Cách hóa giải thôi miên

Skip to content

Hỏi: Thôi miên có trị được bệnh mất ngủ hay không?

Trả lời: Nếu quý vị có theo dõi loạt bài viết trên báo Nhân Quyền hay đọc các bài viết trên trang mạng của Hypnom Institute www.hypnom.xyz thì biết rằng bệnh mất ngủ có nhiều nguyên nhân. Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý, đa số bệnh nhân mất ngủ là vì do suy nghĩ, lo lắng, buồn rầu, trầm cảm … thường xảy ra vào lứa tuổi trung niên trở lên. Bệnh mất ngủ có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và có thể đưa đến nhiều bệnh tật khác nữa.

Để trị liệu chứng mất ngủ như thế, nhà thôi miên sẽ nói chuyện với bệnh nhân để tìm hiểu không những về bệnh lý mà còn về tính cách, hoàn cảnh, sinh hoạt, nhân thân … của bệnh nhân mà còn gây dựng một mối quan hệ đồng cảm với bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân cảm thấy gần gũi, thân thiện, tin cậy, cởi mở [Rapport] với nhà thôi miên. Nhờ đó mà cuộc thôi miên sẽ dễ dàng thành công hơn. Sau đó nhà thôi miên sẽ giúp cho bệnh nhân thư giãn đến mức tối đa có thể và chìm vào ‘giấc ngủ thôi miên’. Giấc ngủ thôi miên này không giống với giấc ngủ bình thường. Trong giấc ngủ thôi miên đối tượng vẫn cảm nhận được mọi việc xảy ra xung quanh nhưng không quan tâm mà chỉ chú tâm vào bên trong. Mọi diễn biến bên ngoài đều không ảnh hưởng đến đối tượng. Họ chỉ lắng nghe lời nói của nhà thôi miên và chìm vào giấc ngủ sâu. Mỗi ngày chúng ta cần ngủ sâu 2 tiếng là đủ, 15 phút thôi miên có giá trị bằng 2 tiếng ngủ sâu đó.

Nhà thôi miên để cho đối tượng ‘ngủ’ như thế trong khoảng 10 phút trước khi đánh thức đối tượng bằng kỹ thuật ‘trở về’.

Sau khi đưa đối tượng trở về ý thức từ giấc ngủ thôi miên, nhà thôi miên sẽ hướng dẫn cho đối tượng kỹ thuật ‘tự thôi miên’ giúp cho đối tượng gợi lại kinh nghiệm ‘ngủ sâu’ vừa trải qua khi về nhà ngủ. Đối tượng sẽ khơi lại kinh nghiệm ngủ sâu đó và tự chìm vào giấc ngủ. Kể từ đó họ sẽ sở đắc một kỹ năng ‘ngủ sâu’ bất cứ lúc nào họ cảm thấy khó ngủ.

Hỏi: Có tự thôi miên cho mình được không?

Trả lời: Tất cả thôi miên đều là tự thôi miên. Mọi người thường vẫn tự thôi miên mình mà không biết. Mỗi người đều tự thôi miên mình ít nhất 2 lần trong một ngày, đó là lúc trước khi ngủ và trước khi thức dậy; chưa kể lúc đắm chìm vào một việc gì đó như xem một cuốn truyện hay, xem một cuốn phim hấp dẫn, chú tâm suy nghĩ một vấn đề gì đó hay những lúc mơ mộng, suy nghĩ viển vông. Vấn đề là chúng ta không biết kỹ thuật để chủ động tự thôi miên cho nên phải nhờ đến nhà thôi miên trợ giúp. Nhà thôi miên giúp chúng ta thư giãn và xâm nhập vào tiềm thức chúng ta. Nhà thôi miên sẽ hướng dẫn cho chúng ta kỹ thuật tự thôi miên như nói ở trên.

Hỏi: Thôi miên có tác dụng lâu dài về sau hay chỉ tác dụng hiện tại?

