Cách trị gà mổ nhau

Hiện tượng cắn mổ nhau thường bắt đầu bằng việc mổ lông, mổ ngón chân, mổ mào, mổ đuôi và đặc biệt mổ hậu môn của nhau. Khi một con vật bị chảy máu, bị thương tích thì kích thích đồng loại tập trung vào việc mổ cắn vào vết thương và từ đây bùng nổ hiện tượng cắn mổ nhau ở cả đàn.

Hiện tượng gà cắn mổ nhau là hiện tượng người chăn nuôi thường gặp khi chăn nuôi gà cả công nghiệp lẫn chăn nuôi bán công nghiệp, nhất là khi ngày nay diện tích chăn nuôi ngày càng thu hẹp chăn nuôi công nghiệp với mật độ cao nên hiện tượng gà cắn mổ nhau xảy ra thường xuyên hơn, người chăn nuôi cần phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Hiện tượng cắn mổ nhau nếu không được phát hiện sớm và khống chế ngay từ đầu thì sau đó rất khó kiểm soát và người nuôi phải trả giá đắt vì gà chậm lớn, tỷ lệ chết cao, phẩm chất thịt kém, mẫu mã gà xấu khó được thị trường chấp nhận.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng gà cắn mổ nhau

Cắn mổ nhau được xác định do 3 nguyên nhân chính là do di truyền, tập tính; do các yếu tố về môi trường và quản lý và do chăm sóc nuôi dưỡng. Rất khó xác định nguyên nhân nào là chủ yếu, sau đây là những nguyên nhân đã được tổng kết:

Mật độ đàn lớn: Hiện tượng cắn mổ nhau thường xảy ra ở đàn có mật độ lớn, thực tế đã cho thấy mật độ nuôi càng lớn tỷ lệ cắn mổ nhau càng nhiều, tỷ lệ nuôi hợp lý để đàn gà phát triển tốt từ 7 – 9 con/m2. Chuồng nuôi và không gian chuồng chật chội, hạn chế tập quán bới tìm và làm tổ gây hiện tượng cắn mổ nhau.

Quá nóng: Cắn mổ nhau cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ chuồng quá nóng. Thời tiết hay nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng gà càng bức bối và trở lên hung giữ hơn vì vậy cần đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng và nhiệt độ thích hợp cho gà sinh trưởng

Quá sáng: Ánh sáng rất cần thiết trong chuồng nuôi tuy nhiên  ánh sáng quá mạnh và kéo dài sẽ làm gà căng thẳng hơn, kích thích hiện tượng cắn mổ nhau.

Thức ăn và nước uống: thiếu thức ăn và nước uống hay thiếu không gian của máng ăn và máng uống, trong tình trạng này gà phải đánh nhau để tranh giành thức ăn và nước uống, những con yếu dễ bị thương tích; máu và vết thương là yếu tố kích thích sự bùng nổ hiện tượng cắn mổ nhau ở cả đàn.

Khẩu phần mất cân bằng: Có thể giàu năng lượng, thấp xơ, có thể thiếu protein, mất cân đối axit amin và thiếu một số chất dinh dưỡng khác như vitamin, chất khoáng, các nguyên tố vi lượng.

Trộn lẫn gà có tuổi khác nhau hay có những đặc điểm ngoại hình khác nhau vào chung một đàn, những đặc điểm này kích thích “tính tò mò” của gà, dẫn đến gà mổ cắn nhau.

Trong đàn có những con gà què, bị tàn tật hay thương tích, những con gà này vừa là nạn nhân vừa là nhân tố kích thích sự mổ cắn nhau.

Gà có tính dữ: không cắt mỏ cho gà.

Cách phòng ngừa hiện tương gà cắn mổ nhau

Căn cứ vào các nguyên nhân trên, các biện pháp ngăn ngừa sự bùng nổ của hiện tượng cắn mổ nhau được khuyến cáo như sau:

- Để khắc phục hiện tương gà cắn mổ nhau người chăn nuôi cần chú ý điều chỉnh mật độ chăn nuôi gà phù hợp, đảm bảo chuồng trại chăn nuôi gà phải thông thoáng, hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào trong trại gà quá lâu và trong những thời điểm nắng quá gay gắt, nhiệt độ ngoài trời nắng nóng.

