Cách xử lý nhựa xốp

Rác thải nhựa đang là vấn đề gây đau đầu của thế giới, chúng ta đều đã biết về những tác hại cũng như sự nguy hiểm của nó đối với cuộc sống nhân loại, nhưng thực chất cái gì gọi là rác thải nhựa, và chính xác nó gây hại như thế nào? Hãy cùng Joy Food tìm hiểu nhé!

Rác thải nhựa là gì? 

Chúng chính là những vật dụng, đồ dùng được làm từ nhựa PE là chủ yếu, sau quá trình sử dụng sẽ bị vứt đi, và đây cũng chính là loại rác thải nhựa ngoài môi trường mà tivi, báo đài hay nhắc đến. Có thể kể đến những loại phổ biến như: Ống hút nhựa, túi ni lông, vỏ chai nhựa, hộp xốp nhựa,... Thời gian để chúng phân hủy có thể lên đến hàng trăm năm, hàng ngàn năm.

Cách xử lý nhựa xốp

Rác thải nhựa ngập tràn trên khắp thế giới

Từ lúc phát minh về nhựa ra đời cho đến nay, việc sản xuất và tiêu thụ các vật dụng làm từ nhựa trên thế giới cũng tăng lên không ngừng, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây hại không nhỏ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu không có giải pháp để xử lý vấn đề trên thì chỉ trong thời gian ngắn nữa thôi, trái đất sẽ trở thành một bãi rác khổng lồ.

Xem thêm: Hộp giấy

Nguồn gốc của rác thải nhựa 

Rác thải nhựa được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu chính là từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của chúng ta tạo ra như:

  • Rác thải từ các hộ gia đình: Túi ni lông, ống hút nhựa, chai nhựa, hộp xốp nhựa,… đến từ các của hộ gia đình. 
  • Rác thải nhựa đến từ các ngành du lịch, dịch vụ: Ống hút nhựa, ly nhựa, chai nhựa, hộp nhựa,...
  • Rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp, xưởng chế tạo,...
  • Rác thải nhựa từ ngành y tế, bệnh viện: Kim tiêm, lọ thuốc, bao bì nhựa,... 

 Tình trạng rác thải nhựa ở Việt Nam thì như thế nào?

Theo thống kê, Việt Nam thuộc top 4 quốc gia có lượng rác thải nhựa thải ra biển nhiều nhất trên thế giới. Với 1,8 triệu tấn nhựa, sẽ có khoảng 730,000 tấn rác thải nhựa được đổ ra biển. Bộ tài nguyên và Môi trường đưa ra kết quả đánh giá thực trạng về lượng rác thải nhựa ở nước ta đang rất nghiêm trọng. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Compose Project, cứ mỗi lít nước từ sông Sài Gòn đổ ra biển thì sẽ có chứa lượng vi nhựa nhiều gấp 1.000 lần của sông Seine (Paris).

Ở nước ta, lượng rác thải nhựa đang chiếm khoảng từ 8% đến 12% trong tổng số lượng chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời, ở nước ta, lượng rác thải này vẫn không ngừng tăng lên qua từng năm, gây hại nghiêm trọng đến môi trường. Các chuyên gia môi trường còn đánh giá hiện trạng ở nước ta là ô nhiễm trắng (ô nhiễm do túi ni lông gây ra) nên phải nhanh chóng có các giải pháp khắc phục và xử lý ngay trước khi quá muộn. 

Sự nguy hiểm của rác thải nhựa

Nếu không có những báo cáo, nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng ta thực sự không thể nhìn thấy bức tranh rõ ràng về những tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống là cực kỳ nghiêm trọng. Đa phần rác thải nhựa vẫn được xử lý theo cách truyền thống là chôn lấp hoặc đốt bỏ, tuy nhiên, một số nơi còn vứt rác thải nhựa trực tiếp ra môi trường.

Cách xử lý nhựa xốp

Đa phần rác thải nhựa vẫn được xử lý theo cách truyền thống là chôn lấp hoặc đốt bỏ

 Tác hại của rác thải nhựa đến môi trường

Sự tác động của rác thải nhựa đến môi trường gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự sống của tất cả sinh vật trên địa cầu. Nếu bị chôn lấp, chúng sẽ phân rã thành các hạt vi nhựa cực kỳ bé mà mắt thường không thể thấy được, chúng sẽ nằm lẫn trong đất, hòa vào mạch nước nước ngầm và theo đường ăn uống đi vào cơ thể và gây hại. Còn nếu rác thải nhựa xen lẫn trong đất ở vùng núi thì sẽ làm mất kết cấu của đất, về lâu dài sẽ giảm tính giữ nước của đất và dễ dẫn đến tình trạng xói mòn, sạt lở đất ở các vùng này.

Tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe

Khi rác thải nhựa bị thải ra môi trường, chúng sẽ bị phân rã thành những mảnh vì nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau, các hạt vi nhựa này sẽ hòa trộn vào sông suối, ao hồ, biển, lòng đất, môi trường và thậm chí cả không khí, khi con người ăn những sinh vật đã vô tình ăn phải các hạt vi nhựa này hoặc vô tình uống phải nguồn nước nhiễm hạt vi nhựa, các hạt này sẽ vào cơ thể và gây ra các bệnh nguy hiểm.

Còn nếu bị đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra các loại khí độc (dioxin, furan) gây ô nhiễm không khí, tác động mạnh đến tuyến nội tiết, hệ miễn dịch của cơ thể, thậm chí gây ra các bệnh ung thư. Ngoài ra, một vài loại túi ni lông có chứa chất lưu huỳnh, khi bị đốt và gặp hơi nước sẽ phản ứng hóa học tạo thành axit sunfuric, đây chính là nguyên nhân gây ra những cơn mưa axit cực kỳ độc hại đối với sức khỏe con người và sinh vật.

Chưa kể đến hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nhựa trôi nổi, có chất lượng kém, nếu sử dụng chúng sẽ rất dễ nhiễm BPA, một hóa chất rất độc hại và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở người (vô sinh, tiểu đường, ung thư,…)

Tác hại của rác thải nhựa đối với biển

Biển là một trong những môi trường chịu tác động nặng nề nhất từ rác thải nhựa, đặc biệt là các loài sinh vật sống ở biển. Rác thải nhựa sẽ làm suy giảm hoặc thậm chí phá hủy đa dạng sinh học, giết chết các loại sinh vật biển khi chúng không may ăn phải hoặc bị vướng các loại rác lớn. Theo kết quả báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), ước tính đã có hơn 100 triệu động vật biển chết vì rác thải nhựa.

 

Cách xử lý nhựa xốp

Mất bao lâu để rác thải nhựa phân hủy?

Thời gian phân hủy sẽ tùy thuộc vào cấu trúc và những thành phần nguyên liệu làm nên các sản phẩm đó, nhưng, nhìn chung, để rác thải nhựa có thể phân hủy trong môi trường cần ít nhất hàng trăm năm. Ví dụ, đối với túi ni lông mỏng thông thường thì sẽ mất từ 10 đến 100 năm để chúng phân hủy, còn với loại dày và dai thì phải mất từ vài trăm đến cả ngàn năm để chúng rã ra, tương tự với các loại chai nhựa. Các loại ống hút nhựa cũng phải mất cả trăm năm để phân hủy trong môi trường.

Giải pháp nào cho rác thải nhựa?

Với các tác hại khôn lường của rác thải nhựa đối với môi trường và đời sống của chúng ta, cộng đồng nên chung tay nâng cao ý thức và tập dần các thói quen tốt để hạn chế lượng rác thải nhựa ra môi trường

Hạn chế dùng những sản phẩm nhựa xài 1 lần như nĩa, ly, muỗng nhựa, hộp xốp. Thay vào đó hãy sử dụng hộp bã mía, dao nĩa muỗng bằng gỗ hoặc tự trang bị bộ dụng cụ ăn uống cá nhân. Dùng túi vải, túi sinh học thay cho túi nhựa ni lông thông thường. Bên cạnh đó là kết hợp phân loại rác thải nhựa ngay từ nguồn để tăng khả năng tái chế và giúp giảm tối đa lượng rác thải ra môi trường.

Cách xử lý nhựa xốp

Sử dụng hộp bã mía đựng cơm thân thiện với môi trường, không chứa hóa chất động hại, an toàn cho sức khỏe, có khả năng phân hủy chỉ trong 45 ngày

Ngoài ra, nên có nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động người dân phân loại rác trước khi bỏ và dùng các vật chứa đựng cá nhân thay vì lấy các vật dụng làm bằng nhựa chỉ xài được một lần.