Chỉ định thầu không có đánh giá về giá năm 2024
“Sửa đổi quy định về chỉ định thầu phải đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh, tránh gây thất thoát cho nhà nước,…” là một những nội dung được nhiều chuyên gia kiến nghị tại tọa đàm “Góp ý Luật Đấu thầu (sửa đổi)” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội tổ chức nhằm có thêm thông tin tham khảo, luận cứ khoa học phục vụ quá trình thẩm tra, cho ý kiến về dự luận tại Phiên họp chuyên đề Pháp luật tháng 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tới đây. Tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) Tọa đàm “Góp ý Luật Đấu thầu (sửa đổi)” Theo chương trình dự kiến, dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4 tới đây và thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội hội khóa XV. Để có thêm thông tin tham khảo phục vụ quá trình thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự luật, dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, các chuyên gia đã tham gia góp ý vào nhiều điều luật cụ thể tại dự thảo Luật. Quan tâm tới quy định về chỉ định thầu, nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những bất cập lớn nhất của hình thức chỉ định thầu hiện nay là tình trạng thiếu minh bạch, thiếu cạnh tranh, xung đột lợi ích gây thất thoát lượng lớn ngân sách Nhà nước và chất lượng dự án không đẩm bảo. Qua phân tích, nguyên nhân được chỉ ra là do hình thức chỉ định thầu không có sự cạnh tranh, chỉ “một người mua với một người bán”, hoặc ít nhất là nhà thầu được lựa chọn một cách có chủ ý với các tiêu chí nhất định, thủ tục đơn giản nên các bên như chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thẩm định thầu, đơn vị kiểm tra, giám sát rất dễ thông đồng với nhau nhằm làm tăng giá thầu, câu kết nâng giá trị sản phẩm hàng hóa để trục lợi. Theo TS. Luật sư Lê Minh Phiếu, Khoản 4, Điều 23 của Dự thảo đang gián tiếp thừa nhận nhà thầu được chỉ định thầu không cần độc lập về pháp lý và tài chính đối với các bên như chủ đầu tư, bên mời thầu. Điều này có thể tạo điều kiện cho các bên liên quan cấu kết với nhau dựa trên động cơ lợi nhuận chung, nhà thầu được chỉ định tỏng những trường hợp này có thể không dựa trên uy tín và năng lực thực sự mà dựa vào mối quan hệ riêng giữa các bên để dễ thông đồng, dàn xếp với nhau thawgns thầu phục vụ lợi ích riêng. Do đó, để tránh tình trạng xung đột lợi ích, “vừa đá bóng vừa thổi còi”, Khoản 4, Điều 23 dự thảo có thể được sửa đổi theo hướng yêu cầu nhà thầu được chỉ định thầu vẫn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 Dự thảo này. Bình luận về quy định này, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật và Hòa giải Phan Lâm - Viện nghiên cứu pháp luật và kinh tế Asean cho rằng, đối với điểm d, Điều 24 (Dự án, gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia) cần phải làm rõ như thế nào là cấp bách, phải triển khai ngay trong thời gian nào? Tránh tinh trạng lợi dụng chính sách để chỉ định thầu làm thất thoát nguồn vốn nhà nước và tính hiệu quả thấp. Ngoài ra, đối với quy định tại điểm h, Điều 24 (Gói thầu thi công di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu thi công rà phá bom mìn vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình) nên bỏ điểm h vì đây là những công trinh khá phổ thông, nhiều nhà thầu đáp ứng được, công việc không quá phức tạp nên bỏ để tránh lạm dụng chỉ định thầu, chỉ định thầu phải có tinh đặc thù của dự án. Cũng về quy định này, Trưởng ban QLDA 8, Bộ Giao thông vận tải Đào Văn Bình cho biết, chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hoá, xây lắp cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; Gói thầu trong trường hợp khẩn cấp do các sự kiện khách quan, không lường trước được mà chủ đầu tư không thể kịp thời thực hiện gói thầu nếu áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác; Gói thầu được thực hiện trong các điều kiện đặc biệt thuận lợi và chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn, bao gồm: mua sắm từ các hoạt động thanh lý không theo định kỳ, bán gấp hoặc phá sản;… Theo Trưởng ban QLDA 8, Bộ Giao thông vận tải Đào Văn Bình, các nội dung bổ sung nêu trên đối với hình thức lựa chọn nhà thầu theo phương thức chỉ định thầu là rất cần thiết nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tính thiếu cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong công tác lựa chọn nhà thầu do đó cần khuyến cáo cơ quan có thẩm quyền giám sát chặt chẽ Chủ đầu tư, Bên mời thầu trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu (Có đầy đủ căn cứ, tài liệu xác thực sự cần thiết, đầy đủ nội dung theo yêu cầu để đáp ứng yêu cầu áp dụng hình thức này). Tại tọa đàm, các đại biểu còn tập trung cho ý kiến và góp ý về trách nhiệm của các bên trong hoạt động đấu thầu; phương pháp đánh giá thầu và quy trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; về đấu thầu qua mạng, mua sắm tập trung, mua thuốc, cung cấp sản phẩm dịch vụ trong trường hợp đặc biệt; về kiểm tra, giám sát và giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu;…/. |