Cách Xác định yếu tố miêu tả

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

   - Văn nghị luận cần phải có yếu tố tự sự và miêu tả

   - Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, có sức thuyết phục, mạnh mẽ hơn

   - Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn

   - Cần bổ sung: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận là các yếu tố có tính hỗ trợ, bổ sung làm sáng tỏ luận điểm. Không lạm dụng các yếu tố tự sự, miêu tả bởi đây không phải đích của văn nghị luận.

   “Cái răng cái tóc là góc con người” nêu lên hai nét đẹp của con nguời. “Góc con người” là cái sắc sảo, duyên dáng, mặn mà, tươi đẹp của con người, nhất là con gái con trai. Ngày xưa, răng đen hạt na, tóc đen bóng, dày là đẹp. Ngày nay, răng đều, trắng bóng thì mới xinh. Nhất là thiếu nữ. Để tóc dài, cắt tóc ngắn, uốn tóc … đều phải theo nước da và khuôn mặt, dáng vẻ mỗi người. Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình. Có hàm răng đẹp, mái tóc đẹp là “của Trời cho”. Vì vậy, thuở xưa, khi còn bé, con gái để tóc trái đào, nhưng đến tuổi trưởng thành thì không bao giờ cắt tóc nữa mà cứ để cho dài mãi. Có được một mái tóc dài và bóng mượt là niềm kiêu hãnh của người con gái. Họ thường gội bằng nước bồ kết cho sạch, gội xong phải xả lại bằng chanh cho mềm tóc. Ở miền Nam trồng nhiều dừa, người ta còn bôi nhẹ một lượt dầu dừa lên mái tóc để lấy mùi thơm và làm bóng tóc. Vì vậy chúng ta phải chú ý chăm sóc vẻ đẹp bên ngoài lần phẩm chất bên trong.

Bài 1: Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn sau:

   Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỷ niệm đủ thứ, v.v. trước khi đưa họ đến Mácxây xuống tàu về nước, đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước. "Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!", đó sao?

   Thế là những "cựu binh" - đúng hơn là cái xác còn lại - sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lý nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lý cả.

[Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc]

Hướng dẫn làm bài

   - Yếu tố tự sự: Kể lại tội ác của quân Pháp đối xử với người lính chiến đấu trở về.

   - Yếu tố miêu tả: bộ quần áo mới toanh, cho họ ăn như cho lợn ăn, xếp như xếp lơn, hầm tàu ẩm ướt, không giường nằng, không ánh sáng, thiếu không khí, đón chào nồng nhiệt

   ⇒ Sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn trích trên cho thấy sự độc ác, vô nhân tính, tráo trở của thực dân

Bài 2: Viết một đoạn văn nghị luận: “Suy nghĩ của anh/ chị về nạn bạo hành trẻ em ngày nay” trong đó sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả

Hướng dẫn làm bài

   Mặc dù xã hội ngày càng phát triển, văn minh nhưng vẫn tồn tại một số hiện tượng xấu, phổ biến nhất là nạn bạo hành trẻ em. “Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước” nhưng các em hằng ngày vẫn bị bạo ngược, đánh đập, tra tấn, lăng mạ, xúc phạm… làm tổn thương cả thể xác và tinh thần. Trên ác phương tiện thông tin đại chúng đã gay gắt lên án những vụ bạo hành trẻ như cháu Đan Trân, trường mầm non Thiên Thơ, bị cô bảo mẫu Lê Vi, vì muốn cháu ngừng khóc mà dán băng keo vào miệng và dẫn đến cái chết bi thương; Hay cô Quản Thị Kim Hoa ở Biên Hoà, Đồng Nai đã dùng bạo lực đánh đập, tát, vả... những đứa trẻ còn rất non yếu. Hay bé Hảo mới 4 tuổi đã bị ngay người mẹ "đứt ruột" đẻ ra mình bạo hành. Thấy con nghịch tờ tiền, bà mẹ đã dùng kéo cắt ngón tay để "Cảnh cáo", một lần bé Hảo không may trèo cây bị ngã. Trước sự việc đó, bà mẹ chẳng những không cứu con, mà thậm chí còn có một hành động tàn ác hơn cả dã thú. Dùng dao phạt đứt gót chân con. Hậu quả là bé Hảo bị mất 41% sức khoẻ, trên mình đầy rẫy vết thương và phải sống như một người tàn phế….Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án. Những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Đặc biệt ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến. Nguyên nhân có thể là do áp lực của cuộc sống, do đói nghèo, do say rượu thiếu tỉnh táo... Hành động bạo hành cũng là hành động của những con người gần như mất hết lương tri, suy đồi về đạo đức, tha hoá về nhân cách và đi ngược lại truyền thống đạo lý yêu thương của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ trẻ em và đẩy lùi nạn bạo hành trẻ em.

