Cách nhân 2 ma trận toán cao cấp năm 2024

Download Free PDF

Download Free PDF

BÀI 5 PHÉP NHÂN MA TRẬN VÀ MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO

BÀI 5 PHÉP NHÂN MA TRẬN VÀ MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO

BÀI 5 PHÉP NHÂN MA TRẬN VÀ MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO

BÀI 5 PHÉP NHÂN MA TRẬN VÀ MA TRẬN NGHỊCH ĐẢO

Hà Nguyễn

Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu về phép nhân 2 ma trận trong toán cao cấp đại số và hình học giải tích: điều kiện và cách nhân 2 ma trận 2×2, 3×3, cùng cấp, không cùng cấp. Bắt đầu thôi!

Xem thêm: định thức ma trận Các dạng bài tập ma trận và cách giải
  • ma trận nghịch đảo

Để nhân hai ma trận, ta phải đảm bảo một số điều kiện:

  • Số cột của ma trận đầu tiên phải bằng số hàng của ma trận thứ hai. Nếu ma trận đầu tiên có kích thước m x n [m hàng và n cột], thì ma trận thứ hai phải có kích thước n x p [n hàng và p cột].
  • Kết quả của phép nhân hai ma trận sẽ là một ma trận mới có kích thước m x p [m hàng và p cột].

Các tính chất cơ bản của phép nhân hai ma trận

  1. Tính chất kết hợp: [AB]C = A[BC].
  2. Tính chất phân phối đối với phép cộng: A[B + C] = AB + AC, [B + C]D = BD + CD
  3. Với A, B là hai ma trận sao cho tích AB có nghĩa và α là một số bất kỳ ta luôn có: α[AB] = [αA]B = A[αB].
  4. Mọi ma trận đều không thay đổi khi nhân với ma trận đơn vị E [nếu phép nhân có ý nghĩa]: AE = A, EB = B
  5. [AB]’ = B’A’.
  6. A và B là các ma trận vuông cùng cấp. Khi đó: |AB|= |A|.|B|

Nhân ma trận với 1 số

Nếu A là một ma trận bất kỳ và k là một số bất kỳ thì ma trận kA được tính bằng cách nhân từng phần tử của ma trận A với k.

Ví dụ nhân ma trận với 1 số:

Lưu ý:

Nếu A là một ma trận bất kỳ, thì ma trận kA có kích cỡ giống A và: 0A=0 ; k0=0

Cách nhân 2 ma trận không cùng cấp

Muốn nhân ma trận A với ma trận B thì phải có điều kiện:

  • số cột ma trận A bằng số hàng ma trận B

Lấy phần tử đứng ở hàng i cột j trong ma trận A, ta lấy lần lượt từng phần tử đứng ở hàng i trong ma trận A nhân với từng phần tử tương ứng đứng ở cột j trong ma trận B rồi cộng lại.

Ví dụ:

1.1+1.3 = 4 1.2+1.4=6 1.3+1.4=7

3.1+7.3=24 3.2+7.4=34 3.3+7.4=37

Bài tập nhân 2 ma trận có lời giải

Cách nhân ma trận 2×2

\[\begin{vmatrix} 4 & 5\\ 6 & 7 \end{vmatrix}. \begin{vmatrix} 2 & 1\\ 2 & 1 \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} 4*2+5*2 & 4*1+5*1\\ 6*2+7*2 & 6*1+7*1 \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} 18 & 9\\ 26 & 13 \end{vmatrix}\]

Nhân 2 ma trận 3×3

\[\left[\begin{matrix} 4 & 5 & 5 \\ 6 & 7 & 3 \\ 6 & 2 & 1 \end{matrix}\right].\left[\begin{matrix} 2 & 1 & 4 \\ 2 & 1 & 2 \\ 6 & 2 & 1 \end{matrix}\right]\]

Cách nhân ma trận 4×4

\[\left[\begin{matrix} 4 & 5 & 5 & 3 \\ 6 & 7 & 3 & 1 \\ 6 & 2 & 1 & 6 \\ 9 & 7 & 2 & 1 \end{matrix}\right].\left[\begin{matrix} 2 & 1 & 4 & 1 \\ 2 & 1 & 2 & 4 \\ 6 & 2 & 1 & 2 \\ 8 & 5 & 1 & 4 \end{matrix}\right]\]

\[\left[\begin{matrix} 72 & 34 & 34 & 46 \\ 52 & 24 & 42 & 44 \\ 70 & 40 & 35 & 40 \\ 52 & 25 & 53 & 45 \end{matrix}\right]\]