Trả lời: Thôi miên có tác dụng tức khắc ngay trước mắt. Có thể có tác dụng vĩnh viễn hoặc tác dụng tạm thời tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố chủ quan là quan trọng nhất là chính đối tượng, thứ hai là yếu tố khách quan là môi trường bên ngoài. Thí dụ trường hợp một người muốn bỏ thuốc. Sau khi được thôi miên, người ấy có thể bỏ thuốc ngay, nhưng sau đó có thể thèm hút lại [chủ quan]. Lúc đó nếu có sẵn thuốc hay nếu có bạn bè hút thuốc xung quanh [khách quan] thì rất dễ dàng bị lôi cuốn hút lại. Do đó để có thể triệt để chấm dứt việc hút hút thuốc cần có 2 điều kiện:

1. Cắt đứt mối quan hệ với môi trường hút thuốc xung quanh, kể cả việc không cất giữ thuốc.

2. Đối với yếu tố chủ quan, đôi khi thèm hút thuốc trở lại, cần áp dụng kỹ thuật tự thôi miên để hóa giải sự thèm muốn đó và thường xuyên áp dụng kỹ thuật tự thôi miên này để củng cố tác dụng của thôi miên.
Như thế thôi miên không những có tác dụng lâu dài mà là tác dụng vĩnh viễn.

Hỏi: Thôi miên có làm thay đổi bản năng con người hay không?

Trả lời: Con người khi sinh ra chỉ có bản năng sinh tồn, sau đó mới tiếp thu, sở đắc những kỹ năng và thói quen từ môi trường xung quanh. Những tiếp thu đó hình thành cá tính, nhân sinh quan, nhân cách, tính tình… một con người. Có những thói quen tích cực hữu ích, có những thói quen tiêu cực có hại. Thôi miên có thể giúp ta quân bình lại bản năng khởi thủy của mình bằng cách chuyển hóa những thói quen tiêu cực có hại.

Hỏi: Thiền và thôi miên giống hay khác nhau như thế nào?

Trả lời: Thiền và Thôi miên giống nhau ở điểm:Quân bình thân tâm, mang lại sự an lạc. Về kỹ thuật thì khá tương đồng ở 2 điểm:• Thiền hướng dẫn [guided meditation] tương tự với thôi miên [đối tượng].• Thiền tỉnh thức [Mindfulness meditation] tương tự với kỹ thuật tự thôi miên [Self hypnosis].Mục đích của Thiền là đạt đến sự định tâm và đưa đến tự giác [self realisation / enlightenment], trong khi mục đích của Thôi miên là nhằm mục đích trị liệu [therapy] bằng cách xâm nhập vào tiềm thức.

Hỏi: Thôi miên có giúp trị bệnh trầm cảm được không? Bằng cách nào? Bao lâu? Hiệu quả như thế nào?

Trả lời: Đối tượng trị liệu của thôi miên là các vấn đề tâm lý, cụ thể hơn là tiềm thức; khác với đối tượng của tâm lý học là lý trí. Lý trí là cái mà chúng ta biết, chủ động làm, như đi đứng, suy nghĩ, làm việc, nói chuyện … Trong khi tiềm thức là cái mà chúng ta không biết như thói quen, giấc mơ, sự hoạt động của nội tạng, ám ảnh, sợ hãi…

Bệnh trầm cảm thường có tác dụng từ bên ngoài, thông qua lý trí [ý thức] một cách tiêu cực được sàng lọc và lưu trữ trong tiềm thức, từ đó trở thành một nổi ám ảnh, dằn vật đối tượng. Qua thôi miên, nhà thôi miên sẽ xâm nhập vào tiềm thức của đối tượng, đối thoại và hóa giải sự ẩn ức đó, nhờ đó mà hóa giải sự trầm cảm.Vấn đề chữa trị bao lâu thì cũng giống như tất cả các bệnh lý khác và các phương pháp trị liệu khác là không có con số nhất định mà tùy thuộc từng trường hợp cá biệt. Hiệu quả như thế nào thì cũng giống như câu trên.

Hỏi: Thôi miên có thể giúp quên đi đau đớn [thấp khớp] hay trị dứt bệnh được không?

Trả lời: Thôi miên không giúp quên đi đau đớn, dù là thấp khớp hay bất cứ nguyên nhân nào, mà giúp cho đối tượng không cảm thấy đau đớn tức là không có cảm giác đau đớn kể cả trong các ca phẫu thuật không dùng thuốc gây tê/mê như tháo khớp [cưa chân tay], làm răng không đau, sinh đẻ không đau, nhức răng, nhức đầu, đau nhức mình mẩy …Nhưng không trị dứt những bệnh về thể chất mà chỉ giúp nó không bị tệ hơn và mau bình phục hơn. Thí dụ như trường hợp trồng răng giả, sẽ ít chảy máu hơn, không cảm thấy đau đớn mà lại cảm thấy nhẹ nhàng thư giãn hơn, vết thương mau lành hơn.

Hỏi: Có thể áp dụng thôi miên cho tất cả mọi người hay không?

Trả lời: Thôi miên có thể áp dụng cho hầu hết mọi người, ngoại trừ trẻ thơ và những người bị bệnh khờ dại, miễn là người đó thực sự muốn được thôi miên. Những người có sự mẫn cảm cao, dễ dàng thư giãn, sức tưởng tượng phong phú, dễ tiếp nhận lời khơi dẫn sẽ càng dễ thôi miên thành công hơn so với những người khó thư giãn, ít mẫn cảm, ít tưởng tượng, khó tiếp nhận lời khơi dẫn …

Những người khó thôi miên vẫn có thể thôi miên được nhưng sẽ tốn công sức và thời gian nhiều hơn bằng cách thực tập qua nhiều lần, giúp họ tập thư giãn và tăng dần độ mẫn cảm cũng như khả năng tiếp nhận lời khơi dẫn.

Hỏi: Câu hỏi về lường gạt của cải.

Trả lời: Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe những câu chuyện về thôi miên bị lừa gạt: ‘Gặp một người nào đó đến nói chuyện rồi không biết gì nữa, tháo hết vàng vòng nữ trang, đưa hết tiền bạc cho người lạ, đến khi tỉnh lại thì kẻ gian đã cao bay xa chạy rồi…’

Trong lịch sử thôi miên chưa từng ghi nhận một trường hợp lừa gạt nào như thế. Lý do rất đơn giản là vì thôi miên không hề và không làm như thế. Một người thực sự muốn được thư giãn nhưng độ mẫn cảm thấp, chưa thư giãn được, chưa có khả năng tiếp nhận lời khơi dẫn thì cuộc thôi miên cũng khó thành công, huống chi người không muốn.

Trong trạng thái thôi miên, đối tượng thôi miên hoàn toàn không bị mê man mà vẫn biết mọi chuyện xảy ra xung quanh và không bao giờ làm ngược lại cái điều mà bình thường mình không làm. Không những thế, trong trạng thái thôi miên, các giác quan của đối tượng càng trở nên tinh tế hơn bình thường nữa.

Hỏi: Từ trước đến nay hầu hết mọi người đều nghĩ rằng thôi miên là một cái gì huyền bí, thậm chí tà thuật nhằm khống chế tư tưởng người khác khiến người ta làm theo ý mình với mục đích xấu, lường gạt, hãm hại, nhưng nay ông lại nói ngược lại suy nghĩ của đa số. Xin ông vui lòng giải thích thêm đâu là sự thật?

Trả lời: Vâng, từ trước đến nay tuyệt đại đa số đều nghĩ rằng như thế, thậm chí bản thân tôi cũng từng nghĩ như thế cho đến khi tôi học được bộ môn thôi miên trị liệu.

Hẳn ai cũng đã từng nghe những chuyện kể của những người thân quen về những trường hợp mà chính họ là nạn nhân của thôi miên. Hầu hết nếu không nói là tất cả các nhà thôi miên trên thế giới đều khẳng định rằng thôi miên không hề và không thể ‘khống chế tư tưởng người khác khiến người ta làm theo ý mình với mục đích xấu, lường gạt, hãm hại …’. Lý do rất đơn giản và dễ hiểu là một cuộc thôi miên muốn được thành công phải được sự đồng ý của đối tượng không chỉ bằng lời nói hình thức mà tận trong lòng mình cũng mong muốn và sẵn sàng được thôi miên nữa. Chỉ cần đối tượng nảy ra ý nghĩ phản kháng muốn chống lại thì cuộc thôi miên coi như thất bại.

Lý do đa số hiểu như thế là do phim ảnh, tiểu thuyết đã khoác lên thôi miên một chiếc áo đầy ma thuật để tác phẩm của họ thêm hấp dẫn thu hút người xem, người đọc.