Xem thêm các bài viết về Lý thuyết Tiếng Việt, Tập làm văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 8 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Câu 3 trang 18 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Chân trời sáng tạo:Xác định và nêu tác dụng biểu đạt của các yếu tố miêu tả và tự sự trong hai khổ thơ sau:

Lần đầu tiên nghe con trở đạp

Em quặn lòng nhưng náo nức yêu thương

Tháng thứ tám mang thai, em mệt

Da xanh gầy đôi mắt cũng to hơn.

Em nhẹ bước đi nâng niu gìn giữ

Cắt áo mềm may mũ bé cho con

Anh quên đi bao nỗi lo buồn

Nghe con khoẻ ngày thêm đạp mạnh.

Trả lời:

Yếu tố miêu tả: mô tả một vài đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, hiện tượng... Ví đụ: trong hai khổ thơ, tác giả đã miêu tả rõ hình ảnh người mẹ mệt mỏi, da xanh gầy, mắt to nhưng lòng náo nức yêu thương vì thai ngày càng lớn.

Yếu tố tự sự: kể lại ngắn gọn sự việc, câu chuyện.... Ví dụ, trong hai khổ thơ, tác giả đã kể lại sự việc người vợ mang thai với những chi tiết cụ thể như con trở đạp, mẹ mệt và đi lại cẩn thận hơn để giữ an toàn cho thai nhi, mẹ may mũ cho con...

Tác dụng: làm cho bài thơ giàu hình ảnh, sinh động và góp phần tạo nên nét độc đáo riêng.

Bài kiểm tra 90 phút số 1

Bài kiểm tra 15 phút số 1

Bài kiểm tra 15 phút số 2

Bài kiểm tra 90 phút số 2

2 1

Yếu tố miêu tả là gì ?

Câu hỏi: Yếu tố miêu tả là gì ?

Lời giải:

 Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc [người nghe] như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.

– Trong văn tự sự, thường không chỉ có tự sự mà luôn đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho sự việc được cụ thể, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và chủ đề được khắc sâu hơn.

 Cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!

1. Yếu tố miêu tả:

– Miêu tả nhân vật: Bao gồm miêu tả ngoại hình, các trạng thái hoạt động, trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm… Chính các hình ảnh được miêu tả ấy sẽ góp phần khắc hoạ thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng.– Miêu tả cảnh thiên nhiên tạo nền cho diễn biến sự việc trong cốt truyện tự sự.– Miêu tả cảnh sinh hoạt với những hoạt động cụ thể của các nhân vật tham gia vào cốt truyện.

– Cần lưu ý là yếu tố tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn [từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá…]. Việc dùng yếu tố miêu tả trong văn tự sự phải có chọn lọc, không được quá lạm đụngẫn tới lạc thể loại. Mục đích chính là qua các hình ảnh miêu tả để làm cho cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn; nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động và gây ấn tượng hơn.

2.Yếu tố biểu cảm:

– Biểu cảm thông qua những ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Thông thường, trong những trường hợp này, nhà văn để cho nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm của mình.– Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật hoặc sự việc được đề cập trong tác phẩm. Đối với trường hợp ở ngôi kể thứ nhất, cảm xúc của nhà văn thường được lồng vào cảm xúc của nhân vật “ tôi”. Còn đối với những trường hợp dùng ngôi kể thứ ba, cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn chuyện. Hoặc có khi tác giả hoá thân vào nhân vật, nói hộ cảm xúc của nhân vật.

– Về hình thức, yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường xuất hiện thông qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ.

Hiệu quả của yếu tố miêu tả trong văn tự sự dựa trên những tiêu chuẩn:

+ Yếu tố đó có miêu tả sinh động các đối tượng [nhân vật, cảnh vật, tâm trạng...] hay không?

+ Yếu tố đó có giúp cho việc kể chuyện hấp dẫn hay không?

- Hiệu quả của yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự dựa trên những tiêu chuẩn:

+ Yếu tố biểu cảm có gây xúc động, gợi suy nghĩ đối với người đọc hay không?

+ Yếu tố biểu cảm đó có giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động hay không?

3. Ví dụ:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới.

Xe chạy chầm chậm...Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi,vài giây sau, tôi đuổi kịp.Tôi thở hồng hộc ,trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi díu cả chân lại.Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi sôc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nướ da mịn,làm nổi bật màu hồng của hai gò má .Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy như cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

[Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu]

Yêu cầu

1. Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả, đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên [chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm]. Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?

2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn để rút ra nhận xét: Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng cùa yếu tố miêu tả và biếu cảm trong việc kể chuyện.

3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biếu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? [có thành “chuyện không?” vì sao?]. Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.

Lời giải:

1. Các yếu tố miêu tả:
+ Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má

+ Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

+ Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc?

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt

+ Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen cùng với yếu tố tự sự

2. Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

3. Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.

Video liên quan

Chủ Đề