Cách test tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường là bệnh nguy hiểm mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn có cơ hội phòng tránh những biến chứng khôn lường. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh tiểu đường nhưng chưa tiện đi khám, bạn có thể áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà mà Hello Bacsi gợi ý sau đây.

Để biết chính xác mình có mắc bệnh tiểu đường hay không thì cách tốt nhất là phải đến bệnh viện kiểm tra. Nhưng nếu tình huống chưa cho phép bạn làm điều này ngay thì bạn vẫn có thể thử đường huyết tại nhà.

Cách thử tiểu đường tại nhà phù hợp với đối tượng nào?

Giới chuyên gia khuyến cáo bạn nên áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà nếu thấy bản thân đang có những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh như:

  • Mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, xét nghiệm thấy nồng độ chất béo trung tính [triglycerid] cao
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường
  • Thường xuyên có lối sống tĩnh tại
  • Nữ giới mang thai hoặc đang gặp phải hội chứng buồng trứng đa nang [PCOS]
  • Thừa cân, béo phì
  • Có thói quen ăn nhiều chất đường bột
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng thần kinh kéo dài

Đặc biệt những đối tượng có triệu chứng sau đây nhưng chưa thể đi khám ngay nên thử tiến hành thử tiểu đường tại nhà càng sớm càng tốt:

  • Cảm thấy khát nước
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Luôn thấy đói, thậm chí cả sau khi ăn
  • Tầm nhìn mờ
  • Tiểu tiện thường xuyên hơn bình thường

Những biểu hiện vừa liệt kê thường là dấu hiệu sớm cảnh báo tiểu đường type 1 hoặc đái tháo đường thai kỳ. Riêng đái tháo đường type 2 sẽ diễn tiến âm thầm, bạn có thể nhận biết bệnh thông qua tình trạng nhiễm trùng nấm men hoặc để ý thấy vết thương lâu lành.

Thực hiện cách thử tiểu đường tại nhà sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý bệnh từ đầu và ngăn biến chứng xảy ra. Việc này cũng góp phần chẩn đoán tiền tiểu đường nhằm để bác sĩ lên kế hoạch sớm giúp bạn trì hoãn hoặc ngăn bệnh tiến triển thành tiểu đường type 2.

Hãy đọc thêm: Dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường

Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà

Có 2 cách để bạn thử tiểu đường tại nhà gồm sử dụng máy đo đường huyết và kiểm tra HbA1C.

1. Test nhanh tiểu đường bằng cách sử dụng máy đo đường huyết

Dùng máy đo đường huyết là cách kiểm tra xem có bị tiểu đường hay không ngay tại nhà. Điều kiện để áp dụng cách thử tiểu đường này là bạn phải có sẵn máy đo đường huyết tại nhà và biết cách lấy máu thử tiểu đường. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành ngẫu nhiên tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày với hướng dẫn thử tiểu đường thông qua các bước sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và lau khô [hoặc có thể dùng bông gòn thấm cồn chà xát lên ngón tay]
  • Lắp kim lấy máu vào ống bút
  • Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn
  • Thực hiện cách lấy máu thử tiểu đường: Lấy máu rồi bóp nhẹ đầu ngón tay để đẩy máu ra
  • Nhỏ giọt máu vào đầu que thử để kiểm tra kết quả

Cách phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà là nếu chỉ số đường huyết hiển thị là từ 200mg/dL trở lên tức nghĩa bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường [theo khuyến cáo của CDC Hoa kỳ], đặc biệt là nếu việc kiểm tra bằng cách thử máy tiểu đường được lặp lại mà vẫn cho kết quả tương tự.

2. Cách thử tiểu đường tại nhà thông qua xét nghiệm HbA1C

Xét nghiệm HbA1C giờ đây đã có thể thực hiện ở nhà nhưng bạn cũng phải sắm cho mình một thiết bị đo phù hợp. Loại này hiện có bán ở các cửa hàng vật tư y tế hoặc trên những trang thương mại điện tử uy tín.

Các bước thực hiện để đo đường huyết tại nhà cũng tương tự như cách sử dụng máy đo đường huyết. Điểm khác là sau khi lấy mẫu, một vài thiết bị sẽ yêu cầu bạn phải trộn mẫu với dung dịch đệm theo máy rồi mới cho hỗn hợp này vào que thử và đọc kết quả. Tùy vào thiết bị bạn sử dụng mà cách đọc kết quả cũng khác nhau. Có loại sẽ hiển thị trên màn hình như máy đo đường huyết, loại khác thì phải so sánh màu sắc hỗn hợp máu và dung dịch đệm rồi tra trong bảng kết quả.

