Cách lựa chọn boot trong bios như thế nào năm 2024

Nếu muốn thành thạo về máy tính thì bạn không thể bỏ qua các kiến thức về bios. Vậy bios là gì và các chế độ boot của bios như thế nào? Cùng khám phá chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Bios là gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết về các chế độ boot của bios. Bios là thuật ngữ được viết tắt từ cụm từ “Basic Input/Output System” có nghĩa là hệ thống thông tin đầu vào/đầu ra cơ bản. Nói một cách dễ hiểu nhất, bios là nhóm lệnh lưu trữ trong một chip firmware. Nhóm lệnh này nằm trên mainboard của máy tính.

Bios thực hiện các chức năng chính như kiểm soát những tính năng cơ bản của máy tính, cụ thể:

  • Kết nối và chạy chương trình điều khiển cho các thiết bị như usb, keyboard, chuột,...
  • Tính năng đọc trật tự của ổ cứng để khởi động hệ điều hành, tín hiệu màn hình sẽ được hiển thị,...

Cách lựa chọn boot trong bios như thế nào năm 2024

Bios là một nhóm lệnh lưu trữ trong máy tính

Chung quy lại, bios thực hiện nhiệm vụ chính là khởi động từng linh kiện và kiểm tra xem nó có hoạt động hay không. Bios là bộ phận không thể thiếu trong máy vi tính và nếu thiếu nó thì máy tính của bạn sẽ không thể hoạt động được.

Boot là gì? Các chế độ Boot của bios

Boot là từ ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe rất nhiều nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Boot là quá trình khởi động của máy vi tính. Lúc này, bộ nhớ máy tính sẽ thực hiện nhiệm vụ chạy đoạn chương trình để tiến hành kiểm tra và thực hiện lại việc cài đặt lại hệ điều hành đưa vào bộ nhớ RAM. Từ đó, người dùng có thể chạy được ứng dụng.

Các chế độ boot của bios bao gồm:

  • UEFI boot: quá trình khởi động máy tính, chế độ này sẽ thực hiện việc kiểm tra những thành phần, thiết bị phần cứng và tiến hành kích hoạt các thành phần để đưa nó đi vào hoạt động trong cùng một hệ điều hành;
  • Fastboot: chế độ này được hiểu nôm na là giao thức của điện thoại và máy tính. Fastboot sẽ giúp cho hai thiết bị có thể tương tác và thực hiện các thao tác trên hệ thống của thiết bị còn lại.
  • Secure boot: chế độ boot này sẽ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hệ thống bằng việc kiểm tra quá trình khởi động hệ thống. Bên cạnh đó, secure boot cũng sẽ tiến hành ngăn chặn sự tiếp cận của mã độc xâm nhập vào hệ điều hành trên máy tính.

Cách lựa chọn boot trong bios như thế nào năm 2024

Ccas chế độ boot của bios

Cách truy cập vào bios

Bên cạnh các thông tin về các chế độ của bios thì cách truy cập vào bios cũng là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Muốn truy cập vào bios thì điều đầu tiên bạn cần phải làm đó chính là khởi động máy vi tính. Sau đó, bạn ấn phím delete (Del) để truy cập vào bios. Bên cạnh đó, có một số nhà sản xuất cho phép truy cập vào bios bằng cách nhấn phím Esc hoặc F2 khi máy đang hoạt động.

Cách lựa chọn boot trong bios như thế nào năm 2024

Truy cập bios trên win 7, 8.1, 10

Ngoài ra, để bấm nút khởi động bios thì bạn có thể đọc báo cáo trên màn hình khởi động của máy tính. Đối với các màn hình bios truyền thống thì bạn sẽ phải duyệt qua menu bằng mũi tên hay các tổ hợp phím như F5, F6, F9, F10,... Muốn thoát khỏi lệnh thì ấn nút Enter để chọn và nút Esc để hủy bỏ. Hầu hết các trường hợp thì phím F10 sẽ thực hiện được lệnh lưu các cài đặt của bạn trên máy tính và tiến hành khởi động lại hệ thống.

Hướng dẫn sử dụng bios

Nếu muốn sử dụng bios thì bạn cần thực hiện theo các bước, hướng dẫn cụ thể. Dưới đây là 5 mẹo sử dụng bios dễ nhất, bao gồm:

  • Tìm phiên bản Bios bằng cách ấn tổ hợp phím Window Key + R và gõ msinfo32. Tiếp đó, trong phần System Summary thì bạn cuốn xuống Bios Version/date là bạn có thể nhìn thấy cái mình đang tìm kiếm;
  • Cập nhật bios: cập nhật theo hướng dẫn của nhà sản xuất một cách chính xác nhất. Nếu sai sót bất cứ lỗi nào thì có thể khiến cho hệ thống máy không thể hoạt động;
  • Đặt mật khẩu phần cứng: việc đặt mật khẩu sẽ giúp bảo mật tuyệt đối bảo vệ bios;
  • Tính năng quản lý năng lượng: tính năng này sẽ có thể thay đổi tốc độ CPU dựa trên mức độ cần được xử lý của máy;
  • Về lại cài đặt máy tính: Bạn vẫn có thể cài đặt lại bios về giá trị mặc định trong các trường hợp xấu nhất;

