Các loại hình dịch vụ ăn uống trong du lịch

Chính sách nối lại các đường bay trong và ngoài nước đã tạo điều kiện giúp cho thị trường kinh doanh du lịch hoạt động sôi nổi trở lại. Thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch sẽ mở ra rất nhiều cơ hội tiềm năng về lợi nhuận cũng như thị phần. Do vậy, nếu bạn có dự định thành lập doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này thì trước hết bạn cần phải nắm rõ những loại hình kinh doanh thịnh hành trên thị trường và được nhiều người quan tâm đến.

Kinh doanh du lịch được biết đến là hoạt động kinh doanh tổng thể mối quan hệ giữa mảng kinh tế và mảng hoạt động du lịch, được hình thành trên cơ sở phát triển đa dạng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch trên thị trường.

Kinh doanh du lịch khác với các ngành nghề kinh doanh khác về mặt hàng hóa trao đổi giữa hai bên cung cầu không phải là một vật cụ thể. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽ cung cấp cho du khách  những trải nghiệm, cảm giác thông qua quá trình trao đổi sản phẩm du lịch.

Tiếp nối khái niệm kinh doanh du lịch, một khái niệm khác mà bạn cũng cần phải hiểu rõ đó là thị trường du lịch. Thị trường du lịch tổng thể là các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch giữ du khách và người kinh doanh sản phẩm.

Thị trường du lịch quốc tế là thị trường mà các doanh nghiệp của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác để đáp ứng nhu cầu di chuyển qua lại giữa hai nước của du khách.

Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà yếu tố cung-cầu đều thuộc trong phạm vi biên giới của một quốc gia. 

Thị trường gửi khách là thị trường ở đó xuất hiện nhu cầu du lịch. Du khách xuất phát từ đó và đi đến nơi khác để tiêu dùng du lịch.

Thị trường nhận khách là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, có đầy đủ điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu dùng sản phẩm du lịch.

  • Thị trường du lịch thực tế là thị trường mà dịch vụ hàng hóa du lịch thực hiện được, đã diễn ra các hoạt động mua-bán sản phẩm du lịch.
  • Thị trường du lịch tiềm năng là thị trường mà ở đó thiếu một số điều kiện để có thể thực hiện được dịch vụ hàng hóa du lịch và các hoạt động mua-bán sản phẩm tương lai.
  • Thị trường du lịch mục tiêu là những khu vực thị trường có mục đích chính để thu hút du khách trong một thời gian kinh doanh nhất định. Để doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường mục tiêu đòi hỏi phải phân tích tiềm năng giao dịch giữa các khu vực khoanh vùng, cụ thể xác định số lượng du khách hiện nay, ước tính số lượng du khách tiềm năng và đánh giá điịnh mức tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi cho một sản phẩm du lịch.

Thông qua các khái niệm mà dịch vụ thành lập công ty Quang Minh đã nêu rõ bên trên thì hiện nay thị trường du lịch được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau có thể kể đến như :

Loại hình này khá phổ biến trong thị trường, có thể thấy ở mỗi địa điểm du lịch cơ sở lưu trú không chỉ giới hạn ở hình thức khách sạn, du khách có thể chọn lựa một số nơi lưu trú khác như resort, nhà nghỉ du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, homestay, bãi cắm trại du lịch, tàu thủy lưu trú khách du lịch,..., đa dạng hình thức lưu trú mà du khách có thể chọn lựa tùy thược vào sở thích cá nhân của mỗi người. 

Phương tiện di chuyển là loại hình kinh doanh không thể thiếu trong thị trường du lịch. Điều đó là hiển nhiên, để đến được những địa điểm du lịch nổi tiếng du khách phải chọn lựa các hình thức di chuyển chẳng hạn như :

  • Du lịch bằng đường bộ : du khách có thể di chuyển bằng tàu hỏa, xe khách, xe taxi, xe ô tô, xe máy. Hình thức cho thuê xe máy khá phổ biến tại địa điểm du lịch do sự thuận tiện của nó.
  • Du lịch bằng đường hàng không : chi phí di chuyển bằng hình thức này sẽ cao hơn so với loại hình di chuyển đường bộ. Nhưng hầu hết nhu cầu mọi người đi du lịch đều muốn đến địa điểm càng sớm càng tốt, do vậy loại hình du lịch bằng máy bay không chỉ rút ngắn khoảng thời gian đi mà còn tạo cảm giác thoải mái cho du khách trong thời gia di chuyển. Chính vì thế loại hình nó vẫn chiếm ưu thế lớn trên thị trường người tiêu dùng.

  • Du lịch bằng đường thủy : loại hình du lịch này còn khá mới ở Việt Nam. Mặc dù địa hình Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng chủ yếu khai thác đường thủy để vận tải hàng hóa. Chính vì thế, nếu doanh nghiệp chọn hình thức kinh doanh này có thể tổ chức những tour du lịch ngắn ngày tại địa bàn cố định.

Dịch vụ ăn uống còn được biết đến với cái tên phổ biến khác là dịch vụ F&B [Food and Beverage]. Ngoài dịch vụ cung cấp cơ sở lưu trú, doanh nghiệp du lịch có thể tổ chức dịch vụ ăn uốn đi kèm cho du khách ngay tại chỗ nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp cho công ty có thêm nguồn doanh thu ở nhiều hình thức kinh doanh khác. Hiện nay dịch vụ ăn uốn được kinh doanh thông qua hình thức nhà hàng, quán bar, quán ăn,...

Xem thêm : Làm thế nào để thành lập doanh nghiệp F&B

Ngoài những mô hình kinh doanh riêng lẻ trên thì đa số các công ty du lịch lữ hành hiện nay đều chuyển hướng sang kinh doanh tour trọn gói, nghĩa là tour du lịch không chỉ cung cấp địa điểm đén mà còn bao gồm dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,.., có thể nói rất nhiều mô hình đa dạng đi kèm nhằm thu hút khách hàng đến trải nhiệm và thúc đẩy nền kinh tế tại địa điểm tham quan.

Du lịch nghỉ dưỡng được xem là một mô hình khá nổi gần đây, sở dĩ nó phổ biến là do mọi người dãn có ý thức hơn về sức khỏe của mình sau các đợt dịch bệnh khiến thể lực và tinh thần của mỗi người giảm sút. Chính vì thế du lịch kết hợp trị liệu hồi phục sức khỏa sẽ là một ý tưởng kinh doanh thú vị và đáp ứng được nhu cầu của du khách ngày một tăng đáng kể.

Mong một số gợi ý về loại hình doanh nghiệp du lịch có thể giúp bạn định hướng đầu tư kinh doanh cho công ty mình phù hợp với chính sách công ty, cũng như ngân sách tài chính. Để có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh du lịch hợp pháp, trước hết bạn cần phải biết các lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận thành lập công ty nộp cho cơ quan có thẩm quyền;
  • Thông tin về vốn điều lệ của công ty, vốn pháp định [nếu có];
  • Bản sao giấy tờ cá nhân của chủ doanh nghiệp và các thành viên đồng sáng lập [cmnd,cccd,hộ chiếu];
  • Danh sách các thành viên, cổ đông góp vốn thành lập;
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ [nếu có].

Sau khi hoàn thành công tác lập hồ sơ, tiến hành nộp trực tiếp cho Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc địa bàn đăng ký trụ sở chính. Thời gian xét duyệt và cấp giấy chứng nhận từ 06-08 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ các giáy tờ hợp lệ.

Các loại hình kinh doanh nhà hàng hiện nay vô cùng phong phú và đa dạng, nhằm phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh lĩnh vực ăn uống, hãy cùng sites.google.com/site/mohinhnhahang phân loại nhà hàng và tìm hiểu kỹ hơn về từng hình thức kinh doanh ẩm thực nhé.

