Chàm sữa tiếng anh là gì

Trang chủ / Chuyện của Biohoney / Trị chàm sữa / Tổng hợp cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Mẹ đang băn khoăn về tình trạng da bé nhà mình xuất hiện những vết chàm sữa và chưa biết phải làm như thế nào? Các mẹ đừng lo lắng quá nhé! Bài viết này sẽ mang tới kiến thức về bệnh chàm sữa cùng các cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Tổng hợp cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

1. Chàm sữa là gì?

Chàm sữa [bệnh chàm ở trẻ em] thường được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như lác sữa, viêm da cơ địa hoặc eczema. Đây là một dạng chàm với đặc điểm viêm da mãn tính. Bệnh kéo dài với những biểu hiện như mụn nước, gây ngứa và nổi mẩn trên da bé. 

Chàm sữa là căn bệnh rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh gặp ở cả bé khỏe mạnh và nếu kéo dài qua 4 tuổi mà bệnh vẫn chưa khỏi thì có thể chuyển sang mãn tính và trở thành bệnh chàm thể tạng.

Theo thống kê, có tới 20% số bé bị chàm sữa ở độ tuổi sơ sinh và có khoảng 2000 đến 3000 lượt khám chữa bệnh chàm sữa ở bệnh viện nhi đồng 1 HCM, đặc biệt là các bé dưới 1 tuổi chiếm tới 50-60%.

Để có thể điều trị hiệu quả và nhanh chóng cho bé, các mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu thường gặp cũng như nguyên nhân gây bệnh, từ đó định hướng cách xử lý phù hợp, giúp bé nhanh khỏi bệnh.

Đến đây thì hẳn mẹ đã biết chàm sữa là gì rồi!

2. Dấu hiệu trẻ bị chàm sữa

Với mỗi giai đoạn của bệnh chàm sữa, mẹ sẽ thấy những biểu hiện trên làn da bé là khác nhau.

Chàm sữa bắt đầu xuất hiện trên da bé với những vùng da tấy đỏ, bé cảm thấy ngứa ngáy và thường xuyên khó chịu. Da có những mụn nước li ti màu trắng và các mẹ thường bị nhầm lẫn với bệnh dị ứng da.

  • Giai đoạn 2: Mụn nước nổi trên da

Những vùng da tấy đỏ nổi mụn nước và có thể lan rộng hơn trên da bé. Mụn nước có màu trong suốt.

  • Giai đoạn 3: Mụn chảy nước

Những mụn nước trên da bé có dấu hiệu vỡ ra và chảy nước. Có thể do bé cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và dùng tay gãi, rất dễ gây ra tình trạng bội nhiễm.

Sau một thời gian chảy dịch thì những vết mụn nước trên da bắt đầu khô lại. Dịch trên da khô đi và đóng lại thành các lớp vảy tiết dày, sau đó bong ra để lại lớp da nhẵn bóng.

Lớp da mỏng vừa hình thành ở giai đoạn 4 sẽ rạn và nứt ra, da bong vảy thành những vảy dày. Nếu cha mẹ không chữa trị dứt điểm chàm sữa trẻ sơ sinh thì mụn nước sẽ lại mọc trên da bé và tiếp tục một vòng lặp như trên, tình trạng bệnh nặng hơn và kèm theo hắc tố chàm tăng lên.

Tổng hợp cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Bên cạnh đó, khi bé bị chàm sữa, những triệu chứng thường gặp mẹ cần lưu ý như sau :

  • Bệnh thường xuất hiện ở những vùng da của bé như: trên mặt, 2 má, có thể lan ra toàn thân, tay chân…
  • Mẹ chạm vào da bé bị chàm sữa sẽ thấy khô ráp, căng và da bong vảy li ti. Những mảng da khô và bị mẩn đỏ thường thấy trên mặt hoặc những vùng da thường gặp như khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, cổ, phía sau đầu gối…
  • Bé có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh viêm mũi hoặc hen suyễn.
  • Khi bé bị chàm sữa, bé sẽ rất khó chịu và hay quấy khóc. Bé không còn ngoan như trước và còn bú kém, ngủ không ngon giấc. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Trẻ sơ sinh bị chàm sữa sẽ bị ngứa, khiến bé bứt rứt và gãi liên tục, có thể làm mụn nước bị vỡ ra và gây chảy máu. Nếu mẹ không giữ vệ sinh tốt cho da bé thì những vùng da bị tổn thương này rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm, gây khó khăn cho việc điều trị chàm sữa dứt điểm và còn để lại sẹo trên da bé.