Cách lựa chọn boot trong bios như thế nào năm 2024

Cách sử dụng bios trong máy tính

Cách để kiểm tra đang sử dụng bios hay UEFI

Làm thế nào để biết máy tính đang sử dụng bios hay là UEFI? Đây là thắc mắc của rất nhiều nhiều người. Muốn kiểm tra được máy tính đang sử dụng bios hay UEFI thì bạn cần làm theo những cách sau:

Các bạn thường xuyên nghe đến cụm từ BIOS nhưng không biết nó là gì? Không biết cách truy cập vào menu BOOT, menu của ứng dụng bằng phím tắt trên các dòng laptop Asus, Dell, HP, Lenovo, MSI như thế nào? Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu về cách vào BIOS đơn giản trên nhiều dòng máy tính nhé!

BIOS là gì?

BIOS là hệ thống đầu vào-ra cơ bản, viết tắt của từ basic input/output system. Hay còn biết là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip nằm ở trong bo mạch chủ của máy tính. BIOS kiểm soát các tính năng cơ bản của máy vi tính:

  • Kết nối và điều khiển cho các thiết bị như chuột, bàn phím, tai nghe, usb…
  • Thay đổi thứ tự ổ đĩa, theo dõi nhiệt độ từng bộ phận, tốc độ quạt…
  • Đọc thứ tự ổ cứng để khởi động hệ điều hành

Nhiệm vụ của BIOS, chúng ta có thể hiểu đơn giản là đánh thức các linh kiện, xem các linh kiện còn hoạt động hay không, rồi sau đó chuyển nhiệm vụ cho hệ điều hành.

Cách lựa chọn boot trong bios như thế nào năm 2024
Bios là gì

\>> Xem thêm: Ghost file TIB cần phải chuẩn bị những gì bạn có biết?

Mỗi hãng máy tính, mỗi bo mạch chủ lại có một cách vào BIOS khác nhau. Để xem máy tính của bạn đang chạy phiên bản nào. Chúng ta mở hộp thoại “Run” hoặc ấn tổ hợp phím Windows + R. Sau đó nhập lệnh “systeminfo | findstr /I /c:bios”, rồi ấn Enter để mở.

Cách vào BIOS đơn giản trên nhiều dòng máy tính.

Những cách truy cập BIOS phổ biến hiện nay là F1, F2, F10, F12, DEL hoặc ESC. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phân biệt theo từng loại bo mạch chủ hoặc dòng máy để dễ dàng truy cập hơn.

Cách lựa chọn boot trong bios như thế nào năm 2024
Bios và những điều cần biết

Phân loại theo từng bo mạch chủ:

  • Abit: ấn phím DEL để truy cập BIOS
  • Acer: ấn phím DEL hoặc F2. Với các bo mạch chủ cũ có thể ấn F1 hoặc tổ hợp phím Crtl + Alt + Esc
  • Acube Systems: ấn F2 hoặc DEL
  • ASRock: ấn F2
  • ASUS: bấm phím DEL, Print hoặc F10
  • Biostar: bấm phím DEL
  • AOpen: bấm phím F2 hoặc DEL
  • BFG: nhấn DEL để truy cập BIOS
  • GIGABYTE: ấn phím DEL
  • Intel: ấn phím F2
  • ZOTAC: ấn phím DEL

Trên đây là 1 số mainboard thông dụng được nhiều người sử dụng.

Cách lựa chọn boot trong bios như thế nào năm 2024
Cách truy cập vào bios

Cách truy cập BIOS theo từng dòng máy

Truy cập vào Bios trên SONY

Để truy cập BIOS, khi khởi động máy. Ấn và giữ F2

Để truy cập Recovery, khi khởi động giữ F10

Truy cập vào Bios trên HP – COMPAQ:

Một số dòng máy của HP, bạn bấm ESC để vào BIOS.

Để vào được BIOS, khi khởi động lại máy tính nhấn và giữ F10 hoặc F2, F6.

Để truy cập vào Recovery, khi khởi động lại máy tính nhấn và giữ phím F11.

Để vào BOOT, khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F9.

Cách truy cập Bios trên ACER

Để truy cập vào Boot, khi khởi động máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F12

Để vào được ứng dụng, khởi động máy tính nhấn và giữ phím F2 hoặc DEL (F1 hoặc Ctrl + Alt + Esc trên một số máy tính cũ)

ASUS

Để vào BIOS, khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ESC. Có một số laptop yêu cầu phải nhấn và giữ F2 sau đó nhấn nút Nguồn, tiếp tục giữ F2 cho tới khi xuất hiện màn hình BIOS.

Để vào BOOT, khi khởi động máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F2.

LENOVO THINKPAD

Để vào BIOS của dòng LENOVO, khi khởi động máy tính bạn cần nhấn và giữ phím F1 hoặc F2.

Để vào Recovery, khi khởi động lại máy tính bạn cần nhấn và giữ phím ThinkVantage.

Để vào được BOOT, khởi động bạn cần nhấn và giữ phím F12.

