Cách lấy đờm xét nghiệm

1. Mục đích của kỹ thuật ho khạc đàm là gì? Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể, xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nhằm tống một vật lạ từ cơ thể ra bên ngoài. Đàm [hay đờm] là chất tiết của đường hô hấp gồm có: chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ,… được tống ra khỏi cơ thể bằng đường hô hấp dưới [khí quản, phế quản], là chất chúng ta khạc sâu từ phổi không phải là chất hít từ mũi, họng, miệng hoặc nước bọt.

Ho khạc đàm đúng kỹ thuật sẽ giúp lấy được bệnh phẩm đàm đảm bảo chất lượng, phục vụ cho các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý cho người bệnh.

2. Xét nghiệm đàm sử dụng trong các trường hợp nào? – Chẩn đoán trường hợp lao phổi [AFB] – Soi tươi để tìm nấm và định hướng vi khuẩn gây bệnh

– Nuôi cấy đàm để xác định vị khuẩn gây bệnh

3. Những nguyên tắc khi lấy đàm? – Lấy đúng thời gian, đúng kỹ thuật, đúng số lượng

– Bảo quản đúng quy định trong thời gian đưa bệnh phẩm đến khoa xét nghiệm.

4. Quy trình thực hiện kỹ thuật lấy mẫu đàm? – Bước 1: Không đánh răng, chỉ súc miệng bằng nước lọc – Bước 2: Người bệnh ngồi trên giường hoặc ghế với hai chân chạm đất, người hơi ngả về phía trước, tư thế thoải mái, thả lỏng 2 vai. – Bước 3: Hít vào thật sâu – Bước 4: Thở ra thật mạnh – Bước 5: Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh [lần 2] – Bước 6: Hít sâu, thở mạnh [lần 3], sau đó ho khạc thật sâu từ trong phổi – Bước 7: Đặt cốc đàm [đã mở nắp] vào sát miệng, nhổ đàm vào đáy cốc, vặn chặt nắp và đưa lại cho nhân viên y tế.

Lưu ý: nếu lượng đàm lấy quá ít [

Chủ Đề