Cách nhân 3 ma trận

Để nhân ba ma trận, ta áp dụng phép nhân ma trận theo thứ tự. Khi nhân nhiều ma trận, ta có một số quy tắc cần tuân theo:

  • Đảm bảo rằng số cột của ma trận đứng trước bằng số hàng của ma trận đứng sau.
  • Nhân hai ma trận theo thứ tự và ghi lại kết quả.
  • Tiếp tục nhân kết quả của hai ma trận với ma trận tiếp theo và lặp lại quy trình như vậy cho tới khi nhân hết tất cả các ma trận.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về phép nhân ba ma trận:

Ma trận A:

\[\begin{vmatrix} 1 & 2\\ 3 & 4 \end{vmatrix}\] \[\begin{vmatrix} 5 & 6\\ 7 & 8 \end{vmatrix}\] \[\begin{vmatrix} 9 & 10\\ 11 & 12 \end{vmatrix}\]

Ma trận A.B:

\[\begin{vmatrix} 19 & 22\\ 43 & 50 \end{vmatrix}\]

Ma trận AB.C:

\[\begin{vmatrix} 377 & 430\\ 901 & 1030 \end{vmatrix}\]

Chú ý

1. Tồn tại tích AB khi và chỉ khi số cột của A bằng số dòng của B. 2. Tồn tại cả hai tích AB và BA khi A có cấp mxn thì B phải có cấp nxm. 3. Phép nhân ma trận không có tính chất giao hoán, nói chung AB ≠ BA. 4. A nhân được với A khi A là ma trận vuông.

Nhân ma trận bằng máy tính cầm tay Casio fx 580 VNX

Bước 1: Nhấn phím MENU => nhấn phím 4 để chọn Matrix.

Bước 2: Gán ma trận A vào biến nhớ MatA. Nhấn phím 1 để chọn MatA => nhập 4 để khai báo ma trận có 4 dòng => nhập 4 để khai báo ma trận có 4 cột.

Bước 3: Gán ma trận B vào biến nhớ MatB.

Bước 4: Nhấn phím OPNT => nhấn phím 3 để chọn MatA, nhấn phím 4 để chọn MatB. Nhấn phím x, sau đó nhấn dấu “=” để hiển thị kết quả.

Trên đây là hướng dẫn cách nhân 2 ma trận kèm bài tập có lời giải chi tiết giúp các bạn ôn tập dễ dàng. Cảm ơn bạn đã tham khảo trên ttnguyen.net.

Khi nào nhận được 2 ma trận?

Phép nhân hai ma trận chỉ thực hiện được khi số lượng cột trong ma trận thứ nhất phải bằng số lượng hàng trong ma trận thứ hai. Ma trận kết quả, được gọi là tích ma trận, có số lượng hàng của ma trận đầu tiên và số cột của ma trận thứ hai.

Phép nhân ma trận có tính chất gì?

Trong toán học, phép nhân ma trận là phép toán nhị phân tạo ra ma trận từ hai ma trận. Để nhân ma trận, số lượng cột trong ma trận thứ nhất phải bằng số lượng hàng trong ma trận thứ hai. Ma trận kết quả, được gọi là tích ma trận, có số lượng hàng của ma trận đầu tiên và số cột của ma trận thứ hai.

Hai ma trận bằng nhau khi nào?

Trường hợp đặc biệt, nếu cả đường chéo chính chỉ gồm các số 1 thì đó gọi là ma trận đơn vị [identity or unit matrix]. Hai ma trận bằng nhau khi chúng có cùng shape, các cặp phần tử tương ứng đều bằng nhau.

Bán chất ma trận là gì?

Ma trận là bảng sắp xếp số liệu [gọi là phần từ của ma trận] thành hàng và cột. Ma trận có thể có một hay nhiều chiều biểu thị bằng số dòng và cột. Ma trận được sử dụng nhiều trong kinh tế để mô tả các mối quan hệ kinh tế liên ngành [bảng cân đối liên ngành, ma trận hạch toán xã hội] và các hiện tượng kinh tế khác.

Chủ Đề