3. Nguyên nhân dẫn đến chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa trẻ sơ sinh xảy ra khi cơ thể bé tạo ra quá ít các tế bào mỡ [gọi là ceramide]. Ceramide chiếm 40-50% mỡ ở lớp ngoài cùng của da, có vai trò quan trọng là chất truyền tín hiệu tế bào, giúp đảm bảo khả năng hoạt động của hàng rào bảo vệ da đồng thời duy trì độ ẩm cần thiết cho da khỏe mạnh. Nếu cơ thể bé không có đủ lượng ceramide, da bé sẽ bị mất nước và bị khô rát làm gia tăng nguy cơ bị chàm sữa.

Tổng hợp cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây ra chàm sữa liên quan đến 2 yếu tố: cơ địa dị ứng và cả các chất dị ứng. 

Nhiều trường hợp bệnh xuất hiện ở những bé có cơ địa dị ứng. Ngoài ra, nếu bố mẹ bé bị mắc một số bệnh như hen suyễn, dị ứng, mề đay…thì bé sinh ra cũng rất dễ mắc chàm sữa. 

Một số chất gây dị ứng từ những biến đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong hoặc ngoài cơ thể như: khói bụi, nấm mốc, lông thú cưng, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm như trứng, sữa…cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh mắc chàm sữa có thể rơi vào tình trạng da ửng đỏ do bé bị căng thẳng, dẫn đến bé bị ngứa, da bị kích ứng và khô hơn.

Bên cạnh đó, những yếu tố có thể khiến hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh nặng hơn như : cho trẻ bú không đúng cách, trẻ bị nhiễm khuẩn, thời tiết hanh khô hoặc nóng ẩm, do mẹ sử dụng các sản phẩm xà phòng tắm, thuốc tẩy, bột giặt, xả vải quần áo không phù hợp, khói thuốc lá…

4. Chàm sữa có chữa khỏi không?

Trẻ bị chàm sữa có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu cha mẹ biết hướng xử lý kịp thời, áp dụng phối hợp các phương pháp điều trị chàm sữa hiệu quả. 

Ngoài ra, chàm sữa sẽ tự hết khi bé được 2 tuổi, khi sức đề kháng và sức khỏe của bé ổn định hơn. Tuy nhiên, bệnh chàm sữa có tự hết hay không còn phù thuộc vào cơ địa từng bé. 

Những chuyển biến của hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh có thể làm trẻ khó chịu, kém ăn, ngủ hay bị giật mình và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Cha mẹ nên chủ động tìm ra hướng xử lý và cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt.

Các mẹ cùng theo dõi tiếp bài viết để biết bé bị chàm sữa phải làm sao nhé!

5. Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

5.1. Cách chữa chàm sữa bằng kem đặc trị 

Tổng hợp cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Sau khi tắm và vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, mẹ có thể dùng kem đặc trị bôi cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các mẹ nên thông thái và lựa chọn những sản phẩm nguồn gốc tự nhiên an toàn và lành tính với da bé.

Cha mẹ nên lựa chọn những loại kem bôi da cho bé từ những thành phần tự nhiên sẽ an toàn và lành tính với làn da non nớt của bé. 

Kem Biohoney Baby Balm là sản phẩm được các chuyên gia và bác sĩ da liễu đánh giá cao bởi hiệu quả hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ em nhanh chóng, dứt điểm.

Điểm nổi bật của sản phẩm:

  • Mạng lại tác động toàn diện cho làn da bé: giúp chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt nấm, giảm ngứa, dưỡng ẩm và đồng thời tái tạo da.
  • Khử trùng, chống nấm và kháng viêm, giúp giảm cơ bùng phát viêm da, làm dịu da, giảm nhanh những cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé, tránh tình trạng da bị bội nhiễm.
  • Dưỡng ẩm cho da, làm mềm da và dưỡng da mịn màng, tạo màng bảo vệ da khỏe mạnh.
  • Kích thích tái tạo da, thúc đẩy làm lành tổn thương trên da, ngăn ngừa chàm sữa tái phát.
  • 100% thành phần từ những nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính với làn da trẻ em và có thể sử dụng cho cả bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi: mật ong Manuka, chiết xuất Horopito, chiết xuất hoa cúc vàng, sáp ong, dầu bơ, nha đam, Zinc Oxide… 
  • Hiệu quả điều trị trẻ sơ sinh bị chàm sữa chỉ sau 48 giờ đã được kiểm chứng. Ngoài ra, kem còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh viêm da trẻ em như: hăm tã, viêm da ở trẻ em, rôm sảy, côn trùng đốt…

Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh như sau: mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ, sau đó lấy lượng kem trị chàm sữa Biohoney Baby vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng da bé bị chàm sữa.

5.2. Một số biện pháp dân gian điều trị bé bị chàm sữa

  • Chữa chàm sữa bằng dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên an toàn và lành tính, lại có tính kháng khuẩn và dưỡng ẩm cực tốt. Mẹ có thể thoa dầu dừa lên vùng da bị chàm sữa cũng là một cách trị chàm sữa hiệu quả. 

Tổng hợp cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh: Mẹ nên thoa khi vừa tắm cho bé xong, để dầu dừa khoảng 15 phút trên da để thẩm thấu và sau đó dùng giấy thấm dầu thấm bớt phần dầu thừa. Với cách này, cha mẹ cần lưu ý kiên trì thực hiện 2-3 tuần mới có hiệu quả.

Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

  • Trị chàm sữa bằng lá trầu không

Lá trầu không chứa các tinh dầu có tính kháng viêm cùng các thành phần vitamin giúp phục hồi các tổn thương trên da, giảm sưng tấy trên da cho bé.

Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh: Các mẹ dùng lá trầu không đã rửa sạch, để ráo nước đem giã nhuyễn và giã lấy nước cốt. Sau đó dùng tăm bông chấm nước phần nước cốt trên đều lên da bé. Để khoảng 30 phút và rửa sạch lại thật sạch. Mẹ nên thực hiện tuần 2 lần để hỗ trợ điều trị chàm sữa cho bé.

Lưu ý: Cách chữa chàm sữa với lá trầu không hiện vẫn đang được kiểm chứng. Cha mẹ cần thực hiện đúng cách mới có thể ngăn ngừa bệnh tái phát và bảo vệ làn da mỏng mong của bé. Mẹ cũng cần lưu ý thêm rằng: chỉ áp dụng cho bé mắc chàm sữa mức độ nhẹ, và đây chỉ là phương pháp cải thiện chàm sữa trẻ sơ sinh chứ không thể chữa trị dứt điểm. Mẹ cần lưu ý cân nhắc sử dụng phương pháp này.

  • Cách chữa chàm sữa cho bé sơ sinh bằng sữa mẹ

Sữa mẹ chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa các chất chống viêm nhiễm và kháng khuẩn cực cao. Hơn nữa còn giúp giảm ngứa nhanh chóng và cấp ẩm cho da bé. 

Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh như sau: rửa sạch vùng da bé mắc bệnh bằng nước ấm, sau đó lau khô da. Dùng băng gạc sạch thoa sữa mẹ lên da bé ngày 5-6 lần. 

Lưu ý: 

Một số trường hợp bé có thể bị dị ứng khi thoa sữa mẹ lên da [khoảng 23%]. Do trong quá trình mang thai, mẹ nạp những thực phẩm chứa nhiều chất dễ gây dị ứng như hải sản, chất tanh…và chúng sẽ chuyển hóa thành những thành phần trong sữa mẹ. Nếu thể tạng của bé nhạy cảm sẽ dị ứng ngay.

Các mẹ có thể kiểm tra có nên dùng sữa mẹ chữa trị cho bé hay không bằng cách thử bôi sữa mẹ trên vùng da nhỏ, trong trường hợp bé không bị dị ứng mới bôi lên vùng da bị chàm sữa cho bé. Nếu áp dụng cách này khoảng 3 ngày mà tình trạng bệnh chàm sữa ở trẻ em không được cải thiện thì mẹ nên ngưng và tìm cách khác phù hợp hơn.

Đến đây thì hẳn mẹ đã biết bé bị chàm sữa phải làm sao rồi!

Xem thệm:

6. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa

6.1. Vệ sinh tốt cho bé

Tổng hợp cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Mẹ nên tắm cho bé ngày 1-2 lần với nước ấm, thời gian tắm không quá 10 phút và tốt nhất là nên dùng xà bông không bọt.

Bên cạnh đó, mẹ cần giữ da bé luôn khô và sạch sẽ, tránh để da bé đổ mồ hôi ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại. Có thể khiến vùng da chàm sữa của bé bị nhiễm trùng. 

Mẹ cũng cần lau sạch miệng bé bằng khăn mềm sau khi cho bé bú và thay tã thường xuyên cho bé.

6.2. Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Mẹ cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn hằng ngày của mình, vì chất lượng sữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Nếu sữa mẹ không đảm bảo sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé.

Các thức ăn mẹ cần tránh là: đồ hải sản, trứng, đồ sống, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ lên men…Mẹ cần đặc biệt lưu tâm vì nếu không ăn kiêng sẽ khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn, bệnh không khỏi và còn tái phát trở lại trong thời gian ngắn.

6.3. Mẹ giữ con không cào gãi lên da

Chàm sữa sẽ khiến bé bị ngứa ngáy và khó chịu, bé sẽ dùng tay gãi lên da, rất dễ làm tổn thương da và khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho bé.

