Tống đạt quyết định khởi tố bị can là gì năm 2024

(LSVN) - Truy tố và khởi tố là các giai đoạn khác nhau trong tố tụng hình sự, tuy nhiên vẫn không ít người nhầm lẫn về hai khái niệm này. Vậy, truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự khác nhau như thế nào?

Tống đạt quyết định khởi tố bị can là gì năm 2024

Ảnh minh họa.

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH A&H, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, truy tố và khởi tố bị can đều được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự, đây là các giai đoạn trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định cụ thể giải thích thế nào là truy tố và khởi tố. Theo đó, căn cứ vào thực tễn của hoạt động tố tụng hình sự, có thể hiểu:

- Truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước tòa án để xét xử. Thẩm quyền đưa người phạm tội ra trước tòa thuộc Viện Kiểm sát nhân dân. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố. Truy tố là giai đoạn thứ 03 trong tố tụng hình sự.

- Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, ở giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc mà có dấu hiệu của tội phạm hoặc ban hành quyết định khởi tố bị can khi đã xác định được người hoặc pháp nhân đã thực hiện tội phạm đó.

Theo đó, sau đây là 06 điểm nổi bật giúp phân biệt truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự:

STT

Tiêu chí

Truy tố

Khởi tố

1

Căn cứ pháp lý

Điều 236, Bộ luật Tố tụng hình sự

Điều 143, Điều 179, Bộ luật Tố tụng hình sự

2

Thẩm quyền

- Viện Kiểm sát

- Cơ quan điều tra.

- Viện Kiểm sát.

- Hội đồng xét xử.

- Các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

3

Giai đoạn trong tố tụng hình sự

Là giai đoạn thứ ba trong tố tụng hình sự, được thực hiện sau khi kết thúc điều tra.

Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.

Là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, sau giai đoạn này sẽ tiến hành điều tra

4

Công việc thực hiện

Đánh giá các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến, xác định các căn cứ pháp lý để ra quyết định cần thiết

Xác định các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm không, từ đó ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

5

Thời hạn ra quyết định

- 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng

- 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

- Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện Kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá:

+ 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;

+ 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

- Trường hợp phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn không quá 02 tháng

- Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng

- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không quy định Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can tại thời điểm nào mà chỉ quy định khi có đủ căn cứ quy định tại Điều 143 và Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Thủ tục khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can được thực hiện theo Chương IX, Chương XI Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 04/2018), các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Thời gian phê chuẩn quyết định khởi tố bị can được quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau: “Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can hoặc yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu làm căn cứ để quyết định việc phê chuẩn và gửi ngay cho Cơ quan điều tra. Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can”. Ngoài ra, khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch số 04/2018 cũng quy định về thời hạn xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can như sau: “...3. Trường hợp xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với người đang bị tạm giữ thì thời hạn xét phê chuẩn không quá thời hạn tạm giữ hoặc gia hạn tạm giữ...”.

Như vậy, đối với tình huống nêu trên, theo khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch số 04/2018, trước khi hết thời hạn tạm giữ, nếu Cơ quan điều tra nhận thấy cần áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can sau khi khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can trong thời hạn tạm giữ và phối hợp với Viện kiểm sát để Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can trong thời hạn tạm giữ hoặc gia hạn tạm giữ. Sau khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can (Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú có thể ra cùng lúc hoặc sau khi ra quyết định khởi tố bị can).

- Căn cứ điểm h và điểm i khoản 1 Điều 13, điểm d khoản 1 Điều 42 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 thì 01 ngày trước khi hết thời hạn tạm giữ hoặc thời hạn gia hạn tạm giữ, Nhà tạm giữ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án và yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án giải quyết theo pháp luật. Trường hợp hết thời hạn tạm giữ, cơ quan đang thụ lý vụ án không giải quyết thì Nhà tạm giữ không được trả tự do cho người bị tạm giữ mà phải kiến nghị ngay Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ.