Các loại đá hình thành dựa vào phonv hóa năm 2024

Để sở hữu vẻ đẹp không gì sánh bằng, những viên đá quý phải trải qua một quá trình dài. Hãy cùng PNJ khám phá những điều ẩn sâu trong từng viên đá – tinh hoa của đất trời này nhé!

Nguồn gốc tạo nên tinh hoa của đá quý

Cũng như các loại đá và khoáng vật, đa phần đá quý được hình thành trong quá trình địa chất tự nhiên. Các quá trình này đã, đang và diễn ra trong lòng đất, có tính chu kỳ và quan hệ mật thiết với nhau, được gọi là chu trình tạo khoáng.

Trái Đất của chúng ta được hình thành qua nhiều lớp vỏ, theo thứ tự: vỏ, Manti, nhân ngoài và nhân trong. Hầu hết những viên đá óng ánh xuất hiện tại phần trên Manti (sâu so với bề mặt trái đất khoảng 60km) nhưng tập trung chủ yếu ở lớp vỏ.

Như đã nói ở trên, những viên đá quý được hình thành qua chu trình tạo khoáng. Chu trình này gồm 3 quá trình tương ứng với 3 loại đá: quá trình Magma, quá trình trầm tích và quá trình biến chất. Top 5 tinh hoa trang sức Kim Cương được ưa chuộng nhất.

Các loại đá hình thành dựa vào phonv hóa năm 2024
Những viên đá quý được hình thành qua chu trình tạo khoáng.

Xem sản phẩm trên hình:

Đá Magma

Đá Magma, hay còn gọi là đá hoả sinh hoặc đá hỏa thành, được hình thành do sự đông nguội của dung thể Magma nóng chảy, được đưa lên từ những phần sâu của lớp vỏ Trái Đất. Lúc ấy, loại đá này dần nguội và đông cứng. Quá trình đông nguội có thể tạo ra các đá có các khoáng vật kết tinh rõ ràng hoặc không kết tinh dựa vào môi trường. Tại đây, người ta phân ra: đá xâm nhập và phun trào.

Phần ngoài rìa khối đá xâm nhập sẽ xuất hiện những tinh thể Pegmatit. Trong tinh thể này có chứa những tinh thể đá quý và đá kích thước lớn.

Ngoài ra xung quanh khối đá Magma xâm nhập còn tồn tại những khe nứt tích nhiều chất khí và nước. Những thành phần này tạo nên thành tạo nhiệt dịch có chứa nhiều nguyên tố kim loại như: vàng, bạc, thuỷ ngân, chì, kẽm, thiếc,… Khi chúng nguội hoàn toàn tạo nên các mạch thạch anh có các khoáng vật mang kim loại quý hiếm và đá quý.

Đá trầm tích

Khi điều kiện nhiệt độ của vỏ Trái Đất thay đổi như các yếu tố nhiệt độ nước, cộng hưởng cùng tác dụng hoá học làm cho các loại đất đá khác nhau bị phong hoá, vỡ vụn. Sau đó chúng được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lại thành từng lớp.

Theo thời gian, lớp lắng đọng này sẽ xếp chồng lên các lớp khác ở khu vực sông suối, cửa sông ngoài, cửa biển nông thành lớp khô cứng. Chúng được gọi đá trầm tích. Đá quý thường là những khoáng vật bền vững, tương đối nặng và có khả năng lắng đọng cùng lớp đá trầm tích.

Đá biến chất

Đá biến chất chính là đá Magma hoặc đá trầm tích bị biến đổi do sự thay đổi về điều kiện vật lý, hoá học,… Nguyên nhân cụ thể thường sẽ là do tác dụng của Magma nóng chảy, của dung dịch nhiệt dịch khí và nước thoát ra từ lò magma trong lòng Trái Đất lên. Cũng có thể là do nhiệt độ cao và áp suất rất lớn từ khắp mọi phía (áp suất thủy tỉnh) khi đá lún xuống sâu và bị nhiều lớp đá khác phủ lên. Hay có thể do áp suất rất cao theo một hướng nhất định (áp suất định hướng) liên quan đến các chuyển động tạo núi.

Những bí mật về đá quý

Đá quý mang năng lượng tinh hoa đất trời

Như trình bày ở trên, đá quý được hình thành trong các quá trình địa chất. Trải qua hàng ngàn đến hàng triệu năm, những viên đá này hấp thụ năng lượng và khoáng chất trong tự nhiên. Do đó, chúng mang một phần năng lượng tinh hoa của đất trời. Các năng lượng sẽ có sự tác động, chuyển đổi với nhau. Đó có thể là sự bổ sung, triệt tiêu hoặc phát sinh năng lượng giữa các vật chất với nhau.

