Cách đặt TP trong Forex

Stop loss và Take Profit là 2 khái niệm cơ bản mà bất kỳ một trader giao dịch forex nào cũng phải biết. Đây là 2 loại lệnh được dùng để cố định lời/lỗ của một giao dịch mua hoặc bán trên thị trường. Mặc dù rất quan trọng nhưng do không bắt buộc phải thiết lập Stop loss hoặc Take Profit trong khi đặt lệnh giao dịch nên rất nhiều trader xem nhẹ và không sử dụng 2 loại lệnh này dẫn đến bị thua lỗ khi thị trường đi ngược hướng kỳ vọng.

Trước đó, chúng tôi đã thực hiện các bài viết liên quan đến Stop loss thì lần này, kienthucforex.com sẽ tiếp tục chia sẻ đến các bạn những kiến thức về Take profit, về tầm quan trọng và cách sử dụng hiệu quả của loại lệnh này.

Cả Stop loss và Take profit đều là 2 loại lệnh đi kèm với lệnh giao dịch chính [Buy hoặc Sell]. Trong khi Stop loss xác định điểm dừng lỗ [một mức giá xác định trước], nghĩa là nếu thị trường đi ngược hướng kỳ vọng và chạm vào mức giá đó thì lệnh giao dịch chính tự động đóng lại, trader bị thua lỗ; thì đối với Take profit, công cụ này được dùng để xác định điểm chốt lời, khi thị trường đi đúng hướng kỳ vọng và chạm vào điểm chốt lời đó thì lệnh giao dịch chính tự động đóng lại, trader có lợi nhuận.

Trong phần mềm giao dịch forex, Take profit đôi khi được ký hiệu là TP hoặc T/P.

Các trader chuyên nghiệp không hề xem Take profit hay Stop loss là một loại lệnh mà là một “nguyên tắc giao dịch”, họ luôn đặt ra kỷ luật với bản thân mình rằng đó là 2 thao tác bắt buộc phải có trong bất kỳ một giao dịch nào.

Trái lại, những trader mới, những người chưa có nhiều kinh nghiệm lại tỏ vẻ không hề thích thú với 2 công cụ này, họ xem nhẹ và dường như luôn bỏ quên chúng khi đặt lệnh giao dịch. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, hãy đọc kỹ phần này, chắc chắn rằng bạn sẽ thay đổi.

Thứ nhất, Take profit giúp quản lý lệnh tự động.

Điều này có nghĩa là các bạn không cần phải ngồi trên máy tính hàng giờ liền để canh lợi nhuận đạt được như kỳ vọng rồi đóng lệnh mà Take profit sẽ tự động đóng lệnh cho bạn nếu giao dịch đạt đến lợi nhuận kỳ vọng mà bạn đã thiết lập trước. Hoặc ngược lại, nó vẫn sẽ tự động đóng lệnh nhưng là để chốt số thua lỗ do thị trường đi ngược dự đoán bằng lệnh Stop loss đã thiết lập trước.

Thứ hai, Take profit giúp trader tránh được các yếu tố tâm lý

Giả sử các bạn không đặt Take profit và thị trường đi đúng xu hướng như kỳ vọng. Lúc này, lệnh đã có lợi nhuận như mong muốn, nhưng có chắc rằng bạn đã thấy đủ với số lợi nhuận đó hay chưa. Tâm lý của đa số chúng ta sẽ là “ thị trường đang đi đúng xu hướng, cứ chờ thêm đi, chắc chắn sẽ lên nữa/xuống nữa” và thế là các bạn sẽ tiếp tục chờ, nhưng đời đâu như là mơ. Nó vừa chạm vào mức lợi nhuận kỳ vọng thì đã ngay lập tức đi ngược lại. Lúc này thì sao?: “Ôi, tiếc quá, biết vậy lúc nãy đã đóng lệnh rồi” và rồi cái trạng thái tiếc đó lại tiếp tục khiến chúng ta kỳ vọng một lần nữa vào phép màu, nhưng kết quả thì sao? Từ một khoản lợi nhuận nhỏ nay đã trở thành một khoản lỗ to. Trạng thái tâm lý này không phải là điều hiếm khi xảy ra đâu nhé, mà là rất thường xuyên và đặc biệt đối với những trader mới.

Thứ ba, Take profit là công cụ quản trị rủi ro, quản trị vốn hiệu quả

Trong mỗi một giao dịch, ít nhiều chúng ta sẽ biết được giao dịch đó có thể đem lại lợi nhuận bao nhiêu hoặc nếu rủi ro xảy ra thì thua lỗ bao nhiêu trong giới hạn của chiến lược mà chúng ta sử dụng. Và tất nhiên, mức lợi nhuận hoặc thua lỗ đó có thể được cố định nhờ vào Take profit và Stop loss. Với 2 công cụ này, các bạn sẽ biết được chính xác số tiền mà mình sẽ bị mất đi hoặc cộng thêm vào tài khoản sau một giao dịch, các bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nguồn vốn của mình. Từ đó, có thể lên kế hoạch để thực hiện những giao dịch khác hiệu quả hơn.

