Cách bảo quản sữa đặc không có tủ lạnh

Cách bảo quản sữa đặc có đường không bị nấm mốc. Thời  gian gần đây có một số phản ánh của người tiêu dùng về tình trạng sản  phẩm sữa đặc có đường mà họ sử dụng bị nấm mốc. Vậy đâu là nguyên nhân  gây ra tình trạng này?






CÁCH BẢO QUẢN SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG KHÔNG BỊ NẤM MỐC

Cách sử dụng và bảo quản sữa

Sữa là một loại thực phẩm có giá trị  dinh dưỡng cao và quen thuộc với mọi gia đình, mọi lứa tuổi nhưng không  phải ai cũng biết cách bảo quản sữa đúng cách để giữ sữa luôn đạt chất  lượng tốt nhất.
- Sữa tươi: Nếu chỉ được nấu sôi tiệt trùng theo  phương pháp thủ công và chứa trong chai với nút đậy sơ sài, bạn hãy cố  gắng dùng hết trong vòng 24 giờ. Cần lưu ý đến độ an toàn và vệ sinh của  loại sữa này, chỉ dùng sữa có thời gian nấu sôi từ 30 phút trở lên,  chai đựng được vệ sinh kỹ, không để lâu hơn 24 giờ sau khi nấu.

Đa  số loại sữa tươi chứa trong hộp giấy được tiệt trùng theo phương pháp  hiện đại thì không cần trữ lạnh trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp  phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ.

- Các loại sữa bột: Nên luộc sôi bình sữa  hay ly pha sữa trước khi pha. Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất đối  với từng loại sữa. Đa số sữa bột hiện nay được khuyên pha với nước ấm  [một nửa là nước đang sôi, một nửa là nước sôi để nguội] để giữ lượng  vitamin bổ sung]. Dùng đúng lượng sữa theo hướng dẫn ghi trên hộp, không  pha đặc hơn hay loãng hơn. Nên pha lần nào, uống hết lần đó. Có thể trữ  sữa đã pha trong tủ lạnh nhưng không để bình sữa lâu hơn 2 giờ sau khi  pha. Hộp sữa bột đã mở nắp nên dùng hết trong vòng 2 tuần.

- Các  loại sữa chua uống, yaourt nên trữ lạnh và dùng trong thời hạn ghi trên  hộp hay hũ nhựa. Các loại yaourt làm thủ công tại gia đình thì nên dùng  hết trong vòng 4-7 ngày sau khi làm.

- Hộp sữa đặc có đường sau  khi khui cần được đậy kín, tránh để kiến, gián vào và sử dụng hết trong  vòng 5-7 ngày. Mùa hè sữa thường lên men, bạn có thể cho vào một ít muối  để kéo dài thời gian sử dụng.

Sữa đặc bảo quản tốt sẽ không bị nấm mốc

Nấm mốc xảy ra khi sản phẩm bị tác động từ bên ngoài.

Sản phẩm sữa đặc được chế biến từ sữa tươi, đường kính  hoặc sữa bột và chất béo sữa. Để bảo đảm an toàn thực phẩm và chất lượng  của sữa đặc, nhà sản xuất đã thực hiện quy trình kiểm soát nghiêm ngặt.  Ngoài ra, người tiêu dùng cũng phải bảo quản sản phẩm đúng cách để  tránh tình trạng xâm hại từ môi trường bên ngoài.

Bảo quản đúng cách

Sản  phẩm sữa đặc được kiểm tra chặt chẽ, từ khâu lọc vô trùng, tiệt trùng,  chiết sữa ra lon hoặc hộp đến đóng thùng sản phẩm. Trước khi đưa ra thị  trường, sản phẩm được đựng trong loại bao bì chuyên dụng, nắp và lon  trước khi đưa vào máy rót sẽ được tiệt trùng bằng lửa ở nhiệt độ 160 độ  C-210 độ C. Nắp và lon được tiệt trùng ở nhiệt độ cao sẽ được đưa vào hệ  thống máy rót, hệ thống ghép nắp và khâu đóng code sản phẩm.

Sữa đặc cũng cần bảo quản đúng cách


Thông  thường, tình trạng nấm mốc thường xảy ra khi bao bì đã được mở ra, sản  phẩm không được bảo quản đúng cách, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn  từ môi trường bên ngoài xâm nhập dẫn đến tình trạng nấm mốc hoặc do sai  sót từ các nhà phân phối trong quá trình vận chuyển, làm va đập mạnh  trong khi bốc dỡ hàng hóa khiến lon bị nứt, hở làm vi khuẩn xâm nhập  vào; hoặc có thể do người sử dụng bảo quản không tốt làm rơi hoặc khi  khui hộp không bảo quản đúng cách.

