Cách đánh giá tiết dự giờ thpt năm 2024

HS có khả năng thực hiện được các biện pháp mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào các hoạt động xã hội.

  • Lập và lên kế hoạch tuyên truyền trong cộng đồng về văn hóa ứng xử nơi công cộng.
  • Tham gia một số hoạt động cộng đồng phù hợp và đánh giá được hoạt động phát triển cộng đồng.

A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ

TUẦN 1: SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP

  1. Mục tiêu Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
  • Thấy được tính phổ biến và nhu cầu của con người về mạng xã hội, nhất là trong thời kỳ công nghệ 4.
  • Biết cách chủ động, tự tin trong khai thác mạng xã hội.
  • Phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm.
  • Biết cách dùng mạng xã hội một cách thông minh: dùng đúng lúc, đúng chỗ.
  • Thấy được vai trò của mạng xã hội trong việc học tập.

II. Chuẩn bị

  1. BT Đoàn trường, BGH, GV
  2. Chuẩn bị nôi dung và hình thức triển khai chủ đề.
  3. Chọn đối tượng thực hiện, có sự theo dõi giám sát và duyệt nội dung, tập dượt trước

khi thực hiện dưới cờ.

  • Chuẩn bị đường link nhạc nền, âm thanh,các dụng cụ hỗ trợ cần thiết.
  • Chuẩn bị quà tặng (nếu có).
  • Với HS
  • HS lên ý tưởng, kịch bản và thường xuyên trao đổi với GV chủ nhiệm, cán bộ đoàn để điều chỉnh, sửa chữa và phối hợp thực hiện.
  • Tập dượt trước khi thực hiện, chuẩn bị trang phục phù hợp với nhà trường, với phong cách và nội dung chủ đề.
  • HS chuẩn bị tiết mục văn nghệ tham gia diễn đàn, giao việc cụ thể cho các thành viên để thực hiện đúng thời gian.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động

  1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
  2. Chào cờ, nhận xét thi đua.
  3. GV trực tuần/BT Đoàn/ đại diện BGH bổ sung nhận xét.
  4. BT Đoàn/ đại diện BGH phổ biến công việc tuần mới.
  5. Sinh hoạt theo chủ đề
  6. Hoạt động: SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP

aục tiêu

  • Giúp HS thấy được lợi ích của mạng xã hội từ đó có cách sử dụng mạng xã hội tích cực và có ý nghĩa.
  1. Nội dung – Tổ chức thực hiện.
  • NDCT thuyết trình ngắn về lợi ích và phương pháp sử dụng mạng xã hội đối với HS THPT
  • NDCT cử một số đại diện của một số lớp trình bày suy nghĩ của mình, phương pháp sử dụng mạng xã hội của cá nhân với HS toàn trường.
  • HS các lớp lắng nghe, có thể tham gia phản biện bày tỏ ý kiến

PHIẾU DỰ GIỜ TIẾT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Họ tên SV: Hoàng Thị Hải Hà Khoá: QH2021 – Sư phạm Hóa học Ngày sinh: 19/03/2003 Nơi sinh: Hà Nội Giáo viên hướng dẫn thực tập giáo dục: Cô Lường Thị Khay Nương Trường TTSP và rèn nghề: Trường THPT Xuân Phương Lớp TTSP và rèn nghề: 10A Thời gian TTSP và rèn nghề: 05/12/2022 - 31/12/ Thời gian dự giờ: 19/12/2022 (tiết Chào cờ) (Tính trên hệ số điểm 10)

  1. Tóm tắt tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục Nội dung

Hoạt động 1: Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

  • Chào cờ, nhận xét thi đua của các lớp buổi chiều.
  • GV trực tuần/BT Đoàn/ đại diện BGH bổ sung nhận xét.
  • Trao cờ thi đua cho các lớp xếp nhất, nhì, ba tuần.
  • BT Đoàn/ đại diện BGH phổ biến công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề: Hoạt động : SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP

  • Thuyết trình ngắn về lợi ích và phương pháp sử dụng mạng xã hội đối với HS THPT.
  • Cử một số đại diện của một số lớp trình bày suy nghĩ của mình, phương pháp sử dụng mạng xã hội của cá nhân với HS toàn trường.
  • HS các lớp lắng nghe, có thể tham gia phản biện bày tỏ ý kiến.

Giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen lẫn các ý kiến tham luận, các ý kiến phát biểu để không khí diễn đàn sôi nổi, hấp dẫn.

Trước đây, dự giờ là hoạt động phổ biến và bắt buộc của các cấp học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động này đã không còn bắt buộc với tất cả giáo viên.

Cách đánh giá tiết dự giờ thpt năm 2024
Tiết học tiếng Việt của một cô giáo ở Nam Định có giáo viên dự giờ.

Theo Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT, mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Trong đó, lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 1 tiết dạy/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 4 tiết dạy/giáo viên; mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 2 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy của hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.

Sau đó, rất nhiều giáo viên cho rằng hoạt động dự giờ mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe các ý kiến và có sự sửa đổi các quy định liên quan đến hoạt động dự giờ, thăm lớp.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 21 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, hiện nay chỉ có giáo viên tiểu học phải có tiết dự giờ và phải sử dụng sổ dự giờ. Theo quy định trên, hồ sơ quản lý hoạt động của giáo viên sẽ bao gồm:

Kế hoạch bài dạy;

Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;

Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm);

Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

Về số tiết dự giờ của giáo viên tiểu học: Hiện nay, các văn bản liên quan đến vấn đề giáo dục đều không có quy định nào về số tiết dự giờ. Số tiết dự giờ của mỗi giáo viên tiểu học sẽ tùy thuộc vào từng nhà trường, từng điều kiện dạy học cũng như sự cần thiết của việc dự giờ.

Đối với giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông: Theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT và Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học không còn đề cập đến vấn đề dự giờ và sử dụng sổ ghi chép hoạt động dự giờ giống như giáo viên tiểu học.

Hồ sơ quản lý hoạt động của giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông bao gồm: Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học); Kế hoạch bài dạy (giáo án); Sổ theo dõi và đánh giá học sinh; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Vậy nên, hiện nay giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông không còn phải dự giờ.

Tuy không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ, nhưng tại điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT đều quy định: “Giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm”.

Như vậy, giáo viên chủ nhiệm của cả 3 cấp học đều có quyền được tham gia dự giờ với mà mình làm chủ nhiệm.