Các loại đá hình thành dựa vào phonv hóa năm 2024
Các năng lượng sẽ có sự tác động, chuyển đổi với nhau. Đó có thể là sự bổ sung, triệt tiêu hoặc phát sinh năng lượng giữa các vật chất với nhau.

Xem sản phẩm trên hình:

Năng lượng của đá có thể tác động đến con người

Mỗi loại đá được hình thành theo phương thức khác nhau nên chúng cũng sẽ có năng lượng khác nhau. Năng lượng của đá có thể được đo bằng Bovis – năng lượng địa sinh học. Năng lượng của đá thiên nhiên có thể đạt từ 10.000 Bovis đến 14.000 Bovis. Mức độ càng cao cho thấy nguồn dương khí tích cực dồi dào có thể tác động để nâng cao dương khí của con người. Chỉ số này cũng phản ảnh khả năng tác động lên vận khí, sức khoẻ của con người.

Khái niệm đá tự nhiên được hiểu là loại vật chất được có cấu thành từ các khoáng vật tự nhiên được hình thành theo nhiều cách khác nhau trong quá hình thành và tồn tại của trái đất. Đá tự nhiên được con người khai thác và chế tác thành các hình thù kích thước cụ thể theo tính chất và mục đích sử dụng.

Đá tự nhiên là gì?

Khái niệm đá tự nhiên được hiểu là loại vật chất được có cấu thành từ các khoáng vật tự nhiên được hình thành theo nhiều cách khác nhau trong quá hình thành và tồn tại của trái đất. Đá tự nhiên được con người khai thác và chế tác thành các hình thù kích thước cụ thể theo tính chất và mục đích sử dụng.

Phân loại đá tự nhiên

Về mặt khoa học, có nhiều cách phân loại các loại đá tự nhiên, nhưng nhìn chung khi xem xét ở khía cạnh vật liệu xây dựng thì cách phân loại dựa vào quá trình hình thành và nguồn gốc thường được sử dụng, vì đó là các yếu tố cơ bản quyết định các tính chất cơ lý của đá. Theo phương pháp này. đá tự nhiên được chia làm 3 nhóm chính gồm: (1) Đá Magma (Đá dung nham), (2) Đá trầm tích và (3) Đá biến chất.

Căn cứ vào thành phần hóa học và cấu tạo của các khoáng vật tạo thành, đá tự nhiên còn được chia thành các loại chi tiết hơn. Dưới đây là các loại đá tự nhiên thường gặp và sử dụng trong cuộc sống của con người ở góc độ vật liệu xây dựng hoặc các sản phẩm trang trí:

Các loại đá hình thành dựa vào phonv hóa năm 2024
Thuật ngữ về các loại đá được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày là sự pha trộn giữa các thuật ngữ được định nghĩa ở góc độ khoa học và thương mại nên đôi khi sẽ gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu. Ở góc độ địa chất học, đây là nghiên cứu sự hình thành và lịch sử của trái đất. Còn về mặt thạch học, đây là nghiên cứu các loại đá và các khoáng vật tạo đá. Các nhà khoa học địa chất và thạch học đã định nghĩa và phân loại ra thành hàng trăm loại đá dựa trên thành phần hóa học, cấu tạo và cách mà nó hình thành.

Tuy nhiên trong thực tế, các thuật ngữ khoa học này quá phức tạp và không thực sự cần thiết. Nhìn ở góc độ thương mại, các loại đá thường được mô tả dựa trên tính địa phương và màu sắc, đặc điểm chính của nó. Một ví dụ điển hình trong thực tế là các loại đá vôi (Limestone) có độ đặc chắc cao hoặc biến chất một phần mà có thể mài bóng với độ bóng tốt như đá Marble thì thường được gọi là đá Marble. Hoặc là các loại đá núi lửa như: Gabbro, Sodalite, Andesite, Gneiss (đọc là nai)… thường được xếp vào loại đá Granite thì độ cứng cao và nhìn bề ngoài có cấu tạo dạng hạt tinh thể. Cụ thể, đá Crema Marfil từ Tây Ban Nha, một loại đá được xem là phổ biến nhất trên thế giới thường được xem là đá Marble, nhưng thực chất nó là 1 loại đá vôi có độ đặc chắc cao. Cũng như vậy các loại đá của Ấn Độ mà ta thường gặp: Paradisso thực chất là đá Gneiss (1 loại đá biến chất) hay Absolute Black là Gabbro (1 loại đá Magma khác với Granite) chứ không phải là đá Granite.

Làm sao để phân biệt các loại đá tự nhiên?