- Người chăn nuôi cũng nên kiểm tra chất lượng thức ăn thường xuyên, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho đàn gà, nhất là trong giai đoạn mọc lông của đàn gà, khi gà hậu bị đang thay lông và giai đoạn gà đẻ trứng cho năng suất cao.

- Ngoài ra người chăn nuôi cũng cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch sẽ cho đàn gà, tốt nhất nên cắt mỏ gà đẻ nuôi công nghiệp trước thời gian đẻ từ 2 tới 3 tháng để đảm bảo đàn gà luôn khỏe mạnh và không xảy ra hiện tượng cắn mổ nhau.

- Gia cầm bị hấp dẫn bởi máu và vết thương, do vậy cần nhanh chóng loại bỏ khỏi đàn những con bị thương. Hàng rào của chuồng nuôi không được có các vật sắc nhọn làm rụng lông, rách da hay gây các thương tích khác.

- Cắt mỏ: Cắt mỏ là biện pháp phổ biến để ngăn ngừa hiện tượng cắn mổ nhau ở gà. Cắt mỏ cần được thực hiện bởi những kỹ thuật viên có tay nghề, nên dùng dao nhiệt để tránh chảy máu hoặc dùng máy cắt tự động [máy có thể cắt 1.500 gà con/giờ, nhiệt độ lưỡi dao cắt 600-800oC]. Gà nuôi thịt cắt mỏ lúc 10 - 12 ngày tuổi, gà hậu bị trứng cắt lúc 7-8 tuần hay 12-16 tuần. Tránh tiêm phòng hay gây những stress khác 1 tuần trước và 2 tuần sau khi cắt mỏ.

Điều trị tình trạng gà cắn mổ nhau

Khi đàn gà gia đình bạn nuôi xảy ra hiện tượng cắn mổ nhau mà lúc này bạn chưa thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này,lúc này cần có giải pháp can thiệp tổng hợp cho đàn gà.

Bước đầu tiên bạn nên cách ly đàn gà nhanh chóng, những con gà cắn mổ nhau phải được cách ly ra khỏi đàn, sau đó sử dụng thuốc Xanh Methylen để bôi vào trên vết thương của con gà nhằm phòng tránh trường hợp con gà tiếp tục bị mổ, pha thêm Catosal cho gà uống với liều 1cc/2 lít nước, cho gà uống liên tục khoảng 3 ngày và chú ý làm chuồng trại thông thoáng hơn, điều chỉnh mật độ, nhiệt độ, ánh sáng; hạn chế những tác động khiến đàn gà bị xáo trộn.

Riêng những trang trại chăn nuôi nhỏ người chăn nuôi có thể sử dụng rau xanh được rửa thật sạch, bó lại thành từng bó treo quanh trang trại để gà ăn rau và không còn cắn mổ nhau nữa, bổ sung thêm khoáng vào khẩu phần ăn, trộn Lysine cùng với Methionine vào trong thức ăn của đàn gà, tăng hàm lượng đạm trong thức ăn lên, duy trì tới khi đàn gà ổn định là được.

Cuối cùng người chăn nuôi đừng quên kiểm tra máng ăn, máng uống cẩn thận để đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn, nước sạch và mát cho đàn gà nhé.

Cắn mổ nhau là một hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi gia cầm tập trung, hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi đàn gia cầm được quản lý tốt. Tuy nhiên những biện pháp ngăn ngừa trên được đặt ra một cách chặt chẽ và nghiêm túc thì sẽ hạn chế được hiện tượng này.

Hy vọng những kiến thức và giải pháp phòng ngừa trên của công ty Lượng Huệ có thể giúp người chăn nuôi chăn nuôi gà hiệu quả, ngăn chặn tận gốc hiện tượng gà cắn mổ nhau, hạn chế thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi . Chúc người chăn nuôi thành  công.

Bạn đang chăn nuôi gà, hoặc nuôi một đàn gà chọi con và thấy hiện tượng cắn mổ nhau làm gà bị thương, chậm lớn, nghiêm trọng hơn là có con bị thương nặng và chết. Vậy hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về bệnh gà cắn mổ nhau nhé!

