Pha lũy thừa của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có đặc điểm như thế nào

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG

- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.

- Thời gian thế hệ là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi [Kí hiệu: g].

+ Ví dụ: E.Coli cứ 20 phút tế bào phân đôi 1 lần.

- Mỗi loài vi khuẩn có thời gian riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau.

II. SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN

1. Nuôi cấy không liên tục

- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

- Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục: 4 pha.

a] Pha tiềm phát [pha Lag]

- Vi khuẩn thích nghi với môi trường.

- Số lượng tế bào trong quần thể không tăng.

- Enzim cảm ứng được hình thành.

b] Pha lũy thừa [pha Log]

- Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa.

- Hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với một số chủng và điều kiện nuôi cấy.

c] Pha cân bằng

- Số lượng vi sinh vật đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do:

+ Một số tế bào bị phân hủy.

+ Một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.

d] Pha suy vong

- Số tế bào trong quần thể giảm dần do:

+ Số tế bào bị phân hủy nhiều.

+ Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.

+ Chất độc hại tích lũy nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục

- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

- Điều kiện môi trường duy trì ổn định.

- Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…


Page 2

SureLRN

Cùng Toplời giải trả lờichính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát?"kết hợp với những kiến thức mở rộng về Sự sinh trưởng của vi sinh vật là tài liệu hay dành cho cácbạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm:Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát?

A. Chưa tăng

B. Đạt mức cực đại

C. Đang giảm

D. Tăng lên rất nhanh

Trả lời

Đáp án đúng:A.Chưa tăng

Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật ở pha tiềm phát chưa tăng

Kiến thức tham khảo về Sự sinh trưởng của vi sinh vật

1. Nuôi cấy không liên tục

- Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.

+ Pha tiềm phát [pha lag]: tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.

+ Pha lũy thừa [pha log-pha cấp số]: vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

+ Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

+ Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng.

Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

2. Nuôi cấy liên tục

- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

- Điều kiện môi trường duy trì ổn định.

- Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…

3. So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục

Ở nuôi cấy liên tục và không liên tục có rất nhiều những đặc điểm giống và khác nhau. Để người đọc có thể phân biệt rõ hai phương pháp này thì chúng tôi có một số so sánh cơ bản như sau:

* Điểm giống nuôi cấy liên tục và không liên tục

Nuôi cấy liên tục và không liên tục điểm giống nhau chính là chúng đều bắt đầu từ pha tiềm phát, có pha cân bằng và cả lũy thừa.

* Điểm khác nuôi cấy liên tục và không liên tục

Điểm khác nhau giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục gồm có:

Nuôi cấy liên tục

Nuôi cấy không liên tục

– Thường xuyên bổ sung thêm chất dinh dưỡng trong quá trình. – Không có quá trình bổ sung chất dinh dưỡng mới.
– Thường xuyên phải loại bỏ chất thải và sinh khối. – Không loại bỏ chất thải và sinh khối.
– Pha sinh trưởng diễn ra trong thời gian dài hơn, mật độ sinh vật tăng lên nhanh chóng, ổn định. – Quần thể vi sinh vật sinh trưởng tại nuôi cấy không liên tục theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong.
– Không có pha suy vong nên vi sinh vật phát triển ổn định, không phân hủy. – Có pha suy vong nên vi sinh vật tự phân hủy cuối kỳ.

4. Trắc nghiệm

Câu 1:Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ

A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi hoặc tế bào đó phân chia

B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi

C. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào

D. Cả A và C

Câu 2:Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm

A. vi sinh vật ưa ấm.

B. vi sinh vật ưa nhiệt.

C. vi sinh vật ưa siêu nhiệt.

D. vi sinh vật ưa lạnh.

Câu 3:Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua

A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể

B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể

C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể

D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Câu 4:Sự sinh trưởng của vi sinh vật thường xét trên cả một quần thể mà không xét riêng từng cơ thể, vì

A. Vi sinh vật sống theo một tập đoàn

B. Vi sinh vật là những cơ thể đơn bào

C. Vi sinh vật có kích thước tế bào nhỏ bé

D. Vi sinh vật là những cơ thể thuộc tế bào nhân sơ

Câu 5:Đa số nấm men sinh sản vô tính theo hình thức nào ?

A. Tạo thành bào tử

B. Phân đôi

C. Nảy chồi

D. Phân mảnh

Câu 6:Vi sinh vật được nuôi cấy trong một hệ thống mở là dạng nuôi cấy liên tục, vì

A. Vi sinh vật luôn nhận được chất dinh dưỡng bổ sung

B. Luôn thải các sản phẩm dị hóa ra bên ngoài

C. Vi sinh vật nhận chất dinh dưỡng bổ sung và không có sự rút bỏ sinh khối

D. Vi sinh vật luôn nhận chất dinh dưỡng bổ sung và có sự trút bỏ sinh khối

Câu 7:Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là

A. Pha tiềm phát

B. Pha lũy thừa

C. Pha cân bằng

D. Pha suy vong

Câu 8:Chất nào dưới đây không phải là nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật ?

A. Lipit

B. Vitamin

C. Axit amin

D. Pirimidin

Câu 9:Khi nói về thời gian thế hệ, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thời gian để một quần thể tăng số lượng cơ thể cho đến khi cân bằng

B. Thời gian để số lượng cơ thể của quần thể tăng gấp ba

C. Thời gian để số lượng cơ thể của quần thể tăng theo cấp số mũ

D. Thời gian từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó được phân chia

Câu 10:Khi nói về môi trường nuôi cấy không liên tục, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha

B. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới

C. Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn chỉ trải qua 2 pha đó là pha cân bằng và pha suy vong

D. Trong nuôi cấy không liên tục, không có sự rút bỏ chất thải và vi khuẩn ra khỏi môi trường cấy

Video liên quan

Chủ Đề