Theo hướng dẫn, sữa đặc cần  được bảo quản ở nơi khô, sạch, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.  Tuy nhiên, trong một số trường hợp như nhiệt độ phòng, ánh nắng mặt trời  và hiện tượng gió nồm ở phía Bắc có thể làm không khí ngưng tụ, đọng  nước trên vỏ lon kim loại làm hoen gỉ [đây là nguyên nhân khiến sữa bị  nấm mốc tấn công].

Cách nhận biết sữa chất lượng

Sản  phẩm sữa đặc đạt chất lượng khi mở nắp lon, người tiêu dùng sẽ thấy sữa  có màu sắc tự nhiên, từ gam vàng kem nhạt đến vàng kem đậm, mịn, đồng  nhất, không bị vón cục, lắng đường và có mùi vị thơm ngọt đặc trưng. Các  nhà sản xuất khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng sản phẩm trong vòng  4 ngày kể từ khi mở nắp hộp.

Trong trường hợp phát hiện sản phẩm  sữa đặc có đường bị nấm mốc, người tiêu dùng cần kiểm tra lại hạn sử  dụng, xem xét lại quá trình bảo quản có đúng quy cách không, kiểm tra kỹ  vỏ lon có lỗi bao bì không. Người tiêu dùng cần loại bỏ ngay sản phẩm  bị nấm mốc, không sử dụng. Người tiêu dùng có thể liên hệ trực tiếp với  nhà sản xuất để được tư vấn thêm.

Ông Trương Văn Toàn, Giám đốc  Đối ngoại, Pháp lý và Chế định Công ty FrieslandCampina Việt Nam, cho  biết công ty tổ chức hệ thống phân phối khép kín, được đào tạo kiểm tra,  giám sát thường xuyên, kết hợp với hệ thống mã vạch trên bao bì để truy  nguyên sản phẩm khi có sự cố. Việc một vài sản phẩm bị lỗi do quá trình  vận chuyển, lưu trữ trên thị trường có thể xảy ra và luôn được đổi lại  sản phẩm mới.


Tại sao sữa đặc lại bị nấm mốc?


Thủ phạm khiến sữa đặc bị nấm mốc

Sữa đặc có đường là sản phẩm sữa cô đặc được chế biến từ sữa tươi và đường kính hoặc từ sữa bột, chất béo sữa [kể cả dầu thực vật] và đường kính. Thông thường, một sản phẩm sữa đặc có đường đạt chuẩn về chất lượng phải có những đặc điểm sau: sữa có màu sắc tự nhiên, từ gam vàng kem nhạt đến vàng kem đậm; ở trong trạng thái mịn màng, đồng nhất, không bị vón cục, lắng đường và có mùi vị thơm ngọt đặc trưng. Các hãng sản xuất sữa đặc có đường trên thị trường hiện nay đa phần đều áp dụng quy trình công nghệ chặt chẽ, từ khâu lọc vô trùng, tiệt trùng, chiết sữa ra lon đến đóng thùng sản phẩm Thêm vào đó, vỏ lon để chứa sữa đặc thường là thép tráng kim loại được cấu thành từ 9 lớp, đảm bảo sự an toàn cho các thực phẩm trung tính và bảo quản được sữa trong 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

Các hãng sản xuất sữa đặc có đường trên thị trường hiện nay đa phần đều áp dụng quy trình công nghệ chặt chẽ

Vậy nguyên nhân nào đã khiến cho sữa đặc bị nấm mốc? Một tác nhân gây nên hiện tượng nấm mốc ở sữa đặc là những sai sót trong quá trình vận chuyển sản phẩm của các nhà phân phối, cửa hàng và đại lý bán lẻ Sự va đập mạnh trong khi bốc dỡ hàng hóa có thể khiến lon sữa bị nứt, thủng dẫn đến vi khuẩn có hại xâm nhập và làm sữa bị mốc.

Các chuyên gia trong ngành sữa cũng chỉ ra thêm một thủ phạm khác đứng đằng sau những lon sữa mốc này là việc sữa đặc không được bảo quản đúng cách. Thông thường, sản phẩm sữa đặc phải được bảo quản ở nơi khô, sạch, thoáng mát, có mái che và tránh ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, một số người tiêu dùng lại không biết rằng còn có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc bảo quản sữa đặc như nhiệt độ phòng, ánh nắng, và đặc biệt là hiện tượng nồm thường xảy ra ở các tỉnh phía Bắc. Hiện tượng này khiến cho không khí ngưng tụ và đọng sương trên các đồ vật, dẫn đến vỏ lon kim loại bị hoen rỉ và thực phẩm dễ bị nấm mốc tấn công.

Làm gì khi thấy sữa đặc bị nấm mốc?

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, khi mở nắp hộp, sản phẩm được sử dụng trong vòng 4 ngày. Lưu ý khi sử dụng, sản phẩm sữa đặc sẽ có những biến đổi như màu sắc, mùi vị và dưỡng chất nếu không được bảo quản đúng quy cách. Khi phát hiện sản phẩm bị nấm mốc, người tiêu dùng cần nhanh chóng thực hiện những bước sau:

- Kiểm tra lại hạn sử dụng của sản phẩm.

- Xem xét lại phương pháp bảo quản sản phẩm, đặc biệt lưu ý đến các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng và môi trường bảo quản sản phẩm.

- Loại bỏ sản phẩm bị nấm mốc và không được sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

- Liên hệ với nhà sản xuất trình bày về hiện tượng gặp phải để được giải quyết kịp thời.


THAM KHẢO THÊM:

Sử dụng và bảo quản sữa tươi đúng cách

Sau  đây là một số bí quyết giúp bạn chọn mua và sử dụng, bảo quản sữa tươi  đúng cách. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn chọn mua và sử dụng, bảo  quản sữa tươi đúng cách.

Sữa có giá trị dinh dưỡng cao và quen thuộc với mọi  gia đình, mọi lứa tuổi nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng và  bảo quản sữa để giữ sữa luôn đạt chất lượng tốt nhất về dinh dưỡng cũng  như an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn chọn  mua và sử dụng, bảo quản sữa tươi đúng cách.

Chọn mua sữa

Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói..., bạn cần  chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng [hãy chọn sữa có hạn sử  dụng càng dài càng tốt]. Ngoài ra cũng cần xem kỹ để đảm bảo hộp sữa còn  nguyên vẹn, không bị méo mó, không phồng, gỉ, hoặc vết lõm, thủng lỗ.  Phải chọn những cửa hàng bày bán sữa ở nơi thoáng mát, không bày trực  tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sữa hộp, dù có lớp áo chắc chắn, chịu lực  tốt, có lớp nilông bọc bên ngoài, vi khuẩn khó xâm nhập... nhưng nếu đem  phơi nắng vài ngày thì hoàn toàn có thể bị biến chất.

Sữa chứa  trong bịch giấy thì càng dễ hỏng hơn nữa. Vì vậy nếu đại lý bán bảo quản  không tốt như đặt sữa bên ngoài hay trong nhà nhưng bị nắng trực tiếp  chiếu vào; đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau hay nhiều thùng sản  phẩm khác chồng lên thùng sữa; vỏ hộp, vỏ thùng sữa có dấu vết xây xát,  móp méo... thì không nên mua. Ngoài ra, cũng không nên mua sữa chua nếu  nó không được bảo quản trong tủ lạnh. Bởi loại sữa này cần được bảo quản  liên tục ở nhiệt độ 4 - 6 độ C mới đảm bảo giữ được chất lượng sản  phẩm. Khi mua về mở hộp ra hoặc sau khi pha sữa, nếu thấy sữa bị đóng  cục, có màu hay mùi khác lạ thì không nên dùng.

Sử dụng và bảo quản

Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau:

Như chúng ta đã biết sữa tươi là một sản phẩm giàu  dinh dưỡng. Sữa mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37 độ C và dù có tuân thủ chặt  chẽ điều kiện vệ sinh vắt sữa đến đâu thì trong sữa vẫn luôn có một  lượng vi khuẩn nhất định. Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh  chóng, làm cho sữa bị chua và hỏng. Chính vì vậy, trong vòng 1 giờ sau  khi vắt, sữa phải được chế biến hoặc phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2  - 5 độ C [có thể giữ sữa tươi được 1 - 2 ngày].

Trên thị trường  sữa tươi hiện nay có 2 loại là sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt  trùng. Sữa tươi thanh trùng thường được đóng trong chai nhựa hoặc túi  nilông, thời gian sử dụng ngắn, thường 3 - 7 ngày với điều kiện luôn  luôn được bảo quản lạnh thì sữa mới không bị hỏng. Sữa tươi tiệt trùng  theo phương pháp hiện đại chứa trong hộp giấy thì không cần giữ lạnh  trước khi mở hộp, nhưng sau khi mở hộp thì phải bảo quản trong tủ lạnh  và dùng hết trong vòng 48 giờ. Nếu sữa vắt ra chỉ được nấu sôi tiệt  trùng theo phương pháp thủ công tại hộ gia đình và chứa trong chai với  nút đậy sơ sài thì nên trữ lạnh và dùng hết trong vòng 24 giờ. Chú ý để  đảm bảo an toàn vệ sinh, thời gian nấu sôi sữa tươi phải đủ 30 phút,  chai đựng phải rửa sạch và luộc trước khi đựng sữa.

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra

- Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.

- Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.

- Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nhiệt  độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ  C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ  ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

- Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.

- Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.

- Nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.





Cách bảo quản sữa mẹ
Cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất
Sữa mẹ như thế nào là tốt
Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất
Những điều cần biết khi cho bé bú sữa mẹ
Mẹo nhiều sữa sau sinh mà không bị tăng cân
Cho bé ăn váng sữa đúng cách
Kinh nghiệm dùng máy hút sữa cực chuẩn
Khi nào nên cho trẻ ăn váng sữa





[ST]

Chủ Đề