6.4. Lựa chọn quần áo mỏng nhẹ

Về quần áo, mẹ nên lựa chọn đồ làm từ vải bông mềm mại để mặc cho bé. Tránh mặc quần áo làm từ chất liệu len hoặc sợi tổng hợp vì những chất liệu này sẽ gây bí da, làm tình trạng bệnh của bé nặng hơn.

6.5. Giữ môi trường xung quanh bé thật sạch sẽ, thoáng mát

Cha mẹ cần đảm bảo không gian sống của bé thật sạch sẽ, thoáng mát và đủ ẩm với nhiệt độ phòng phù hợp. Tránh để bé chơi ở phòng có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, phòng bụi bẩn và có lông động vật sẽ gây dị ứng với làn da mỏng manh của bé.

6.6. Massage cơ thể cho bé

Tổng hợp cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

Lời khuyên cho các mẹ là nên dành thời gian để massage cơ thể cho bé, vừa giúp tăng cường tuần hoàn máu cho cơ thể bé, vừa giúp vùng da bị chàm sữa được nuôi dưỡng khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho con.

Mẹ massage cơ thể bé giúp hỗ trợ điều trị chàm sữa

Ngoài ra, mẹ massage cũng giúp con thoải mái, thư giãn và dễ chịu hơn, giúp bé quên đi những cảm giác ngứa ngáy khó chịu của chàm sữa và bớt quấy khóc hơn.

7. Cách phòng tránh trẻ bị chàm sữa

Chàm sữa ở trẻ nhỏ có thể gặp ở bất cứ bé nào, kể cả những bé có thể trạng khỏe mạnh và ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Cha mẹ cần biết cách phòng chống hiệu quả để giữ bé luôn khỏe mạnh. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia:

  • Chú ý vệ sinh cho bé thật sạch sẽ cả mặt, miệng và tay chân. Giữ da bé sạch sẽ, thoáng mát, nhất là sau khi cho bé bú hoặc sau khi bé ăn dặm.
  • Cha mẹ cần luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ không gian bé sống thật thoải mái. Nhất là phòng bé và chỗ bé ngủ, vệ sinh chăn gối, giường và cả quần áo của bé.
  • Mẹ có thể tăng cường bổ sung vào thực đơn của mình các món từ cá biển để tăng ARA là chất chống dị ứng tự nhiên rất tốt.
  • Đối với gia đình có trẻ nhỏ, tốt nhất nên không nên nuôi thú cưng, chó mèo bởi làn da của bé rất nhạy cảm với lông vật nuôi.
  • Không dùng nước quá nóng, tùy tiện dùng các lá dân gian để tắm cho bé.

8. Một số câu hỏi khác liên quan đến chàm sữa

8.1. Trẻ bị chàm sữa có tự khỏi được không?

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu ban đầu bé mắc chàm sữa, cha mẹ cần có hướng điều trị kịp thời để chữa dứt điểm bệnh. Không nên có tâm lý để bệnh tự khỏi vì nếu không chăm sóc da bé đúng cách, bệnh sẽ nặng thêm, bé bị chàm sữa chữa mãi không khỏi và tái đi tái lại nhiều lần.

8.2. Bệnh chàm sữa có lây không? 

Bệnh chàm sữa là bệnh không lây nhiễm, do đó không có trường hợp lây từ trẻ này sang trẻ khác.

8.3. Trẻ bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?

Mẹ cần kiêng ăn những thực phẩm giàu chất tanh, thực phẩm nhiều đạm khó tiêu, thực phẩm lên men, thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, dưa cải, ngũ tạng động vật…

8.4. Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Chàm sữa ở trẻ nhỏ không phải là viêm da cơ địa. Viêm da cơ địa không giới hạn độ tuổi mắc bệnh còn chàm sữa chỉ xảy ra ở những trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi. 2 bệnh này sẽ có những biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị khác nhau.

Trên đây là những thông tin, kiến thức về cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh để cha mẹ tham khảo. Hy vọng các mẹ đã có đủ kiến thức để chữa bệnh cho con nhanh chóng, dứt điểm!

Tài liệu tham khảo:

An Essential Guide to Baby Eczema: Causes, Symptoms, Treatment, and More

//www.everydayhealth.com/eczema/guide/baby-eczema/

Coconut Oil for Eczema: Does It Work?

//www.healthline.com/health/coconut-oil-for-eczema

Human Breast Milk Cures Eczema

//www.drwangskincare.com/blogs/news/116684101-human-breast-milk-cures-eczema

Video liên quan

Chủ Đề