Cách nhận biết bệnh tiểu đường tại nhà khi thực hiện xét nghiệm HbA1C là nếu kết quả kiểm tra HbA1C từ 6.5% trở lên nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nếu trong khoảng từ 5.7 – 6.4% sẽ là tiền tiểu đường [theo CDC].

Thử đường huyết tại nhà có thay thế xét nghiệm tại bệnh không?

Mặc dù có nhiều cách kiểm tra xem có bị tiểu đường không tại nhà nhưng việc kiểm tra tiểu đường này không thể thay thế cho các xét nghiệm tại bệnh viện. Tuy mức đường huyết sẽ dao động khác nhau tại mỗi thời điểm trong ngày và việc kiểm tra sức khỏe thường quy chưa chắc đã chỉ ra bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng điều này không đồng nghĩa là cách thử tiểu đường tại nhà cho kết quả chính xác 100%. Nếu đang có thai, bạn cũng không nên tin vào kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà cho đến khi có chẩn đoán của bác sĩ.

Nếu bạn tiến hành một trong 2 xét nghiệm trên và có nguy cơ thì tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thêm những thử nghiệm khác nhằm củng cố kết quả. Hơn nữa, việc thăm khám cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ kiểm soát đường huyết của mình. Các bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên về cách ổn định mức glucose máu cũng như tần suất để bạn áp dụng biện pháp thử tiểu đường tại nhà.

Để thu được kết quả khách quan nhất, lời khuyên là bạn nên đo luân phiên ở các đầu ngón tay chứ không tập trung vào một ngón. Đồng thời, không tiến hành thử tiểu đường nhiều lần trong ngày mà phải tạo thói quen đo định kỳ. Thêm nữa, việc thử đường huyết tại nhà không đúng thao tác hoặc tái sử dụng que thử, kim lấy máu cũng sẽ làm kết quả bị sai.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về cách thử tiểu đường tại nhà để có thể tự theo dõi sức khỏe nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tiểu đường thai kỳ theo định nghĩa của WHO là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở mọi mức độ, được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được khuyến cáo thực hiện với mỗi thai phụ giúp theo dõi và kiểm soát tình trạng này, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một trong những mối quan tâm nhiều nhất của chị em hiện nay là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền.

1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần thiết không?

Tình trạng tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân do sự tăng hormone nhau thai để thai nhi phát triển vô tình ngăn cản hoạt động của insulin. Cơ thể mẹ không thể tạo đủ lượng insulin chuyển hóa đường trong máu nên mức đường huyết thường cao hơn. Một phần đường dư thừa này sẽ chuyển vào nước tiểu gây tiểu đường.

Phụ nữ mang thai thường có chỉ số đường huyết cao hơn bình thường

Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi người mẹ sinh con và không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát, theo dõi tốt thì có thể ảnh tới tới mẹ và bé.

Với sức khỏe của mẹ

  • Tình trạng này khiến tử cung tăng kích thước nhanh, gây rối loạn hô hấp và tuần hoàn ở mẹ.

  • Phụ nữ tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh khó, băng huyết sau sinh, sang chấn hoặc chuyển dạ kéo dài cao hơn thai phụ bình thường.

  • Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, huyết áp cao, tiền sản giật nguy hiểm.

  • Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có tỷ lệ sinh mổ cao hơn, đường huyết cao dễ dẫn đến hôn mê sâu.

  • Bị tiểu đường type 2 sau sinh.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây dị tật thai

Với sức khỏe thai nhi

Đường huyết của mẹ quá cao làm tăng tỉ lệ dị tật thai nhi, dễ gây rối loạn tăng trưởng, tăng nguy cơ thai chết lưu, béo phì và bị tiểu đường type 2 sau sinh,…

Có thể thấy, tiểu đường thai kỳ ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho cả sức khỏe của mẹ và bé, nên việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng trong phát hiện sớm, theo dõi, kiểm soát và phòng ngừa biến chứng. Kể cả phụ nữ mang thai không có tiền sử tiểu đường trước đó cũng nên thực hiện xét nghiệm này trong thăm khám sức khỏe định kỳ.