Razer

Để truy cập vào BIOS trên Razer. Khi khởi động máy, các bạn nhấn và giữ F1 hoặc phím DEL.

Các truy cập và Bios DELL

Để truy cập, các bạn ấn và giữ phím F2.

Truy cập Recovery, ấn F8 và chọn Repair your Computer.

Để vào BOOT, ấn và giữ phím F12.

Trên đây là cách truy cập BIOS trên một số loại máy tính thịnh hành.

Cách lựa chọn boot trong bios như thế nào năm 2024
Những điều cần biết về ứng dụng này

\>> Khám phá thêm: 4 bước hiệu quả nhất để học cách giữ bình tĩnh – Teky

Hướng dẫn sử dụng BIOS

Trong menu của BIOS, chúng ta có thể thấy một số phần:

Main:

Trong phần giao diện “Main”, sẽ hiển thị phiên bản BIOS, chủng loại, tốc độ, tốc độ bộ nhớ, vi xử lý, bus của hệ thống, cache của RAM và dung lượng bộ nhớ. Phần này không thể thay đổi thông số, trừ khi bạn thay đổi linh kiện của máy tính của bạn.

Bạn chỉ có thể thay đổi ngôn ngữ, ngày tháng và thời gian. Để thay đổi các bạn dùng phím mũi tên và “Enter”.

Advanced:

Đây là phần thiết lập trung tâm của BIOS. Các giá trị nhập ở đây nếu đúng, hệ thống của bạn sẽ hoạt động tốt. Còn không, hệ thống sẽ bị trục trặc, vì vậy hãy thật cẩn thận khi thay đổi thông số ở phần này.

Trong Advanced, có một số phần sau:

  1. Peripheral Configuration (Cấu hình ngoại vi): màn hình này dùng để bật, tắt các cổng song song và tuần tự, cộng với thay đổi nhiều thiết lập cụ thể khác.
  2. Drive Configuration (Cấu hình ổ đĩa): Nếu định cài đặt một ổ cứng mới, bạn kiểm tra phần này để chắc chắn những thiết lập mới đã được ghi lại.
  3. Floppy Configuration (Cấu hình đĩa mềm): cũng như phần trên. Tại đây các bạn có thể kiểm tra những thiết lập mới của ổ đĩa mềm.
  4. Event Log Configuration (Cấu hình nhật ký sự kiện): Màn hình này cung cấp những lựa chọn để bật và tắt nhật ký và xem nội dung của nhật ký, xoá và đánh dấu là đã đọc.
  5. USB Configuration (Cấu hình USB): cung cấp các kết nối nhanh với các thiết bị ngoại vi, chẳng hạn như chuột, bàn phím… Hãy kiểm tra phần này của BIOS để chắc rằng phiên bản USB phù hợp với máy. Nếu BIOS của bạn không nhận USB, hãy cập nhật trước khi nâng cấp

Một số thiết lập Bios khác, những thiết lập quản lý này thường được xử lý mà không gặp trở ngại gì bởi hệ điều hành của bạn.

BOOT

Ở phần BOOT, các thiết lập ở phần này liên quan đến khởi động. Các bạn có thể xác định thứ tự mà hệ thống khởi động các ổ đĩa cùng với các loại linh kiện tháo rời. Có thể bật tắt các tính năng khởi động ngầm, các cảnh báo dò tìm cho các thành phần hệ thống. Chẳng hạn như USB, chuột, bàn phím. Nếu bật cảnh báo, máy tính sẽ thông báo một tiếng bíp to khi không dò tìm được thiết bị rời.

Exit

Phần này cho phép các bạn thoát ra một cách an toàn. Bạn có thể lưu hoặc huỷ lưu những gì bạn đã thực hiện rồi thoát ra.

Làm thế nào để nâng cấp BIOS?

Để nâng cấp, các bạn truy cập vào trang chủ nhà sản xuất ứng dụng của bạn. Trang web sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết cách tải xuống và cài đặt. Hãy chọn phiên bản phù hợp với hệ thống máy tính của bạn rồi tải về.

Trên đây là cách vào BIOS đơn giản trên nhiều dòng máy tính. Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết trên trang chủ của chúng tôi.

Tham khảo ngay: Cách ghép file pdf tiện lợi nhất hiện nay? Thủ thuật tin học.

Tìm Hiểu Teky Học Viện Công Nghệ Trẻ Hàng Đầu Việt Nam

TEKY là Học viện sáng tạo công nghệ với chương trình giảng dạy STEAM (Science – Technology – Engineering – Art – Mathematics) theo chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam dành cho trẻ em từ 4 đến 18 tuổi.

Được thành lập vào tháng 6 năm 2016, TEKY quyết tâm thực hiện sứ mệnh mang đến cho thế hệ trẻ Việt Nam kiến thức toàn diện về STEAM, đặc biệt là các tư duy công nghệ, khoa học máy tính và kỹ năng thế kỷ 21 – 4Cs (Critical Thinking: Tư duy phản biện – Communication: Giao tiếp – Creativity: Sáng tạo – Collaboration: Làm việc nhóm).