Một câu hỏi thường xuyên được đặt ra từ những người chưa nhiều kinh nghiệm hoặc không có chuyên môn về vật liệu thì làm sao để biết được một loại đá trên thị trường thuộc loại nào? Và nó sẽ ảnh hưởng gì đến việc sử dụng hay thương mại?

Nếu muốn biết loại đá đó thuộc loại nào về mặt khoa học thì chắc chắn không thể dựa vào cảm quan hoặc một vài phép thử đơn giản được mà cần phải làm các phân tích thành phần hóa học, cấu tạo của vật liệu. Việc này chỉ thực hiện được ở các phòng thí nghiệm chuyên ngành và tốn kém chi phí cũng như thời gian để có kết quả. Và khi nói về các loại đá này ta cần hiểu rằng đang nói về nó ở góc độ nào để tránh những tranh luận không cần thiết. Và kết quả có thực sự quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng cũng như thương mại? Về mặt sử dụng, thực sự là không, bởi vì bằng một số phép thử đơn giản cũng như kinh nghiệm sử dụng cho thấy chúng ta có thể biết được tính chất của nó và sẽ quyết định có nên dùng hay không. Tuy nhiên nhìn ở góc độ quản lý nhà nước về các tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu thì nó ảnh hưởng khá nhiều (đặc biệt ở Việt Nam).

Thực tế trong thương mại, rất nhiều loại đá thuộc nhóm đá không phải marble (thường là đá vôi hoặc các dẫn xuất của nó) có hoa văn như đá Marble: hoa văn đẹp, phong phú và biến đổi, được đánh bóng tốt, độ cứng không như đá Granite (nên không xếp vào đá Granite)… thì đều xếp vào loại marble và được khai báo với cơ quan quản lý nhà nước là đá marble (mã khai báo nhập khẩu HS: 6802.91). Tuy nhiên, theo các tiêu chuẩn thí nghiệm của đá marble, cụ thể là TCVN 4732-2016 (chủ yếu tham khảo từ hệ tiêu chuẩn ASTM của Mỹ: C503 cho đá Marble và C615 cho đá Granite) thì các chỉ tiêu về độ hút nước hầu như đều không đạt và đôi khi là chỉ tiêu khối lượng thể tích.

Các loại đá hình thành dựa vào phonv hóa năm 2024

Bảng so sánh trên cho thấy:

  • Nếu bản chất là đá vôi thì độ hút nước có thể lên đến 3% (hoặc cao hơn), nên nếu lấy theo tiêu chuẩn của đá marble thì tiêu chí này sẽ không đạt. Thực tế cho thấy các loại đá đang được gọi là marble trên thị trường gặp phải trường hợp này khá nhiều. Tương tự như vậy đối với tiêu chí khối lượng thể tích.
  • So với TCVN 4732-2007 thì bản cập nhật năm 2016 đã tách riêng nhóm đá Travertine thành một nhóm khác nhóm đá vôi và có tiêu chí cho nhóm này, tuy nhiên để đáp ứng được tiêu chí này thì phải là các loại đá Travertine tương đối đặc chắc, độ rỗng thấp. Nhưng thực tế thì tỉ lệ các loại đá Travertine đang được lưu thông trên thị trường đáp ứng được các tiêu chí này là tương đối thấp (chưa có con số nghiên cứu cụ thể). Chúng ta có thể kể ra các loại đạt: Travertine của Ý với các tên thương mại như Navona, Roman, Silver Travertine. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại có thể không đạt như: Một số loại Travertine màu vàng kem có nguồn gốc từ Thổ Nhỹ Kỳ, Iran hoặc Mexico có độ rỗng cao, thường sẽ không đạt các chỉ tiêu này (vẫn có những loại đạt nhưng tỉ lệ ít).

Các loại đá không phải là Marble nhưng thường được gọi là Marble trên thị trường:

  • Crema Marfil (Xuất xứ Tây Ban Nha): Đá vôi
  • Vân gỗ trắng, xám (Xuất xứ Trung Quốc): Đá vôi
  • Volakas (Xuất xứ Hy Lạp): Đá vôi

Các đá Marble phổ biến trên thị trường nhưng có thể không đạt các tiêu chí độ hút nước:

  • Black and Gold (Xuất xứ Pakistan)
  • Dark Emperador (Xuất xứ Tây Ban Nha)
  • Rosso Alicante (Xuất xứ Tây Ban Nha)

Trên đây là một số thông tin tổng quan về các loại đá tự nhiên phổ biến, cách phân loại cũng như phân biệt chúng. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về một số loại đá tự nhiên phổ biến và nổi bật trên thị trường hiện nay.