Chỉ số cv trong nghiên cứu sinh học là gì
CV hoặc Resume là bản sơ yếu lý lịch tổng hợp thông tin cá nhân, thành tích đạt được, kinh nghiệm làm việc và các thông tin khác để nhà tuyển dụng hoặc ban cấp học bổng có thể đánh giá sơ lược năng lực của ứng viên trước khi quyết định mời họ tham dự buổi phỏng vấn. Show Nhiều bạn nghĩ rằng CV và Resume là một, tuy nhiên chúng lại được dùng cho những mục đích khác nhau. Xem thêm
Đầu tiên là cái tênCV là chữ viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng La-tinh. Chúng ta có thể dịch nôm na từ này ra tiếng Anh là « course of life ». Resume hoặc résumé lại là chữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp và có nghĩa trong tiếng Anh là « summary ». Độ dàiĐối với CV, dựa theo cách dịch cụm từ này ra tiếng Anh thì chúng ta có thể hiểu đây là một tài liệu chi tiết tổng hợp mọi sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Vì lý do này nên độ dài của CV… không xác định. Nếu bạn học lên càng cao, càng trải qua nhiều công việc và càng có nhiều thành tựu thì CV của bạn sẽ càng dài. CV của một sinh viên mới tốt nghiệp thông thường có thể dài từ 2 đến 3 trang nhưng CV của một nhà nghiên cứu lâu năm có thể dài lên đến 10 trang hoặc hơn. Khác với CV, Resume là bản tóm tắt ngắn gọn học vấn và kĩ năng của bạn. Chính vì vậy nên độ dài của nó càng ngắn càng tốt, lý tưởng nhất là từ 1 đến 2 trang là đủ. Bạn không nên liệt kê tất cả mọi thứ bạn đã trải qua trong Resume mà chỉ lọc ra những thành tích hoặc thành tựu có liên quan và nổi bật nhất của mình. Mục đíchCV thường được dùng để nộp hồ sơ cho các học bổng du học, những khóa tu nghiệp sinh/ nghiên cứu sinh hoặc các vị trí giảng dạy tại trường đại học. Ban tuyển sinh của các loại hình này thường đánh giá ứng viên dựa trên một quá trình dài nên họ mới yêu cầu bản hồ sơ lý lịch chi tiết như CV chứ không phải ngắn gọn như Resume. Thông thường qua thời gian, bạn sẽ chỉ cần thêm những mục mới vào CV chứ không cần phải bỏ mục cũ nào. Ngược lại, Resume lại thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc. Chính vì vậy nên bạn không thể liệt kê tất tần tật những thứ không liên quan đến vị trí bạn đang muốn ứng tuyển vào Resume. Tùy vào từng vị trí khác nhau, bạn sẽ phải tự điều chỉnh Resume của mình như thêm mục này và bớt mục kia để nội dung của Resume bật lên được bạn là người phù hợp với vị trí công việc này nhất. Cách trình bàyCV có thể được xem là « lịch sử cá nhân » của mỗi người nên cách trình bày cũng phải theo thứ tự thời gian. Trình tự trình bày của các mục thường không đổi như sau: thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm nghiên cứu, giải thưởng hoặc học bổng, thành viên của tổ chức nào, các hoạt động cộng đồng, thông tin liên lạc của người bảo đảm (references),… Bố cục của CV không cần thiết phải có sự sáng tạo. Ngược lại, bố cục Resume có thể tùy biến dựa vào mục đích và yêu cầu của thông tin tuyển dụng. Thông thường chúng ta nên đặt mục kinh nghiệm làm việc lên đầu còn lịch sử học vấn ở cuối vì các nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kinh nghiệm của ứng viên hơn cả. Thậm chí bạn còn có thể tự thiết kế Resume của mình theo một bố cục hoàn toàn mới mà không cần phải trình bày đơn điệu trên Word. Đối với những người muốn tìm việc trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thì họ sẽ phải tự thiết kế cho mình một Resume riêng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nơi ưa chuộngMặc dù trên lý thuyết CV và Resume có mục đích khác nhau nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, CV vẫn có thể được dùng để nộp hồ sơ xin việc và Resume vẫn có thể là tài liệu để xin học bổng. Nhưng nhìn chung thì: CV thường được dùng để xin học bổng lẫn xin việc tại Vương quốc Anh, Ireland và New Zealand. Trong khi đó, Resume thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc tại Mỹ và Canada. Người Mỹ và Canada chỉ dùng CV để nộp hồ sơ xin học bổng hoặc xin việc ở nước ngoài. Một số quốc gia nhất định như Úc, Ấn Độ, Nam Phi đều chấp nhận CV và Resume cho cả hai mục đích. Hệ số biến thiên – Coefficient of Variation là gì? Đây là một thông số quan trọng trong lĩnh vực toán thống kê. Hệ số biến thiên được ứng dụng ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống, cả trong toán học, sinh học, y dược, tài chính và đầu tư chứng khoán… Thực chất Coefficient of Variation là gì? Ưu, nhược điểm là gì? Cách ứng dụng hệ số biến thiên trong đầu tư ra sao? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn. Coefficient of Variation là gì?Coefficient of Variation trong tiếng Anh có nghĩa là hệ số biến thiên. Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation – CV) là một đại lượng thống kê mô tả cơ bản. Hệ số này được dùng để đo mức độ biến động tương đối của những tập hợp dữ liệu chưa phân tổ có giá trị bình quân khác nhau. Không giống như độ lệch chuