Các nước đào tạo công chức như thế nào năm 2024

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện để công chức được đi bồi dưỡng ở nước ngoài, cụ thể như sau:

- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

- Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

- Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề.

- Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng.

- Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu khóa bồi dưỡng.

Các nước đào tạo công chức như thế nào năm 2024

Công chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài có phải báo cáo kết quả học tập không? (Hình từ Internet)

Công chức có phải báo cáo kết quả khi đi bồi dưỡng ở nước ngoài?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài

Trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn và cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài
...
2. Trách nhiệm và nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài:
a) Chấp hành đầy đủ quy định về quản lý đoàn và cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tuân thủ sự chỉ đạo của trưởng đoàn;
b) Chấp hành luật pháp, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của nước đến học tập, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở lưu trú;
c) Báo cáo kết quả học tập theo quy định.

Như vậy, việc báo cáo kết quả học tập trong quá trình đi bồi dưỡng ở nước ngoài là công việc bắt buộc đối với công chức.

Yêu cầu đối với báo cáo của công chức được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 01/2018/TT-BNV phải bao gồm các nội dung như sau:

- Họ tên, năm sinh;

- Chức danh, chức vụ, cơ quan công tác, số điện thoại liên lạc; địa chỉ thư điện tử.

- Kết quả thực hiện và nhận xét, đánh giá về nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian và công tác tổ chức khóa bồi dưỡng;

- Những kiến thức, kinh nghiệm đã tiếp thu và đề xuất vận dụng vào công tác chuyên môn, quản lý điều hành của cơ quan, đơn vị đang công tác;

- Đề xuất và kiến nghị về công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ngoài.

Công chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài không báo cáo kết quả học tập sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về xử lý vi phạm

Những trường hợp sau đây, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức:
1. Trưởng đoàn thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra những hiện tượng tiêu cực; hoạt động của đoàn trong thời gian ở nước ngoài không đúng với mục đích và không hoàn thành chương trình của khóa bồi dưỡng;
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng không chấp hành quy định của đoàn, bỏ học không có lý do; vi phạm nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc pháp luật của nước sở tại; không chấp hành các quy định về bảo vệ chính trị nội bộ, kỷ luật phát ngôn, giữ bí mật của Nhà nước; về nước không đúng thời hạn (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép);
3. Không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

Như vậy, nếu công chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài không thực hiện báo cáo kết quả học tập thì tùy vào tính chất, mức độ sẽ bị kỷ luật theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức 2008.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bổ sung tại bởi khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, và được hướng dẫn bởi khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về các hình thức kỷ luật công chức như sau:

Để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được cơ quan, đơn vị cử đi nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng. Vậy công chức được cử đi nước ngoài học tập cần lưu ý gì?

1/ Điều kiện công chức được cử đi học ở nước ngoài

Theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức có quyền được bảo đảm các điều kiện để thực hiện công vụ như được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

Căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị, công chức nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 32 Nghị định 101/2017/NĐ-CP sẽ được cử đi bồi dưỡng, đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước:

- Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên;

- Không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan; vì bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội … (theo Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP);

- Phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề;

- Chuyên môn, nghiệp vụ của công chức được cử đi bồi dưỡng phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng;

- Có sức khỏe bảo đảm đáp ứng yêu cầu của khóa bồi dưỡng.

Đồng thời, tùy vào thời gian của từng khóa bồi dưỡng ở nước ngoài, công chức còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện về tuổi công tác như sau:

- Với khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng: Còn đủ tuổi để công tác ít nhất là 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu;

- Với khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên: Còn đủ tuổi để công tác ít nhất là 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu.

Các nước đào tạo công chức như thế nào năm 2024

3 lưu ý phải biết khi công chức được cử đi học ở nước ngoài (Ảnh minh họa)

2/ Đi học ở nước ngoài, công chức phải báo cáo kết quả

Đây là yêu cầu được quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2018/TT-BNV hướng dẫn chi tiết Nghị định 101 năm 2017. Theo đó, công chức được cử đi học tập ở nước ngoài phải có trách nhiệm và nhiệm vụ như sau:

- Chấp hành đầy đủ quy định về quản lý đoàn và công chức đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tuân thủ sự chỉ đạo của trưởng đoàn;

- Chấp hành luật pháp, tôn trọng phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa của nước đến học tập, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở lưu trú;

- Báo cáo kết quả học tập. Trong đó, công chức phải nêu rõ được các nội dung sau đây trong báo cáo:

  • Họ tên, năm sinh;
  • Chức danh, chức vụ, cơ quan công tác, số điện thoại liên lạc, địa chỉ thư điện tử;
  • Kết quả thực hiện và nhận xét, đánh giá về nội dung, chương trình, phương pháp, thời gian và công tác tổ chức khóa bồi dưỡng;
  • Những kiến thức, kinh nghiệm đã tiếp thu, đề xuất vận dụng vào công tác chuyên môn, quản lý điều hành của cơ quan, đơn vị đang công tác;
  • Đề xuất và kiến nghị về công tác bồi dưỡng công chức ở nước ngoài.

Đáng lưu ý: Nếu công chức không thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nêu trên; không chấp hành quy định về bảo vệ chính trị nội bộ, kỷ luật phát ngôn, giữ bí mật Nhà nước, về nước không đúng hạn… thì tùy vào tính chất, mức độ sẽ bị kỷ luật theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

3/ Vẫn được đóng BHXH khi được cử đi học ở nước ngoài

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH, công chức được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thì thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bên cạnh đó, tại Điều 49 Luật Cán bộ, công chức, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian này còn được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét tăng lương theo quy định.

Đặc biệt, nếu đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng, công chức còn được biểu dương, khen thưởng.

Đồng thời, theo Điều 27 Nghị định 101, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.

Do đó, căn cứ các quy định trên, nếu công chức nào được cử đi nước ngoài học tập, bồi dưỡng và vẫn được hưởng lương thì thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Không chỉ vậy, nếu công chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi theo quy định thì còn được hưởng các quyền lợi về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: "Công chức được cử đi nước ngoài học tập cần lưu ý gì?" Các công chức được cử đi học ở nước ngoài nên xem kỹ và nhớ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Ngoài ra, độc giả có thể xem thêm về chính sách tiền lương đối với viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại bài viết dưới đây: