Chế độ quản lý công ty kế toán năm 2024
Chế độ kế toán là một trong những quy định quan trọng doanh nghiệp cần nắm được trong quá trình vận hành trên thị trường. Để hoạt động kế toán diễn ra thuận lợi và hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm được chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 được cập nhật trong bài viết dưới đây. Show
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán được định nghĩa là “những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành”. Như vậy, trong hoạt động kế toán, doanh nghiệp cần nắm được các chế độ kế toán đã được quy định trong hệ thống pháp luật để tránh tình trạng xảy ra sai phạm không đáng có. Cho đến nay, các doanh nghiệp hiện đang triển khai hoạt động kế toán dựa trên cơ sở pháp lý là chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 do Bộ Tài chính ban hành. Chế độ kế toán là gì?4 điểm mới về chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200Tên gọi đầy đủ là Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 ban hành ngày 22/12/2014 bởi Bộ Tài chính. Là văn bản có vai trò thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009/TT-BTC, chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 có một số điểm mới về 4 nội dung quan trọng. Đây là 4 nội dung tương đương với nội dung từ chương II đến chương V. Bao gồm tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ kế toán và sổ kế toán, hình thức kế toán. Về tài khoản kế toán dựa trên chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200Điểm a Khoản 1 Điều 9 của bản thông tư quy định về đăng ký sửa đổi tài khoản kế toán: “Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng”. Như vậy, chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 đã được xây dựng linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được chủ động hơn trong việc thiết lập và sử dụng tài khoản kế toán. Về báo cáo tài chínhChế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 đã hướng dẫn xây dựng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Điều 106). Ngoài ra, một lưu ý khác trong phần báo cáo tài chính đó là việc quy định phương pháp lập và trình bày thuyết minh báo cáo tài chính chi tiết về ba nội dung: mục đích, nguyên tắc và cơ sở lập (Điều 115). Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 về báo cáo tài chínhVề chứng từ kế toánVới chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200, các quy định về biểu mẫu chứng từ kế toán chủ yếu đều mang tính hướng dẫn. Theo đó:
Bên cạnh đó, bản Thông tư còn quy định về việc lập, ký chứng từ kế toán; trình tự luân chuyển, kiểm tra; dịch; sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán. Về sổ kế toán và hình thức kế toánVề vai trò của sổ kế toán, Khoản 1 Điều 122 đã chỉ rõ: “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp”. Trong hoạt động kế toán, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
Tóm tắt bài viếtChế độ kế toán là gì?Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán được định nghĩa là “những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành”. Nội dung chính của 4 điểm mới về chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 2001. Về tài khoản kế toán dựa trên chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 2. Về báo cáo tài chính 3. Về chứng từ kế toán 4. Về sổ kế toán và hình thức kế toán Trên đây là 4 điểm cần lưu ý trong chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 của Bộ Tài chính mà doanh nghiệp cần nắm được để hoạt động hiệu quả trên cơ sở tuân thủ pháp luật. |