Những loại hình nhà hàng khác nhau có hình thức kinh doanh khác nhau - Ảnh: Internet

Nhà hàng là cơ sở kinh doanh các sản phẩm ăn uống nhằm phục vụ nhiều thực khách khác nhau bằng nhiều hình thức tùy vào nhu cầu của khách hàng. Kinh doanh nhà hàng là loại hình kinh doanh ăn uống kết hợp chặt chẽ nhiều bộ phận, từ quản lý tới phục vụ. Mỗi một bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng, được đào tạo nghiệp vụ kỹ lưỡng để mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, thu hút doanh thu cho nhà hàng.

Hiện nay, tùy vào đối tượng khách hàng và mục tiêu kinh doanh của nhà hàng mà xuất hiện nhiều loại hình nhà hàng khác nhau. Có nhiều tiêu chí trong công tác phân loại, bao gồm đẳng cấp, quy mô, mức độ liên kết, dịch vụ ăn uống, hình thức phục vụ,…

Đây là kiểu phân loại phổ biến nhất. Các nhà hàng này được phân loại dựa vào kiểu đồ ăn mà nhà hàng cung cấp. Ví dụ như nhà hàng món Pháp, nhà hàng Ý, nhà hàng Việt, nhà hàng trung Hoa,…

Loại hình này mang tính tương đối vì rất khó để xác định quy mô, đẳng cấp của nhà hàng thuộc loại dịch vụ nào. Chúng được phân chia thành các loại như quán ăn bình dân, nhà hàng trung – cao cấp, nhà hàng sang trọng, nhà ăn tại trường học, xí nghiệp,…

Đây là cách phân loại theo loại món ăn chính mà nhà hàng cung cấp. Nhà hàng hải sản/đặc sản sẽ phục vụ các món hải sản hoặc đặc sản của vùng miền đó. Nhà hàng gà/bò/dê sẽ chuyên cung cấp những món ăn được làm từ gà/bò/dê. Hoặc có thể là nhà hàng bia hơi, nhà hàng chay, nhà hàng lẩu,… Ban sẽ dễ dàng nhận ra, ngay từ tên gọi đã nói lên chủ đề món ăn của nhà hàng đó.

Nhà hàng buffet đang là kiểu nhà hàng nổi bật hiện nay - Ảnh: Internet

Phân loại nhà hàng theo hình thức phục vụ là cũng là một kiểu phổ biến. Ở dạng này có thể thấy những tên gọi nhà hàng sau:

Nhà hàng tự phục vụ [Buffet]

Nhà hàng chọn món [A lacarte]

Nhà hàng theo định suất [Set menu service]

Nhà hàng cà phê có phục vụ ăn uống [Coffee shop]

Nhà hàng phục vụ tiệc [Banquet hall]

Nhà hàng đồ ăn nhanh [Fast food]

Hiện nay, các nhà hàng có xu hướng liên kết với các chuỗi thương hiệu khác nhằm “đánh bóng” tên tuổi của mình. Tùy theo nơi nhà hàng liên kết mà có những tên gọi khách nhau như nhà hàng trong khách sạn, nhà hàng chuỗi thương hiệu, nhà hàng trong trung tâm thương mại,…

Loại hình kinh doanh này ít phổ biến ở nước ta. Nó chủ yếu dành cho các nhà đầu tư để phân chia thành nhà hàng nhà nước, nhà hàng cổ phần, nhà hàng tư nhân, nhà hàng liên doanh, nhà hàng hợp tác xã hay nhà hàng có vốn đầu tư 100% nước ngoài.

Mỗi nhà hàng đều có các món ăn, hình thức phục vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc phân chia các loại hình kinh doanh nhà hàng sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp xác định được mục tiêu kinh doanh của mình để cung cấp những dịch vụ ẩm thực, hình thức phục vụ chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra mới những mô hình kinh doanh trên cũng là cách giúp cho các thực khách dễ dàng tìm kiếm địa điểm ăn uống phù hợp với mình qua đó bạn có thể dễ dàng chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống hiệu quả

Xem Thêm: Franchise Là Gì? 4 Mô Hình Kinh Doanh Nhượng Quyền Phổ Biến

Video liên quan

Chủ Đề