Bệnh gà cắn mổ nhau

Bệnh cắn mổ nhau là hiện tượng rất phổ biến khi chăn nuôi gà, nhất là trong điều kiện nuôi tập trung, nuôi công nghiệp. Các con trong đàn tự cắn mổ nhau dẫn tới xước da, chảy máy, trụi lông, gày gò chậm lớn, mẫu mã xấu. Hiện tượng cắn mổ nhau ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và doanh thu trong chăn nuôi gia cầm.

  • Tham khảo: Gà con mổ hậu môn nhau

Bệnh gà cắn mổ nhau thường biểu hiện:

Gà có thể mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi, hậu môn,… gây chảy máu. Máu chảy tiếp tục là nhân tố kích thích gà càng mổ cắn nhau.

Khởi đầu chỉ một vài con gà trong đàn mổ cắn, nhưng nếu không can thiệp sớm có thể bùng phát trong đàn và gây thiệt hại nhiều về kinh tế.

Gà mổ cắn nhau nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 10h đến 15h hằng ngày

Vì sao gà cắn mổ nhau?

Gà cắn mổ nhau

1. Do môi trường nuôi

Mật độ quá đông, chuồng nóng và độ ẩm cao, không thông thoáng và lưu chuyển không khí kém. Ánh sáng quá mức, trần hoặc mái che chuồng nuôi có mầu sắc sặc sỡ [xanh đỏ, vàng cam]. Nồng độ Amoniac [ NH3 ] trong chuồng cao.

2. Do chế độ dinh dưỡng

– Thiếu Vitamin, axit amin, Methionine, Lysine, Cholin….

-Thiếu nguyên tố vi lượng, Mg, I ốt…

-Thiếu khoáng chất: Can xi, Phốt pho…

Thức ăn giầu năng lượng, thiếu chất xơ

  • Tham khảo: Bệnh thiếu vitamin và khoáng chất ở gà

a. Nguyên nhân từ thức ăn

– Do không đủ vitamin, vì trong thức ăn công nghiệp người ta thường sử dụng thức ăn dạng khô.

– Do qui trình chế biến thức ăn không thích hợp nên làm giảm đi hàm lượng các chất có trong thức ăn.

– Do dự trữ & bảo quản thức ăn không đúng qui cách.

b. Nguyên nhân do cơ thể vật nuôi:

Mỗi giống nhu cầu sản xuất khác nhau có nhu cầu vitamin, khoáng chất khác nhau.Trong công tác nuôi dưỡng phải luôn chú ý đến điều này.

c. Do môi trường và sự quản trị đàn gà:

– Nuôi nhốt trong nhà thì dễ thiếu vitamin D hơn chăn thả ngoài trời.

– Nuôi trên lồng cần nhiều vitamin B12 hơn nuôi thả dưới nền.

– Nhiệt độ môi trường cao cần nhiều vitamin C hơn nhiệt độ bình thường

3. Do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng:

– Thiếu máng ăn, máng uống hoặc phân bổ máng ăn uống không hợp lý.

– Dùng kháng sinh dài ngày.

– Mổ cắn ngón chân thường xẩy ra đối với gà con do bị bỏ đói hoặc do máng ăn treo cao, thiếu máng dẫn đến gà mổ chân mình hoặc chân gà khác.

4. Các nguyên nhân khác

– Rối loạn hocmôn thời kỳ sinh sản, do di truyền của giống.

– Một vài cá thể bị tổn thương gây chảy máu là nạn nhân và là nhân tố kích thích gà cắn mổ nhau.

– Đàn gà có tuổi khác nhau, hoặc có ngoại hình khác biệt vào chung một đàn.

– Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng như: mạt, dệp….

– Đàn gà mắc bệnh truyền nhiễm; hoặc nhiễm giun sán.

  • Tham khảo: Cách tẩy giun cho gà

Cách khắc phục hiện tượng gà cắn mổ nhau:

Việc làm đầu tiên khi thấy trong đàn gà có hiện tượng cắn mổ lẫn nhau là tách riêng những con gà cắn mổ nhau sau đó tìm hiểu nguyên nhân và xử lý. Nếu nguyên nhân do thiếu chất thì dùng thuốc BUNG LÔNG BẬT CỰA 007S cho gà uống 1g / 2 lít nước uống liên tục 3 ngày nghỉ 3 ngày từ 2 tuần tuổi đến lúc xuất bán là giải pháp hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất.

