Cách lấy đờm xét nghiệm

Cách lấy đờm xét nghiệm

1. Mục đích của kỹ thuật ho khạc đàm là gì? Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể, xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nhằm tống một vật lạ từ cơ thể ra bên ngoài. Đàm (hay đờm) là chất tiết của đường hô hấp gồm có: chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ,… được tống ra khỏi cơ thể bằng đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản), là chất chúng ta khạc sâu từ phổi không phải là chất hít từ mũi, họng, miệng hoặc nước bọt.

Ho khạc đàm đúng kỹ thuật sẽ giúp lấy được bệnh phẩm đàm đảm bảo chất lượng, phục vụ cho các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý cho người bệnh.

2. Xét nghiệm đàm sử dụng trong các trường hợp nào? – Chẩn đoán trường hợp lao phổi (AFB) – Soi tươi để tìm nấm và định hướng vi khuẩn gây bệnh

– Nuôi cấy đàm để xác định vị khuẩn gây bệnh

3. Những nguyên tắc khi lấy đàm? – Lấy đúng thời gian, đúng kỹ thuật, đúng số lượng

– Bảo quản đúng quy định trong thời gian đưa bệnh phẩm đến khoa xét nghiệm.

4. Quy trình thực hiện kỹ thuật lấy mẫu đàm? – Bước 1: Không đánh răng, chỉ súc miệng bằng nước lọc – Bước 2: Người bệnh ngồi trên giường hoặc ghế với hai chân chạm đất, người hơi ngả về phía trước, tư thế thoải mái, thả lỏng 2 vai. – Bước 3: Hít vào thật sâu – Bước 4: Thở ra thật mạnh – Bước 5: Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh (lần 2) – Bước 6: Hít sâu, thở mạnh (lần 3), sau đó ho khạc thật sâu từ trong phổi – Bước 7: Đặt cốc đàm (đã mở nắp) vào sát miệng, nhổ đàm vào đáy cốc, vặn chặt nắp và đưa lại cho nhân viên y tế.

Lưu ý: nếu lượng đàm lấy quá ít (<2ml) và không có chất nhầy mủ, bệnh nhân phải làm lại các bước trên để có mẫu đàm đạt chất lượng.

  • Cách lấy đờm xét nghiệm
  • Cách lấy đờm xét nghiệm
  • Cách lấy đờm xét nghiệm

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Với đầy đủ các chuyên khoa về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh,… cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, Khoa Nội đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho tất cả người bệnh.

Hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao

Thứ Hai ngày 28/02/2022

  • Vô tình quên uống thuốc lao 1 ngày có sao không?
  • Cảnh báo 7 triệu chứng lao phổi nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ qua
  • Bạn có biết: Người bị lao phổi sống được bao lâu?

Thực hiện việc xét nghiệm chính là một khâu vô cùng quan trọng khi có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán tình trạng bệnh lý để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm bệnh lao tại các cơ sở y tế.

Thông qua những hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm, chúng ta sẽ hiểu được quy trình khi thực hiện lấy mẫu đờm, phục vụ cho công tác điều trị bệnh lao được hiệu quả hơn.

Đờm là gì?

Đờm chính là phần chất nhầy được tiết ra từ những tế bào ở đường hô hấp dưới. Trong đờm có thể có chứa những chất lạ được hít vào trong phổi, tế bào bạch cầu hoặc tế bào miễn dịch. Theo đó, chất nhầy có tác dụng bẫy những vật lạ để các lông mao có ở trong đường thở làm sạch rồi tống khứ nó ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, chất nhầy cũng có chứa những tế bào miễn dịch nhằm tiêu diệt hoặc nhấn chìm các loại vi khuẩn để chúng không thể tồn tại ở trong phổi và dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.

Cách lấy đờm xét nghiệm
Đờm ở trong cổ họng

Nếu như bị nhiễm trùng, trong đờm cũng có thể chứa vi khuẩn. Nếu bị ung thư phổi, trong máu cũng có thể có đờm. Ngoài ra, đường hô hấp bị chấn thương, đường thở bị tổn thương hoặc phổi bị phù cũng có thể có chứa đờm.

Đờm có thể được dùng để phân tích ở phòng thí nghiệm với mục đích là đánh giá mức độ nhiễm trùng hoặc phát hiện ra ung thư. Theo đó, các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Nuôi cấy đờm: Nhằm xác định được loại vi khuẩn gây ra căn bệnh viêm phổi cấp.
  • Tế bào học đờm: Kiểm tra đờm ở dưới kính hiển vi nhằm mục đích tìm kiếm những tế bào bất thường gây nên ung thư.
  • Bên cạnh đó, một mẫu đờm có thể được lấy để làm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lao.

Hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm vi khuẩn lao

Lao chính là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao với tên gọi là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Theo đó, bệnh lao có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào ở trên cơ thể. Trong số đó, lao phổi chính là thể lao phổ biến nhất (Chiếm đến 80% đến 85% trên tổng số các ca bệnh). Lao phổi có khả năng lây lan cho những người ở xung quanh.

Việc xét nghiệm đờm chính là giải pháp để phát hiện ra căn bệnh lao phổi. Nếu như bạn đang thực hiện quá trình điều trị lao phổi thì việc lấy đờm để làm xét nghiệm cũng là cách để chứng minh được hiệu quả mà thuốc đem lại.

Cách lấy đờm xét nghiệm
Xét nghiệm đờm để chẩn đoán bệnh lao phổi

Có thể nói rằng cách lấy đờm thường sẽ ảnh hưởng tới giá trị của việc xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lao cũng như ảnh hưởng đến việc điều trị và tiên lượng đối với người bệnh.

Do đó, để xét nghiệm được chính xác, trước khi thực hiện việc lấy mẫu, bệnh nhân cần phải làm theo hướng dẫn cách lấy đàm thử lao sao cho thật chính xác và hiệu quả.

Theo đó, để thực hiện việc lấy đờm, người thực hiện sẽ phải làm theo các bước như sau:

  • Cần thu thập mẫu đờm cần thực hiện vào lúc sáng sớm, thời điểm thích hợp nhất đó là ngay sau khi vừa mới ngủ dậy.
  • Không hút thuốc, ăn uống, dùng nước súc miệng hoặc đánh răng ngay trước khi khoảng thời gian muốn lấy đờm.
  • Nên chọn không gian thông thoáng để thực hiện việc lấy mẫu đờm. Nếu như bạn không thể ra khỏi giường, bạn hãy mở cửa sổ và giữ cho căn phòng luôn được thoáng mát.
  • Tuyệt đối không được để có người ở gần khu vực lấy mẫu, nhất là người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người đang mắc bệnh mạn tính bởi rất dễ bị lây nhiễm.
  • Kiểm tra những thông tin cá nhân được ghi trên lọ đựng mẫu bệnh phẩm, bao gồm tên tuổi, giới tính, địa chỉ…
  • Mở nắp của lọ đựng mẫu, tuyệt đối không được sờ tay vào bên trong lọ hoặc trong nắp.
  • Bạn hít một hơi thật sâu sao cho lồng ngực được nở căng tối đa nhất.
  • Cố gắng nín thở trong khoảng vài giây để giữ cho luồng khí ở trong lồng ngực.
  • Thở ra chậm rãi đến mức tối thiểu nhất.
  • Thực hiện quy trình hít một hơi thật sâu và thực hiện việc ho mạnh cho đến khi đờm xuất hiện ở trong miệng.
  • Nhổ phần đờ vào trong lọ đựng mẫu.
  • Nếu như lượng đờm quá ít, bạn hãy lặp lại những bước trên sao cho kết quả của lượng đờm thu được phải che đầy được đáy lọ.
  • Dùng tay vặn chặt nắp lọ đựng mẫu sao cho vật phẩm bên trong không bị thoát ra ngoài. Để chắc chắn hơn, bạn có thể dùng nilon để bọc thêm.
  • Viết thời gian và ngày tháng thực hiện việc lấy mẫu đờm ở trên nhãn của lọ đựng mẫu phẩm.
  • Dùng nước rửa tay để rửa sạch tay.
  • Những mẫu thu thập ở trong những buổi sáng tiếp theo cũng thực hiện tương tự.

Cách lấy đờm xét nghiệm
Hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao

Sau khi lấy đờm, lọ đựng mẫu sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm ở trong một hộp đựng kín. Bạn nên đưa đến trong buổi sáng cùng ngày thì càng tốt. Nếu như không thể thực hiện được, bạn hãy bảo quản những lọ đựng mẫu ở trong một môi trường thích hợp. Điều này vừa hạn chế được sự lây lan của mầm bệnh, vừa không làm vi trùng bị suy yếu. Mặc dù vậy, sau khi lấy xong phần mẫu đờm cuối cùng, toàn bộ mẫu cũng sẽ được đi để làm xét nghiệm càng sớm càng tốt.

Trên đây là cách hướng dẫn lấy đờm làm xét nghiệm. Có thể nói rằng, đây là một cách thức lấy đờm rất đơn giản và dễ thực hiện. Nhờ có việc lấy đờm mà bác sĩ mới chẩn đoán được tình trạng bệnh lý và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • lao phổi
  • bệnh hô hấp