của bình là cm3. Giá trị lớn nhất trên bình là 400 tức là GHĐ của bình là 400 cm3. Tất cả có 41 vạch chia tức là có 40 khoảng giữa hai vạch chia liên tiếp. Vậy ĐCNN của bình là 400 cm3 : 40 = 10 cm3.

Vì 1 cm3 = 0,001 l nên 10 cm3 = 0,01 l.

Nên cả đáp án A và B đều đúng. ĐCNN của bình là 10 cm3 = 0,01l.

Câu 7 : Trên mỗi lon nước ngọt có ghi 330 ml. Số liệu này có nghĩa là:

  1. Dung tích lon là 330 ml.
  1. Lượng nước ngọt chứa trong lon là 330 ml.
  1. Thể tích lon là 330 ml.
  1. Cả A, B, C cùng đúng.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích: Trên thân lon nước ngọt ghi 330 ml chính là thể tích của lượng nước ngọt chứa trong lon. Nhưng ta thấy nước ngọt được chứa đầy trong lon, vì vậy dung tích của lon cũng là 330 ml. Mặt khác, vỏ lon rất mỏng, có thể bỏ qua thể tích vỏ lon, nên thể tích của lon nước cũng là 330 ml.

Câu 8 : Nếu Nam khui một lon nước ngọt và uống mất một hụm, để biết được lượng nước ngọt còn lại trong lon, Nam nên dùng bình chia độ nào sau đây là hợp lý nhất

  1. Bình có GHĐ 1000 ml và ĐCNN là 10 ml.
  1. Bình có GHĐ 500ml và ĐCNN là 5ml.
  1. Bình có GHĐ 350ml và ĐCNN là 2ml.
  1. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN là 2ml.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích: Vì lon nước ngọt có dung tích 330 ml, Nam đã uống một hụm nên thể tích nước còn lại dưới 330ml, nhưng lớn hơn 100ml, vì vậy ta nên chọn bình chia độ có GHĐ lớn hơn gần nhất với 330 ml, tức là loại bình có GHĐ 350 ml. Để kết quả đo chính xác thì chọn loại có ĐCNN nhỏ 2ml.

Câu 9 : Những sai số nào sau đây trong phép đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, mà ta không thể nào làm giảm thiểu sai số được:

  1. Bình chia độ đặt nghiêng.
  1. Mặt thoáng của chất lỏng bị sóng sánh.
  1. Các vạch chia không đều nhau.
  1. Đặt mắt nhìn nghiêng.

Hiển thị đáp án

Đáp án C

Giải thích: Sai số do dụng cụ đo như vạch chia không đều nhau ta không khắc phục được. Các sai số do phương pháp đo chưa đúng như đặt bình chia độ nghiêng, đặt mắt nhìn nghiêng, …ta có thể điều chỉnh để giảm thiểu sai số bằng cách thực hiện các thao tác đúng.

Câu 10 : Những nguyên nhân nào sau đây tạo ra sai số trong phép đo thể tích của chất lỏng:

  1. Thành bình chia độ có độ dày không đều.
  1. Các vạch chia không đều nhau.
  1. Trên thành bình có in 20°C, nhiệt độ phòng là 32°C.
  1. Cả 3 nguyên nhân nói trên.

Hiển thị đáp án

Đáp án D

Giải thích: Các sai số ảnh hưởng đến kết quả đo do bản thân dụng cụ đo như thành bình có độ dày mỏng không đều, các vạch chia không đều nhau. Ngoài ra nhiệt độ môi trường cũng gây sai số cho phép đo. Nhiệt độ trên thành bình in 20oC, nếu nhiệt độ phòng khác nhiệt độ này sẽ gây ảnh hưởng đến thể tích chất lỏng và thể tích bình chia độ.

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:

  • Giải bài tập Vật lý 6
  • Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
  • Giải SBT Vật Lí 6
  • Giải VBT Vật Lí 6
  • Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
  • Các bài tập vật lí nâng cao lớp 6 về năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Các bài tập vật lí nâng cao lớp 6 về năm 2024

Các bài tập vật lí nâng cao lớp 6 về năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.