Đối với những người tự cho mình là nạn nhân của thôi miên thì sẽ có hai trường hợp:

  1. Là nạn nhân thực sự. Họ bị quân bất lương cho thuốc mê rồi lấy hết tiền bạc, vàng vòng. Đến khi tỉnh lại thi chúng đã cao bay xa chạy. Chứ hoàn toàn không phải do thôi miên.
  2. Là nạn nhân giả tạo. ‘Nạn nhân’ tự dựng chuyện bị một người nào đó đến bắt chuyện rối thôi miên khiến họ tự động lột hết vàng vòng tiền bạc đưa cho người đó, đến khi tỉnh lại thì người đó đã đi mất rồi. Lý do dựng chuyện thì có nhiếu khuất tất về tiền bạc nên tìm cách ‘bạch hóa’ vấn đề.

Đối với trường hợp a – là nạn nhân thực sự – họ sẽ không nhớ biết gì cả trong thời gian hôn mê và thường thì sẵn sàng báo cảnh sát để tìm ra thủ phạm hầu lấy lại tài sản.

Đối với trường hợp b – là nạn nhân giả tạo – Bởi vị chuyện lường gạt không hề xảy ra nhưng vì lý do tài chính thế nào đó họ đã dựng chuyện để giải thích tình trạng một số tiền lớn hay vàng vòng nào đó tự nhiên không cánh mà bay. Những vụ này thường bị cho chìm xuồng luôn mà không hề khai báo với cảnh sát.

Tuy nhiên cũng có những người cố tình khai báo với cảnh sát để chứng tỏ mình vô tội. Nhưng khi cảnh sát nhập cuộc điều tra thì mọi chuyện đều bại lộ. Như một trường hợp sau đây:

‘Một tiệm vàng nọ hô hoán lên là bị một người đàn ông nào đó vào tiệm hỏi mua vàng vòng rồi thôi miên bà chủ tiệm khiến bà này đưa hết vàng vòng cho y. Đến khi tỉnh lại thì vàng vòng đã mất sạch mà thủ phạm cũng đã biến mất từ lúc nào’.

‘Chủ tiệm vàng mới đi trình báo cảnh sát về vụ việc xảy ra. Nhưng khi cảnh sát vào cuộc điều tra, bằng những nghiệp vụ chuyên môn, thì mới khám phá ra vợ chồng chủ tiệm vàng vì đang nợ nần nên tạo dựng ra vỡ kịch thôi miên để thoát nợ.’

 Bộ môn lập trình ngôn ngư tư duy [Neuro Linguistic Programming] có những kỹ thuật chỉ cần quan sát cặp mắt của đối tượng là biết họ đang nối dối hay nói thật. Kỹ thuật này có nói đến trong sách ‘Thuật Thôi Miên’ và được hướng dẫn thực tập trong các khóa thôi miên thực hành của Hypnom.

Hỏi: Khi thôi miên thì cần có những yếu tố gì?

Trả lời: Một cuộc thôi miên muốn được thành công trước hết phải có sự đồng thuận sâu sắc của đối tượng, bằng ngược lại nếu đối tượng có một chút phản kháng nào hay chưa thực sự sẵn sàng được thôi miên thì coi như thất bại. Thứ hai là kỹ năng thôi miên của nhà thôi miên đã thuần thục chưa. Nhiều khi phải lập đi lập lại vài ba lần mới có thể đưa đối tượng vào trạng thái thôi miên.

Hỏi: Một người bình thường phải học bao lâu mới biết thôi miên?

Trả lời: Các học viên thôi miên của Hypnom đã thực tập thôi miên ngay trong ngày đầu tiên. Lúc đầu ai cũng bỡ ngỡ vì không ngờ thôi miên lại đơn giản đến như vậy. Tuy nhiên thôi miên có nhiều kỹ thuật nhằm đáp ứng nhiều lĩnh vực khác nhau về mặt trị liệu.

Hypnom có những khóa huấn luyện qua nhiều trình độ từ thấp đến cao. Tổng cộng có 8 trình độ. Trình độ thứ nhất, miễn phí, giới thiệu về Thôi Miên, Thôi Miên Trị Liệu, Thiền, Nhân Điện, Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy, Thiền, Kỹ Thuật và Phương Pháp Thôi Miên, Lịch Sử Thôi Miên, Các Trường Phái Thôi Miên v.v.

Hỏi: Thôi miên hoạt động như thế nào?

Trả lời: Tâm trí con người được chia làm 2 thành phần:

  1. Ý Thức:là những sinh hoạt hàng ngày giúp ta làm việc, học tập, giải trí … còn gọi là ‘Hệ Thống Thần Kinh Động Vật’, Tức là ta có thể chủ động trong mọi hành động của ta.

Ý thức chỉ tiếp nhận khoảng 7 thông tin cùng một lúc.

  1. Tiềm thức: là nơi tiếp nhận và lưu trữ những thông tin mà ta tiếp nhận qua ngũ giác và ý thức, là thành phần mà ý thức không hề biết đến, tức là những điều mà ta không biết, thí dụ như tim mạch, các hoạt động nội tạng, những cử chì, hành động hay lời nói vô tình không thông qua sự suy nghĩ. Đó gọi là ‘Hệ Thống Thần Kinh Thực Vật’. Chính tiềm thức là nơi hình thành mọi niềm tin, tín ngưỡng, quan niệm, tính cách, thái độ … của một con người.

Nếu ý thức là 1 thì tiềm thức là 1 tỷ, có thể tiếp nhận vô giới hạn các thông tin.  Giữa ý thức và tiềm thức có một hàng rào ngăn cản khiến ý thức không hề biết đến ý thức. Hàng rào cản này được gọi là ‘Tâm Phân Biệt’ [Critical mind]

Để thôi miên,  nhà thôi miên có những kỹ năng vượt qua tâm phân biệt này của ý thức để xâm nhập vào tiềm thức mà hóa giải những nổi ẩn ức, những thói quen tật xấu hoặc tiêu cực như: nghiện thuốc lá. Những nỗi ám ảnh lo sợ, những mặc cảm tự ti, những chứng mất ngủ v.v.

Hỏi: Tâm trí của người ta sẽ ra sau trong khi được thôi miên?

Trả lời: Trạng thái thôi miên là một trạng thái thư giãn, thoái mái. 15 phút thôi miên có giá trị bằng giấc ngủ 2 tiếng đồng hồ. Một cuộc thôi miên có tác dụng bằng 8 tiếng massage. Người ta hoàn toàn không hề mê man hay mất ý thức khi được thôi miên mà ngược lại biết tất cả mọi thứ đang diễn ra nhưng không quan tâm nhiều đến nó mà chỉ thoải mái hưởng thụ cảm giác thư giản tuyệt vời mà thôi. Có nhiều người mất ngủ kinh niên, thuốc ngủ không còn tác dụng nữa hoặc có phản ứng phụ, qua thôi miên đã có được giấc ngủ sâu như chưa từng được ngủ.

Hỏi: Thôi miên có thể trị liệu những chứng bệnh gì?

Trả lời: Thôi miên có thể trị liệu rất nhiều bệnh. Thông thường là những chứng mất ngủ kinh niên, những trầm cảm khiến người ta không thiết sống nữa, những mặc cảm tự ti không muốn cố gắng tiến bộ thường thấy ở học sinh hay những người từng thất bại, những chứng hay ăn đưa đến béo phì, nghiện thuốc lá, những lo sợ trước khi phẫu thuật.

Danh sách còn rất dài, đến hơn 200 triệu chứng bệnh lý, xin xem danh sách bệnh lý trong sách ‘Thuật Thôi Miên’

Hỏi: Thôi miên có khống chế tư tưởng người ta không?

Trả lời: Thôi miên hoàn toàn không khống chế người khác. Trái lại, thôi miên giúp ta giải tỏa những ẩn ức, những thói quen có tính cách tiêu cực, tăng sự tự tin, yêu đời, sáng tạo, sức khoẻ, trẻ trung v.v.

Hỏi: Thôi miên có gì là huyền bí không?

Trả lời: Không. Thôi miên là một khoa học và một nghệ thuật. Hơi giống tâm lý học. Tâm lý học làm việc với ý thức, trong khi thôi miên làm việc với vô thức / tiềm thức.

Video liên quan

Chủ Đề