Chi lăng xương giang ở đâu

Tóm tắt mục 2. Trận Chi Lăng - Xương Giang [tháng 10 - 1427]

Sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc. Để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử chiến thắng Xương Giang, xây dựng khu di tích thành điểm đến của du lịch Bắc Giang, góp phần giới thiệu, quảng bá tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Xương Giang, thành phố Bắc Giang đã quan tâm tới công tác quy hoạch, đầu tư kinh phí xây dựng các hạng mục của dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Chiến thắng Xương Giang, tỉnh Bắc Giang”, trong đó có hạng mục Đền Xương Giang. Sau hơn 01 năm triển khai thực hiện, Đền Xương Giang đã hoàn thành vào đúng dịp thành phố tổ chức Lễ hội kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang năm 2017. Đây là biểu tượng về sự tri ân, tình cảm của nhân dân Bắc Giang đối với các bậc tiền nhân, anh hùng nghĩa sỹ, các thế hệ ông cha đi trước và là một công trình văn hoá có ý nghĩa chính trị, lịch sử có sâu sắc của tỉnh và thành phố Bắc Giang.

Du khách thập phương về dự lễ hội Xương Giang

Theo các tư liệu lịch sử, tại thành Xương Giang có 1 ngôi đền cổ nằm ở phía Tây Bắc. Đến những năm 1970 -1980 ngôi đền đã bị đổ nát. Sau này người dân địa phương có dựng lại một ngôi đền nhỏ chừng 6m2 trên nền đất cũ và lập ban thờ tại đây; người dân địa phương cũng tìm lại tấm bia cũ của đền và dựng ở phía trước bên trái của ngôi đền với mục đích lưu giữ về di tích cổ xưa của thành Xương Giang. Mong ước của người dân về một diện mạo đàng hoàng, khang trang to đẹp bấy giờ vẫn còn để ngỏ. Với mục đích tôn thờ, ca ngợi công đức của cao tổ hoàng đế Lê Lợi và vinh danh những vị hiền thần đã có công trong Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, sau nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ học địa điểm chiến thắng Thành Xương Giang, UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt quyết định xây dựng Đền Xương Giang trên tổng diện tích khu di tích Xương Giang là 10 ha, các hạng mục công trình tính từ ngoài vào trong theo trục dọc đăng đối với khuôn viên cây xanh gồm: Cổng tam quan; Nghi môn, bình phong; Tả vu, Hữu vu; Lầu chuông, Lầu trống; Sân chính. Đền Xương Giang gồm: Tòa tiền tế, Tòa thiêu hương, Tòa chính cung.

Cổng Đền Xương Giang

Việc khánh thành và hoàn thiện Đền Xương Giang có ý nghĩa to lớn với nhân dân Bắc Giang, đây là công trình văn hóa tâm linh có ý nghĩa lịch sử, chính trị, là nơi để thế hệ hôm nay và mai sau thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân. Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang Mai Sơn nhấn mạnh: “Với truyền thống về bề dày lịch sử vốn có, Đền Xương Giang là công trình có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của nhân dân thành phố nói riêng và của tỉnh nhà nói chung, thể hiện sự tôn kính, khắc ghi công ơn của Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi cùng các bậc hiền tài, nghĩa sỹ và người dân Xương Giang đã chiến đấu anh dũng, hy sinh trên mảnh đất lịch sử hào hùng, qua đó khơi dậy, cổ vũ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong quá trình xây dựng tỉnh Bắc Giang ngày càng phát triển”.

Trải qua 590 năm nhưng khí thế chiến thắng Xương Giang vẫn còn hiện hữu, là niềm tự hào, nguồn động viên to lớn với người dân nơi đây. Việc đầu tư nâng cấp, xây dựng các hạng mục di tích Đền Xương Giang làm nức lòng người dân thành phố nói riêng và những người con Bắc Giang nói chung, thể hiện đậm nét truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn vinh các bậc tiền nhân đã ngã xuống cho vùng đất. Diện mạo to đẹp, đàng hoàng hơn trên nền đất linh thiêng xưa như để nhắc nhở thế hệ hôm nay và con cháu mai sau phải ra sức giữ gìn, để những giá trị tốt đẹp của lịch sử, của cha ông để lại mãi mãi trường tồn”.

