Cách ghép Kie phi điệp

Cách trồng lan phi điệp vào chậu đối với người trồng lan lâu năm rất dễ dàng. Thế nhưng với những người mới để trồng lan phi điệp trong chậu thì vẫn có sự phân vân nhất định. Như chúng ta đã biết, trong việc trồng và chăm sóc lan phi điệp. Thì việc sử dụng loại giá thể nào và cách trồng ban đầu như thế nào là việc rất quan trọng. Nó quyết định phần lớn kết quả trồng lan về sau.

Trong bài viết này, Lan Tự Nhiên sẽ chia sẻ 1 bài viết về kinh nghiệm trồng lan phi điệp vào chậu, mà mình đã trải nghiệm, đem lại kết quả khá cao.Mọi người cùng tham khảo nhé

Mục lục nội dung

  • 1 1. Chọn chậu trồng lan phi điệp:
  • 2 2. Chọn giá thể trồng lan phi điệp
  • 3 3. Cách phối hợp giá thể trồng lan phi điệp:
  • 4 4. Cách trồng lan phi điệp trong chậu
    • 4.1 a. Cách trồng nhiều cây lan phi điệp trong chậu lớn
    • 4.2 b. Cách trồng 1 cây lan phi điệp trong chậu nhỏ
  • 5 5. Một số lưu ý khi chăm sóc và bón phân

1. Chọn chậu trồng lan phi điệp:

Hiện có rất nhiều các loại chậu dùng để trồng phi điệp như: chậu gốm, chậu đất nung, chậu nhựa. Thậm chí là thau, xô, chai nhựa đều có thể đem tận dụng trồng lan phi điệp được Riêng cách trồng lan phi điệp vào chậu sau đây. Để tạo vẻ mĩ quan, nhẹ giàn, ít thiệt hại khi mưa to gió lớn, Mình chọn loại chậu nhựa có màu sắc và hình dáng tựa chậu đất nung.

2. Chọn giá thể trồng lan phi điệp

Nếu bạn đã trồng lan phi điệp được một thời gian rồi ắt hẳn bạn đã biết rằng trồng chúng rất dễ. Chúng ta có thể tận dụng bất cứ loại giá thể nào hiện có miễn là chúng đảm bảo được sự thông thoáng và thoát nước tốt. Tuy nhiên qua thời gian trồng lan bằng vỏ thông, dớn bảng, dớn vụn, đá bọt và dớn mềm, rêu chi lê. Mình thấy lan phát triển rất tốt. Trong bài hướng dẫn này mình chọn giá thể gồm: Xốp lót đáy, vỏ thông, dớn vụn [dớn cọng , dớn Chile [dớn mềm]và phân tan chậm.

3. Cách phối hợp giá thể trồng lan phi điệp:

Dưới đáy chậu cho 1 lớp xốp, chiếm 2/10 chiều cao chậu lan. Tiếp đến là vỏ thông chiếm 4/10 chiều cao chậu, dớn vụn chiếm 2/10 chiều cao chậu, và sau cùng là dớn Chile [dớn mềm] chiếm 1/10 chậu. Tổng chiều cao các giá thể là 9/10 chiều cao chậu lan. Sau khi sắp xếp xốp, vỏ thông và dớn vụn vào chậu trồng phi điệp, ta nên phun nước với áp lực cao lên mặt chậu. Việc này nhằm mục đích để các giá thể theo nước mà chèn chặt hơn. Sau đó mới phủ thêm lớp dớn Chile [dớn mềm] lên trên mặt chậu

4. Cách trồng lan phi điệp trong chậu

Do vườn chật, nên mình lựa chọn cách trồng đứng, để có thể hạn chế diện tích trồng.

a. Cách trồng nhiều cây lan phi điệp trong chậu lớn

Đối với những loại lan phi điệp nhỏ ở đây là kiến hoặc khóm phi điệp ít giả hành. Chúng ta có thể trồng 3 khóm/chậu, tại nơi có dây móc treo chậu. [Nếu đặt chậu trên khay, chưa xài dây móc, thì nên đóng 3 cây cọc đứng tại 3 lỗ treo móc. Việc này để dễ cố định cây khi dùng dây treo về sau]. Khi trồng, chúng ta đặt nổi khóm lan trên và vừa chạm vào lớp dớn. Dùng dây rút và/hoặc kẹp bướm nẹp chặt các thân già vào dây móc hoặc cọc. Xoay thân tơ, mầm non hướng vào giữa chậu

b. Cách trồng 1 cây lan phi điệp trong chậu nhỏ

Chúng ta nên trồng 1 khóm duy nhất vào giữa chậu. Trước khi trồng, chúng ta đóng một cây cọc đứng chắc chắc vào giữa chậu. Đặt khóm lan trên và vừa chạm vào mặt dớn, dùng dây rút hoặc/và kẹp bướm nẹp chặt các thân già vào cọc. Các thân tơ to thì nên cố định vào dây treo

Trường hợp khóm lan phi điệp có các khe hở đủ lớn giữa các giả hành. Thay vì đóng cọc, ta có thể dùng cây nẹp để ép sát gốc lan vào mặt chậu

Thêm 1 cách trồng lan phi điệp vào chậu nhựa nan thưa với giá thể là đá bọt và vỏ thông, dớn. Ưu điểm chơi chậu nan thưa và chất trồng này là thoát nước nhanh. Chống đọng chậu chất mùn, cặn, dư thừa phân thuốc, có gió lùa vào bộ gốc rễ. Trên phủ lớp dớn mềm giữ ẩm nhưng bên dưới giá thể khô ráo nước, có nghĩa là ẨM nhưng không ƯỚT.

Tương tự mọi người có thể tham khảo thêm cách ươm ki phi điệp chi tiết. Mới giá thể đá bọt và dớn TẠI ĐÂY

5. Một số lưu ý khi chăm sóc và bón phân

Do rễ lan chưa phát triển, nên việc bón phân tan chậm ngay khi trồng lan là khá vô nghĩa. Trong bài này, mình chỉ có ý đề cập đến việc bón phân tan chậm sao cho an toàn và hiệu quả.

Vì nhiều lý do, ta thường bón phân bằng cách rải đều trên mặt chậu hoặc bỏ dồn vào gốc lan. Tuy nhiên, việc bón phân như thế này có thể không an toàn cho cây lan. Đối với cách trồng nhiều khóm vào chậu. Ta nên bón phân vào giữa chậu, tại chỗ trống giữa các khóm lan. Đối với cách trồng một khóm giữa chậu, ta nên bón phân chung quanh và sát thành chậu

Khi chăm sóc lan phi điệp ta phải cung cấp đủ dưỡng chất cho nhu cầu phát triển của cây. Cũng như các loại lan khác, lan phi điệp chỉ phát triển tốt nhất khi ta cung cấp đủ các yếu tố đa, trung, vi lượng cho cây. Phần lớn phân bón tổng hợp cho lan người ta đã tích hợp đủ các chất cần thiết. Khi mua, bạn nhìn bao bì có chữ NPK +TE là ok rồi.

Tuy nhiên, tùy theo giai đoạn phát triển, cây lan phi điệp cần hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Khi chăm sóc bón phân cho phi điệp ta cần chú ý đến điểm này. Thời kỳ cây con, cây mới lớn cần cung cấp phân bón hàm lượng đạm cao. Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cây cần lân cao. Chi tiết cách bón phân cho lan phi điệp qua từng giai đoạn phát triển các bạn tham khảo TẠI ĐÂY

Label
Tên bạn*
Email
Label
Tên bạn*
Email
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận

Video liên quan

Chủ Đề