Lưu ý: Take profit đặc biệt cần thiết đối với các trader giao dịch ngắn hạn như scalper và day trader, công cụ này thực hiện được cả 3 vai trò của mình ở các vị thế ngắn này. Tuy nhiên, đối với một trader giao dịch dài hạn như swing trader hay position trader thì Take profit có thể được bỏ qua vì nó có thể làm giảm đi lợi nhuận tiềm năng trong dài hạn.

Có 2 cách để các bạn có thể đặt một lệnh Take profit hoặc Stop loss cho một giao dịch cụ thể, đó là đặt Take profit cho một vị thế mới và đặt Take profit cho một vị thế đang mở/lệnh đang chạy trên thị trường.

Tìm hiểu: Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm MT4 chi tiết nhất

Đặt Take profit cho một lệnh mới

Mỗi chiến lược giao dịch, các bạn đều có thể xác định được mức chốt lời và nên đặt Take profit ngay từ ban đầu vì thị trường biến động liên tục, có khi các bạn chưa kịp điều chỉnh Take profit thì giá đã đi một cách không thể kiểm soát được.

Để đặt Take profit cho một lệnh mới, các bạn tiến hành đặt lệnh như bình thường [không phải là đặt lệnh sử dụng chức năng one-click đâu nhé]

Vào Tool, chọn New Order hoặc bấm trực tiếp vào nút New Order trên thanh công cụ, như hình dưới:

Màn hình sẽ hiện ra hộp thoại đặt lệnh như sau:

Ở đây, các bạn lựa chọn khối lượng giao dịch, loại lệnh, Take profit và cả Stop loss.

Ở các ô Stop loss và Take profit, các bạn chỉ cần nhập vào mức giá dừng lỗ và chốt lời phù hợp. Đối với lệnh Buy, mức giá Take profit phải cao hơn mức giá đặt lệnh và Stop loss phải thấp hơn; lệnh Sell thì ngược lại.

Đặt Take profit cho một vị thế đang mở/lệnh đang chạy

Vì một lý do nào đó mà các bạn không đặt Stop loss và Take profit ngay từ ban đầu hoặc nếu có đặt nhưng cần thay đổi, thì các bạn hoàn toàn có thể chỉnh sửa.

Ở tab Trade, bấm chuột phải vào lệnh đang chạy mà các bạn muốn đặt mới Take profit hoặc thay đổi giá trị cũ, rồi chọn Modify or Delete

Sau đó, một hộp thoại cài đặt hiện ra như sau:

Tại đây, các bạn chỉnh sửa các giá trị của Take profit và Stop loss, có thể nhập một mức giá cụ thể hoặc một số pips như hình.

Sau khi nhập xong thì bấm vào dòng chữ Modify…. Là xong.

Ở mỗi một giao dịch cụ thể, các bạn sẽ biết được lợi nhuận tiềm năng hoặc rủi ro mà giao dịch đó có thể mang lại. Tuy nhiên, cái “biết” ở đây không tự nhiên mà có, cũng không phải các bạn có thể “chọn đại” một mức giá nào đó để Take profit hay Stop loss được, mà tất cả đều phụ thuộc vào chiến lược hoặc kỹ thuật quản trị rủi ro mà các bạn đang sử dụng.

Các chiến lược hay hệ thống giao dịch của trader sẽ chỉ ra được các điểm chốt lời hiệu quả và thông thường đó chính là các tín hiệu được tạo ra từ công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng trong chiến lược hay hệ thống giao dịch đó.

Trong khuôn khổ bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số công cụ phân tích cung cấp tín hiệu chốt lời hiệu quả trong forex.

Tìm hiểu:

Trong một xu hướng tăng hoặc giảm, 2 đường trendline của kênh giá đóng vai trò là các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự của xu hướng đó. Dựa vào các mức hỗ trợ, kháng cự này, trader không chỉ tìm ra điểm vào lệnh hiệu quả mà còn có thể xác định được điểm chốt lời tiềm năng.

Ví dụ:

Trong chiến lược sử dụng kênh giá để xác định điểm vào lệnh và chốt lời, các bạn có thể thực hiện như sau:

  • Vào lệnh khi giá chạm vào trendline dưới [đường hỗ trợ] và bắt đầu đi lên
  • Đo khoảng cách từ đáy gần nhất đến đỉnh gần nhất trước đó, Take profit tại điểm cách điểm vào lệnh một đoạn bằng với khoảng cách này. Lý do để các bạn có thể chốt lời theo cách này vì, nếu lực của xu hướng ổn định thì ở nhịp tăng tiếp theo, giá sẽ tiếp tục tạo đỉnh mới với mức tăng tương tự.

Trong một xu hướng đi ngang [sideway], việc xác định vị trí chốt lời càng dễ dàng hơn. Đường trendline trên đóng vai trò là một đường kháng cự, đường trendline dưới đóng vai trò là một đường hỗ trợ của xu hướng sideway đó. Mức giá Take profit sẽ trùng với mức giá của đường hỗ trợ nếu là lệnh Sell và trùng với đường kháng cự nếu là lệnh Buy.