Có thể nói rằng, Đền Xương Giang nằm ở trung tâm thành phố Bắc Giang, có vị trí địa lý giao thông thuận lợi. Từ Đền Xương Giang, chúng ta có thể đi thăm quan các khu di tích trong địa bàn thành phố [như di tích chùa Kế, Nghè Cả; Đình Vĩnh Ninh; Đền bà chúa kho. chùa Thành, Chùa Vẽ, Đền thờ Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc, địa điểm Nhà yêu nước Nguyên Khắc Nhu…]. Đồng thời, đây cũng chính là địa chỉ kết nối các tour du lịch của các huyện trong tỉnh [di tích chùa Bổ Đà huyện Việt Yên, di tích Chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng, di tích Suối Mỡ huyện Lục Nam; cây dã hương ngàn năm tuôi, huyện Lạng Giang…]; kết nối các tour du lịch với các tỉnh như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên….

 

Lễ cắt băng khánh thành Đền Xương Giang và kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang

Năm 2017, thành phố Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang và khánh thành Đền Xương Giang. Lễ hội là dịp để chúng ta ghi nhớ truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời là dịp để chúng ta giới thiệu với đông đảo nhân dân, du khách gần xa về mảnh đất lịch sử - văn hiến - cách mạng - anh hùng, về con người Bắc Giang thân thiện và mến khách.

Màn sử thi tái hiện “Chiến thắng Xương Giang” năm xưa

Nghi thức “Rước kiệu” trong Lễ hội

Trình diễn thư pháp tại Lễ hội

Thi đấu Kéo co tại lễ hội

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Xương Giang được tổ chức hằng năm vào ngày 6-7 tháng Giêng.
Ảnh: Thành Sơn

Bắc Giang là một miền đất cổ, có truyền thống lịch sử gắn bó cùng với cả nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Thành cổ Xương Giang nằm ở xã Đông Nham, tổng Thọ Xương nay là phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Xương Giang là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ thứ XV [1407].

Qua bao thăng trầm của lịch sử, di tích Thành cổ Xương Giang chỉ còn lại một vài vết tích, song vị trí và hình hài khu Thành cổ vẫn được lưu giữ nguyên vẹn trong tâm trí của từng người con đất Bắc Giang. Bởi thế, năm 2012, để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nước của quê hương, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt quyết định xây dựng ngôi Đền Xương Giang mới trên nền Thành cổ Xương Giang xưa.

Khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng rợp bóng cây xanh dẫn chúng tôi vượt qua cổng Tam quan để tiến thẳng vào sân hội lớn. Phía bên trái sân là tả vu và lầu chuông, bên phải sân là hữu vu và lầu trống.

Trung tâm quần thể di tích là công trình Đền Xương Giang có diện tích 1,3ha. Điểm đặc biệt của ngôi đền có lẽ phải kể đến hệ thống hoành phi câu đối đều được viết bằng chữ Quốc ngữ để tiện cho khách tham quan theo dõi, tấm bảng tự Đền Xương Giang được sơn son, thếp vàng nổi lên trên nền đỏ rực rỡ cả một vùng.

Đền Xương Giang được xây dựng trong 5 năm trên diện tích 10ha, với tổng kinh phí đầu tư trên 230 tỷ đồng [từ nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh và nguồn xã hội hóa].

Đến đầu năm 2017, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 590 năm chiến thắng Xương Giang. Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử mang đậm tính nhân văn, là nơi để thế hệ hôm nay và mãi mai sau thể hiện sự tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền nhân đã có công giữ nước”.

Đền Xương Giang ngày nay là vị trí trung tâm của Thành cổ Xương Giang, do nhà Minh xây dựng năm 1407. Sau khi xâm lược nước ta, nhà Minh đã cho xây dựng các sở vệ, đắp thành lũy ở những nơi xung yếu để phòng thủ.

Thành Xương Giang khi đó trở thành thành lũy kiên cố của giặc Minh, án nữ trên con đường dịch trạm từ Quảng Tây [Trung Quốc] nối với Đông Quan [tức Hà Nội ngày nay]. Các dấu tích còn lại cho thấy Thành Xương Giang nằm trên một gò đồi thấp, được đắp bằng đất, có sông nhỏ và các thửa ruộng trũng bao quanh. Thành có hình chữ nhật với tổng diện tích là 27ha. Trong thành được phân chia thành các khu vực rõ ràng: Dinh thự, doanh trại, kho lương, kho đạn...

Thành Xương Giang được xem là trung tâm của chiến trận và có ý nghĩa quyết định trong Chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang khi năm 1427, Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn công thành, phá tan quân Minh do Liễu Thăng cầm đầu. Đây chính là chiến thắng quyết định cho nền độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ thứ XV, lật đổ ách thống trị bạo tàn của nhà Minh kéo dài 2 thập kỷ, đồng thời mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước vinh quang của dân tộc.

Để kỷ niệm lịch sử chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn tại thành Xương Giang, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội vào ngày 6-7 tháng Giêng, thu hút đông đảo khách thập phương dự hội. Trong lễ hội có nhiều nghi lễ và trò vui đặc sắc.

Trước ngày khai hội, tối mồng 5 tháng Giêng, thanh niên tổ chức đốt lửa trại. Tại các đình, chùa, đền, miếu và nhà văn hoá đèn đuốc suốt đêm để tới canh năm hôm sau tề chỉnh sắp hàng ngũ, chiêng trống kéo về nơi khai hội. Sáng sớm ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, các đoàn người từ các phường xã, giương cờ, gióng trống, xe kiệu với quần áo rực rỡ, tề chỉnh từ các ngả đường lần lượt tiến về trung tâm khai hội…

Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 22/01/2009, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 293/QĐ-BVHTT-DL xếp hạng thành Xương Giang là di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang cấp Quốc gia. Tại đây có 14 điểm di tích là: Cửa đông bắc, cửa đông, cửa bắc, cửa tây nam, cửa nam, khu trung tâm, dấu vết thành, đoạn sông Xương Giang chảy qua thành; địa điểm khai quật khảo cổ học số 2, 3, giếng Phủ, đền Thành và 2 điểm ngoài khu bảo vệ là: cửa đông nam, cửa tây.

Các điểm di tích được bảo vệ nằm rải rác ở các vị trí xen kẽ là khu dân cư Đông Giang, Nam Giang, Trại Bắc thuộc phường Xương Giang. Ngoài ra còn có một phần diện tích Trường Trung cấp Văn hoá - Thể thao và Du lịch...

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Bùi Văn Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang. Ảnh: BGP/Hoàng Hà

Với giá trị tiêu biểu, ngày 31/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1954/QĐ-TTg xếp hạng Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang là di tích quốc gia đặc biệt. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa của dân tộc.

Sự hiện hữu của khu di tích hôm nay chính là biểu tượng sức mạnh, tinh thần và ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam, đồng thời, nhắc nhớ con cháu đời sau khắc ghi công ơn của Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi cùng các bậc hiền tài, nghĩa sĩ đã chiến đấu anh dũng, hy sinh trên mảnh đất lịch sử hào hùng.

Với ý nghĩa đó, ngày nay, Khu di tích lịch sử Chiến thắng Xương Giang không những là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân Bắc Giang và du khách thập phương mà còn là nơi để học sinh trên địa bàn tỉnh tham quan, tìm hiểu về lịch sử Đền, giáo dục truyền thống cho học sinh về tinh thần giữ nước của dân tộc.

Sơn Lâm

Video liên quan

Chủ Đề