2. Các phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phổ biến nhất hiện nay

Xét nghiệm này thường được khuyến cáo thực hiện vào tuần 24 - 28 của thai kỳ. Có 2 phương pháp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, bao gồm:

2.1. Phương pháp 2 bước

Bước 1: Thai phụ được uống 50g glucose [thai phụ không nhịn đói trước khi uống]. Một giờ sau, đo glucose huyết tương. Nếu kết quả là >= 7,2 mmol/l thì sẽ được chỉ định là tiếp bước số 2.

Bước 2: Bệnh nhân cần lưu ý không ăn uống bất cứ loại thực phẩm nào, chỉ có thể uống nước lọc trong vòng 8 giờ. Thai phụ sẽ được cho uống 100g glucose pha với 250ml nước.

Sau đó sẽ được tiến hành đo glucose tại các thời điểm sau uống 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ và lúc trước khi uống đường.

Thai phụ sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ nếu có ít nhất 2 chỉ số vượt hoặc bằng các ngưỡng sau đây:

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Carpenter/Coustan

Lúc đói: 95 mg/dL [5,3 mmol/L].

Thời điểm 1 giờ: 180 mg/dL [10 mmol/L].

Thời điểm 2 giờ: 155 mg/dL [8,6 mmol/L].

Thời điểm 3 giờ: 140 mg/dL [7,8 mmol/L].

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của National Diabetes Data Group

Lúc đói: 105 mg/dL [5,8 mmol/L].

Thời điểm 1 giờ: 190 mg/dL [10,6 mmol/L].

Thời điểm 2 giờ: 165 mg/dL [9,2 mmol/L].

Thời điểm 3 giờ: 145 mg/dL [8,0 mmol/L].

Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến đường huyết

2.2. Phương pháp 1 bước

Quy trình xét nghiệm như sau:

  • Thực hiện ở tuần 24 - 28 của thai kỳ với các thai phụ trước đó được chẩn đoán không đái tháo đường.

  • Uống dung dịch chứa 75g Glucose, sau đó đo glucose ở thời điểm nhịn đói, 1 giờ và 2 giờ sau uống đường.

  • Thực hiện vào buổi sáng và nhịn đói ít nhất 8 tiếng.

Nếu kết quả thỏa mãn 1 trong các tiêu chí xong đây thì thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ:

- Lúc đói ≥ 92 mg/dL [5,1 mmol/L].

- Thời điểm 1 giờ ≥ 180 mg/dL [10,0 mmol/L].

- Thời điểm 2 giờ ≥ 153 mg/dL [8,5 mmol/L].

3. Giải đáp: xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm tiểu đường nói chung và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nói riêng hiện được thực hiện rộng rãi tại nhiều cơ sở y tế. Nhìn chung xét nghiệm này dao động từ khoảng 200.000 đồng - 300.000 đồng.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường nằm trong gói sàng lọc trước sinh

3.1. Cơ sở y tế

Tại cơ sở y tế lớn, trang thiết bị hiện đại và quy trình tiêu chuẩn quốc tế thường có chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cao hơn. Song chi phí đi kèm với chất lượng, dịch vụ xét nghiệm tại những cơ sở này thường tốt hơn, đảm bảo kết quả chính xác cũng như sàng lọc nguy cơ cẩn thận hơn.

3.2. Gói xét nghiệm

Thông thường xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sẽ thực hiện trong các lần khám thai định kỳ, nếu mẹ bầu đăng ký theo gói khám thì chi phí sẽ rẻ hơn so với làm xét nghiệm độc lập. Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nhằm tiết kiệm chi phí cho người bệnh, gói xét nghiệm sàng lọc và chăm sóc thai phụ được cung cấp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sàng lọc theo dõi sức khỏe với chi phí rẻ nhất.

Thai phụ nên lựa chọn xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại cơ sở y tế uy tín, y bác sĩ có kinh nghiệm trong xét nghiệm cũng như khám, sàng lọc và chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Điều này giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và điều trị, đảm bảo an toàn cao nhất cho mẹ và bé.

Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ nhẹ có thể tự điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Với các mẹ bầu mắc bệnh ở mức độ nặng hơn, nguy cơ biến chứng cao hơn sẽ được theo dõi sát sao hơn. Điều này giúp xử lý nhanh và hiệu quả khi có biến chứng xảy ra, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé.

Dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát và phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Qua bài viết này, bạn đọc đã biết được xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền. Để được trả lời chính xác về chi phí cũng như các thông tin liên quan, hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện, cơ sở y tế mà bạn dự định thực hiện.

Hotline MEDLATEC 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về xét nghiệm cũng như sức khỏe thai kỳ đến khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề