Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh năm 2024

Nhiễm khuẩn đường ruột, hay còn gọi viêm đường ruột, là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Từ đó gây nên tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, trẻ đau quặn bụng, đi tiêu phân nước liên tục trong vài ngày, thậm chí có nhầy máu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 ở trẻ em. Mỗi năm ước tính có khoảng 525.000 trẻ em trên toàn thế giới tử vong do các bệnh về tiêu chảy. Trong đó, cơ thể trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên nguy cơ bị viêm đường ruột ở trẻ em rất cao. Đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh năm 2024

2. Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em thường gặp là:

• Đau bụng: Cơn đau quặn bụng sẽ làm con quấy khóc, đau bụng dữ dội. Đi kèm theo là triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và sốt. Đây là một trong những dấu hiệu viêm đường ruột ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần chú ý.

• Tiêu chảy: Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Theo đó, bé bị nhiễm khuẩn đường ruột sẽ đi ngoài nhiều lần, đi phân lỏng lẫn với chất nhầy hay máu nhiều ngày dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu nước nghiêm trọng.

• Bú kém, chán ăn: Bệnh đường ruột ở trẻ em khiến cho hệ tiêu hóa gặp bất thường, con sẽ cảm thấy chán ăn, bỏ bú, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ.

• Ho và sổ mũi: Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường ruột sẽ xuất hiện các triệu chứng ho và sổ mũi, khiến cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, xanh xao và hốc hác.

• Buồn nôn: Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em còn có thể khiến con nôn trớ thường xuyên.

• Hình thái phân bất thường: Phân của trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường có dạng lỏng, có thể kèm theo chất nhầy, máu cùng cơn mót rặn, đau bụng.

Tốt nhất, khi thấy các biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần tìm cách khắc phục kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột

Viêm đường ruột ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ xâm nhập như:

• Trẻ bị nhiễm vi khuẩn từ lúc mới sinh: Không đảm bảo môi trường vô trùng khi sinh nở, có thể khiến mẹ bị nhiễm vi khuẩn Campylobacter hoặc E.Coli. Từ đó, truyền sang cho bé các cơ quan hô hấp như mũi, miệng.

• Hệ tiêu hóa trẻ còn non nớt: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, dễ bị các vi khuẩn gây viêm ruột như Campylobacter, Salmonella, Shigella, E.coli… xâm nhập. Tình trạng nhiễm khuẩn e coli hay các loại vi khuẩn khác sẽ khiến cho bé bị viêm ruột tiêu chảy, đau bụng, sốt.

• Nhiễm vi khuẩn từ thức ăn: Quá trình nhiễm khuẩn diễn ra khi trẻ được 6 tháng tuổi và đã bắt đầu ăn dặm. Vi khuẩn có thể đến từ các loại thực phẩm không an toàn, sơ chế không đảm bảo… từ đó rối loạn đường tiêu hóa của trẻ. Đây cũng là một nguyên nhân nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sinh mà bố mẹ cần biết.

• Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh: Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em còn có thể đến từ môi trường sống xung quanh con không được đảm bảo. Vi khuẩn có thể lây nhiễm trực tiếp từ gối, chăn, màn hay nguồn nước,…

• Trẻ ăn uống thiếu chất gây suy dinh dưỡng: Nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo đó, suy dinh dưỡng do ăn uống thiếu vi chất sẽ làm giảm sự hình thành kháng thể và hệ thống miễn dịch. Từ đó mầm bệnh, vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em.

• Một số nguyên nhân bé bị nhiễm trùng đường ruột khác: Viêm ruột ở trẻ sơ sinh có thể là do chạm vào đồ vật của người đang bị bệnh này, hay có thói quen cho tay vào miệng làm virus lây truyền vào cơ thể.

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh năm 2024

4. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Viêm đường ruột ở trẻ em là tác nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, biếng ăn, sụt cân và để lại nhiều hậu quả khá nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể làm cho hệ tiêu hóa của trẻ ngày càng kém đi, ăn uống không tốt, khả năng hấp thụ dinh dưỡng sụt giảm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về thể chất và cân nặng của trẻ.

Nhiễm trùng tiêu hóa ở trẻ em kéo dài còn khiến trẻ mất nước nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng phức tạp về đường ruột. Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nhiễm khuẩn đường ruột là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.

Từ những thông tin trên, đáp án cho câu hỏi viêm đường ruột ở trẻ em có nguy hiểm không đó là “có”, trong trường hợp tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ kéo dài và không được điều trị sớm.

5. Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị viêm ruột bao lâu thì khỏi là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ. Theo đó, thời gian phục hồi sức khỏe của trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, trẻ sẽ khỏi sau vài ngày khi nghỉ ngơi hợp lý, cung cấp đủ nước. Còn đối với nhiễm trùng đường ruột nặng, bệnh sẽ kéo dài hơn khoảng vài tuần.

