Các thầy cô được ví với hình ảnh nào

Hình ảnh thầy cô giáo từ lâu vẫn được ví như những người chèo lái “con thuyền tri thức” vĩ đại nhất trên bến sông đời. Cuộc đời như dòng sông không ngừng tuôn chảy, những thế hệ thầy cô giáo vẫn tiếp bước chèo lái con thuyền đưa biết bao thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chúng tôi xin kể về những người “chèo đò” thầm lặng mà vinh quang đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người”.

* Hết mình vì sự nghiệp “trồng người”

Với tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ông đã đưa ngành giáo dục huyện Đông Triều trở thành một trong những lá cờ đầu của ngành GD-ĐT tỉnh. Đó là Nhà giáo Nhân dân Lưu Xuân Giới, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đông Triều.

Các thầy cô được ví với hình ảnh nào

Trao đổi với chúng tôi về những kinh nghiệm để phát triển giáo dục đào tạo ở Đông Triều, thầy Giới chia sẻ: Tôi rất thích đi đây đó để học hỏi, đi để thấy, rút ra những kinh nghiệm và vận dụng sáng tạo cho địa phương mình. Khi đã xác định được mục tiêu thì phải bắt tay vào làm mà phải làm quyết tâm, làm đến cùng và có cách làm phù hợp. Ví dụ như phát triển CNTT trong các trường học, nếu Đông Triều mà làm hẳn một đề án cho toàn bộ các trường thì nguồn vốn đội lên rất lớn, không ai dám duyệt cả. Vì vậy, chúng tôi chia nhỏ ra, chỉ đạo cho các trường tự làm. Còn như xây dựng trường chuẩn quốc gia, từ khi còn là một hiệu trưởng, tôi đã nhận thấy khi phát triển trường lên là rất cần tới quỹ đất, vì vậy khi ở cương vị lãnh đạo Phòng GD-ĐT, tôi đã có ý kiến về quy hoạch quỹ đất ngay cho các trường. Với cách làm này, đến nay, tất cả các lớp học mầm non 5 tuổi đã có lớp học thông minh, tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở được phủ sóng internet cáp quang băng thông rộng; nhiều trường, nhiều lớp học đã được đầu tư các trang thiết bị CNTT hiện đại.

Bên cạnh đó, trên cương vị người đứng đầu ngành giáo dục huyện, thầy Giới đã có nhiều biện pháp tích cực, sáng tạo trong công tác huy động trẻ ra lớp, thu hút và duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo ra môi trường thân thiện trong nhà trường mang tính bền vững.

Với những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục đào tạo huyện Đông Triều nói riêng và cho tỉnh Quảng Ninh nói chung, mới đây, thầy Lưu Xuân Giới đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

* Cô giáo mầm non yêu nghề, mến trẻ

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh (SN 1978), sinh ra và lớn lên ở xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ. Với niềm yêu mến trẻ, Thanh đã ấp ủ ước mơ trở thành một giáo viên mầm non, vì vậy, chị đã theo học hệ Trung cấp Mầm non, Trường CĐ Sư phạm Quảng Ninh. Sau khi ra trường, chị về dạy tại các Trường Mầm non tại xã Sơn Dương, xã Kỳ Thượng và xã Đồng Lâm.

Các thầy cô được ví với hình ảnh nào

Những nơi công tác chị từng đi qua đều là những xã vùng cao, khó khăn của huyện Hoành Bồ. Vất vả, khó khăn đến mấy nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ, chị Thanh cùng với đồng nghiệp vẫn bền bỉ bám trường, bám lớp. Xác định để nhận được lòng tin của phụ huynh, không gì khác ngoài chất lượng học tập và chăm sóc các bé thật tốt. Vì vậy, chị đã chủ động tìm hiểu những phương pháp phù hợp với từng bộ môn, từng đối tượng trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động tích cực, gây hứng thú học tập cho trẻ. Không chỉ tìm tòi, sáng tạo ra nhiều đồ chơi, đồ trang trí thiết thực, bổ ích trong lớp học, chị còn không ngừng học hỏi, sưu tầm và làm những đồ dùng học tập phù hợp với nội dung, chủ đề trong từng tiết học.

Nhận xét về cô giáo Thanh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Lâm Hoàng Thị Thanh Nga khen ngợi: Cô Thanh luôn thực hiện tốt mọi sự phân công, tích cực tham gia các phong trào thi đua, có ý thức tự học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Cô có nhiều năm gắn bó với các điểm trường ở vùng khó khăn, điều kiện vật chất rất thiếu thốn, nhưng cô đều nhiệt tình, hăng say vì công việc. Đặc biệt là cô tạo được sự tin tưởng của người dân nên tỷ lệ đến lớp của trẻ ở những nơi cô công tác đều rất cao.

* “Chuyên gia tâm lý” của học trò tuổi mới lớn

Là giáo viên rất gần gũi với học sinh nên cô Vy Thanh Hồng, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Cẩm Phả) được ví như “chuyên gia tâm lý” của những cô, cậu học trò tuổi mới lớn.

Các thầy cô được ví với hình ảnh nào

Sinh ra trong gia đình khó khăn, bố là liệt sĩ nên cô Hồng thấu hiểu cuộc sống vất vả. Vì vậy, ngoài việc giảng dạy cô luôn tận tình giúp đỡ học sinh của mình. Đồng thời, cô luôn lắng nghe những tâm sự của những cô, cậu học trò tuổi mới lớn về cuộc sống như cách ứng xử, quan hệ với bố mẹ, chuyện tình cảm tuổi mới lớn hay những băn khoăn trong định hướng công việc tương lai…

Cô Hồng được phân công giảng dạy bộ môn sinh học, cô đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đồng thời không tiếc thời gian sưu tập tài liệu trên mạng internet để phục vụ cho việc giảng dạy, vì vậy mỗi giờ lên lớp của cô đều tạo hứng thú cho học sinh. Em Nguyễn Thị Hồng Hường, học sinh lớp 12A3 cho hay: Cô Hồng rất nhẹ nhàng với học sinh nhưng không vì thế mà chúng em chểnh mảng học tập. Có nhiều những băn khoăn cần chia sẻ, chúng em thường hỏi ý kiến cô và được cô giải thích thấu đáo. Em Vũ Hồng Uyên cũng nói: Cô Hồng thường hướng dẫn chúng em sưu tầm những hình ảnh, tư liệu để phục vụ các tiết học. Hay cô thường đưa ra những tình huống liên hệ để lớp thảo luận. Vì vậy, giờ học của cô rất thú vị, chúng em được phát biểu ý kiến nhiều hơn.

Thầy Trần Mạnh Thắng, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết: Cô Hồng là giáo viên rất tận tâm với công việc, yêu thương học trò. Các thế hệ học sinh quý cô về sự nhiệt tình, tâm lý và thấu hiểu nên đã cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức tốt, lớp do cô làm chủ nhiệm không có học sinh hư, học sinh cá biệt. Nhiều năm liền, cô Hồng là giáo viên giỏi cấp cơ sở, cấp tỉnh và có học sinh giỏi cấp tỉnh.