Bung lông bật cựa 007s

Những con gà cắn mổ lẫn nhau sau khi tách riêng cần phải sát trùng vết thương sau đó bôi Xanh methylen vào chỗ bị thương tích rồi chờ thuốc khô 1 2 ngày có thể tiếp tục thả lại vào đàn.

Để hiện tượng gà cắn mổ nhau không diễn ra thì cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh.

– Cần điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp, độ anh sáng phù hợp và bố trí máng ăn máng uống phù hợp

– Bố trí đủ ổ đẻ, nơi để ổ đẻ hơi tối[ đối với gà đẻ trứng], không sử dụng bạt trần, bạt ngăn chuống có màu sắc sặc sỡ; hàng rào của chuồng nuôi hoặc khu vặc nuôi không có các vật sắc nhọn làm gà rụng lông, rách da gây thương tích.

– Hạn chế các tác động gây stress: thay đổi thức ăn đột ngột, chuyển chuồng, dồn chuồng,…

– Phát hiện và nhốt riêng những con bị què, tàn tật, thương tích hoặc ngoại hình khác biệt hoặc những con có khối lượng nhẹ so với khối lượng bình quân của toàn đàn.

– Tránh để gà hấp dẫn bởi máu và vết thương.

– Thỏa mãn tập tính đào bới, tìm kiếm của chúng

– Khu vực nuôi bố trí một số bể tắm cát trộn diêm sinh để gà cắn và loại trừ được côn trùng kí sinh như bọ mạt, dệp, …

– Khi sử dụng kháng sinh phòng hoặc điều trị bệnh hoặc bị nhiễm độc tố nấm mốc dùng LESTHIONIN V cho gà uống để giải độc gan thận cấp & tái tạo tế bào gan.

LESTHIONIN V

– Nếu có thể hãy cho gà nghe những bản nhạc có giai điệu chậm và tiết tấu nhẹ nhàng.

Nếu bạn nuôi gà với số lượng lớn theo mô hình trang trại thì có thể thực hiện 2 cách sau:

Phương pháp cắt mỏ gà:

Cắt mỏ gà để tránh hiện tượng gà cắn mổ nhau

Hướng dẫn cách cắt mỏ gà:

Trước khi cắt mỏ cho gà nhịn đói 04h, cho uống nước pha vitaminK chống chảy máu.

– Đối với gà con [nuôi thịt] cắt mỏ khi được 07- 10 ngày tuổi, cắt cả mỏ trên, mỏ dưới, vết cắt cách lỗ mũi 2mm.

– Đối với gà đẻ, gà hậu bị: cắt lúc gà 7- 8 tuần tuổi hoặc 12- 16 tuần tuổi, cắt cả 2 mỏ, mỏ trên cách lỗ mũi 6mm, mỏ dưới dài hơn mỏ trên 3m. Phương pháp này tuy hạn chế được hiện tượng mổ cắn, nhưng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của con gà, đặc biệt khi dùng nó cho hoạt động tín ngưỡng. Ngoài ra, nếu cắt mỏ không tốt thì dễ dẫn tới hiện tượng dập mỏ làm ảnh hưởng tới ăn uống và đề kháng của gà

Phương pháp đeo kính cho gà:

Đeo kính cho gà để khắc phục tình trạng gà cắn mổ nhau

Kính đeo cho gà nhằm cản trở tầm nhìn để gà bớt hung hăng. Tuy nhiên then cài của kính xiên qua lỗ mũi lại là nơi bám bụi bẩn gây nấm mốc hay làm gà bị viêm xoang và ảnh hưởng đến đường hô hấp nên biện pháp này hiện ít người sử dụng.

Chác các bạn thành công!

Download Premium WordPress Themes Free

Premium WordPress Themes Download

Download WordPress Themes

Download Premium WordPress Themes Free

free download udemy paid course

download samsung firmware

Download Nulled WordPress Themes

lynda course free download

Video liên quan

Chủ Đề