6. Mẹ nên chăm sóc bé bị nhiễm khuẩn đường ruột thế nào?

Bé bị viêm đường ruột phải làm sao? Khi nhận thấy các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần theo dõi tình trạng của con. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ở mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

• Trong trường hợp này, mẹ có thể tự chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột nhẹ tại nhà.

• Với trẻ bú mẹ, cơ thể con sẽ dễ mất nước, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho con, mẹ cũng cần bổ sung nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, yến mạch, ngũ cốc.

• Với bé sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột bú sữa công thức, mẹ nên chọn loại sữa dễ tiêu hóa và chứa các dưỡng chất tăng cường đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ.

• Với trẻ ăn dặm, mẹ có thể bổ sung cho bé các loại trái cây giàu kali (như chuối, cam, nước dừa…) và chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp con hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Lưu ý, nên ưu tiên các món ăn dạng mềm để bé dễ nuốt và tiêu hóa.

• Bên cạnh đó, mẹ có thể cho bé uống thêm trà gừng hay húng quế, các loại đồ uống này sẽ giúp xoa dịu dạ dày và giảm nguy cơ viêm đường ruột ở trẻ sơ sinh.

• Trường hợp muốn cho bé dùng dung dịch bù điện giải oresol, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn in trên bao bì. Nếu mẹ chăm sóc đúng cách thì sau vài ngày sức khỏe của bé sẽ ổn định.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì để khỏi bệnh?

Để điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc trị nhiễm khuẩn đường ruột cho bé thuộc nhóm Penicillin, Quinolon hoặc Sulfamid. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị viêm ruột ở trẻ em cần có sự chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không được tự ý mua và cho con uống vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh năm 2024

7. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Khi tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn, xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sau thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

• Tiêu chảy kèm sốt.

• Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột đi ngoài ra máu và có chất nhầy.

• Đi tiểu ít, đổ mồ hôi, lạnh tay và lừ đừ.

• Nôn mửa, không bú được.

8. Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Bên cạnh cách điều trị bệnh viêm đường ruột ở trẻ em, để tránh nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, bố mẹ có thể bỏ túi những cách phòng ngừa dưới đây:

• Giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống cho trẻ sạch sẽ.

• Người chăm sóc trẻ phải vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ.

• Cung cấp đầy đủ dưỡng chất và hướng dẫn trẻ nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.

• Nguồn thực phẩm ăn dặm của bé phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn. Đồng thời hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn.

• Dạy trẻ cách rửa tay và hạn chế tiếp xúc với vật nuôi hay nguồn nước bị ô nhiễm.

9. Những câu hỏi thường gặp

9.1 Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột, mẹ nên ăn gì?

Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột, mẹ nên ăn những thực phẩm giúp tăng cường chất lượng sữa như: rau xanh, trái cây, sữa chua, yến mạch, ngũ cốc,...

9.2 Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Với bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, mẹ nên cho con ăn các món được chế biến mềm như cháo, súp để dễ nuốt và tiêu hóa. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày của bé các loại trái cây giàu kali như chuối, cam, nước dừa…. để con nhanh hồi phục.

Nhìn chung, tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột xảy ra khá phổ biến do hệ tiêu hóa và miễn dịch của con còn khá yếu ớt. Do vậy, để giúp con lớn khôn khỏe mạnh, bố mẹ đừng quên áp dụng những cách phòng ngừa bệnh kể trên nhé.

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột, hay còn gọi viêm đường ruột, là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Từ đó gây nên tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, trẻ đau quặn bụng, đi tiêu phân nước liên tục trong vài ngày, thậm chí có nhầy máu.

Tại sao trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột?

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị viêm đường ruột là do các loại virus gây ra, trong đó chủ yếu là virus rota và virus adeno. Virus Rota rất nguy hiểm vì nó có thể khiến cho tình trạng bệnh của trẻ nghiêm trọng hơn đồng thời có nguy cơ lây lan khiến bệnh dễ bùng phát thành dịch.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa: Bên cạnh việc bú sữa mẹ, nên cho trẻ ăn thêm những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, thịt gà, khoai tây, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, chuối tiêu, cà rốt, hồng xiêm,... Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn mẹ chỉ nên cho bé ăn các món được chế biến dưới dạng mềm lỏng ...

Trẻ sơ sinh tiêu hóa trọng bao lâu?

Thời gian tiêu hóa sữa mẹ phụ thuộc vào thời gian sữa còn ở dạ dày trẻ. Ở điều kiện bình thường, có khoảng 25% lượng sữa hấp thụ trực tiếp ở dạ dày, thời gian tiêu hóa sữa mẹ ở dạ dày là khoảng 2 đến 2 tiếng 30 phút, trong khi thời gian tiêu hóa sữa bò tại dạ dày lên đến 3 - 4 tiếng.