Ví dụ:

Fibonacci Extension là một trong những công cụ vô cùng hiệu quả trong việc xác định điểm chốt lời, được rất nhiều trader ưa thích sử dụng.

Nếu chưa được tìm hiểu về Fibonacci Extension, các bạn có thể tham khảo bài viết: Cách sử dụng Fibonacci để chốt lời hiệu quả.

Ví dụ:

Trong chiến lược sử dụng Fibonacci Extension, các bạn có thể chọn một trong các mức FE để đặt Take profit, trong đó các mức FE tiềm năng dao động từ 0.618 đến 1.618

Mô hình giá [chart pattern] là một trong số những công cụ mạnh xác định xu hướng thị trường và điểm vào lệnh hiệu quả của trường phái phân tích hành động giá – price action.

Một điều đặc biệt nữa là đa số các mô hình giá đều cung cấp cho trader tín hiệu chốt lời hiệu quả.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số mô hình giá phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật như mô hình giá Tam giác, Hình chữ nhật, Hai đỉnh, Vai – Đầu – Vai.

Ví dụ 1: mô hình giá Tam giác

Tham khảo bài viết: Mô hình giá Tam giác – Triangle để tìm hiểu về cách giao dịch hiệu quả với mô hình giá này.

Mô hình giá tam giác giảm

Mô hình giá tam giác tăng

Đối với chiến lược giao dịch sử dụng mô hình giá tam giác, điểm Take profit là điểm cách vị trí vào lệnh một đoạn bằng chiều cao của tam giác.

Ví dụ 2: mô hình giá Hình chữ nhật

Tìm hiểu về mô hình giá Hình chữ nhật và cách giao dịch qua bài viết: Mô hình giá Hình chữ nhật – Rectangle

Tương tự với mô hình giá Tam giác, điểm Take profit trong mô hình giá Hình chữ nhật là vị trí cách điểm vào lệnh một đoạn bằng chiều cao của hình chữ nhật.

Ví dụ 3: mô hình giá Hai đỉnh – Double Top

Tham khảo bài viết: Mô hình giá Hai đỉnh để biết thêm về cách giao dịch hiệu quả với mô hình này.

Điểm Take profit trong chiến lược này sẽ là vị trí từ cách đường neckline một đoạn bằng khoảng cách từ đáy trung tâm đến mức giá cao nhất của 2 đỉnh.

Ví dụ: mô hình giá Vai – Đầu – Vai

Tìm hiểu thêm về chart pattern này qua bài viết Mô hình giá Vai – Đầu – Vai [Head & Shoulders]

Trong mô hình Vai – Đầu – Vai, các bạn có thể chốt lời tại vị trí cách điểm phá vỡ [điểm vào lệnh] nằm trên đường neckline một đoạn bằng khoảng cách từ đường neckline đến đỉnh đầu.

Một trong số những cách đặt Take profit theo phương pháp này chính là sử dụng tỷ lệ Risk:Reward [Tỷ lệ Rủi ro trên lợi nhuận].

Trong đó: Rủi ro đo bằng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến Stop loss và lợi nhuận đo bằng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến Take profit.

Tham khảo bài viết: Risk:Reward Ratio là gì? Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý trong giao dịch forex.

Nếu chiến lược giao dịch của các bạn không cung cấp bất kỳ một tín hiệu chốt lời nào, chẳng hạn như giao dịch với tin tức, thì các bạn có thể lựa chọn một tỷ lệ Risk:Reward hợp lý, từ đó xác định điểm Take profit.

Giả sử, lệnh của các bạn có Stop loss 30 pips, các bạn kỳ vọng rằng lệnh này có thể đạt được tỷ lệ Risk:Reward là 1:2, thì các bạn sẽ đặt Take profit là 60 pips.

Lưu ý: mặc dù các bạn có thể sử dụng tỷ lệ Risk:Reward kỳ vọng để xác định Take profit, nhưng nếu chiến lược của các bạn có thể xác định được cả 2 yếu tố Stop loss và Take profit, mà 2 yếu tố này tạo ra tỷ lệ Risk: Reward thấp, chẳng hạn 1:0.8 thì các bạn không nên thực hiện giao dịch. Và tuyệt đối không được nới Take profit để đạt được tỷ lệ Risk:Reward như kỳ vọng trong trường hợp này.

Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết lần này, các bạn đã hiểu hơn về công cụ Take profit, một nguyên tắc giao dịch không thể thiếu của các forex trader. Những ví dụ về cách đặt Take profit mà kienthucforex đã cung cấp cho các bạn trong bài viết không phải là tất cả nhưng nó sẽ là những chỉ dẫn hữu ích để các bạn có thể sử dụng hiệu quả công cụ này.

Hãy nghiêm khắc hơn với bản thân mình nếu muốn thành công ở thị trường này.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

Video liên quan

Chủ Đề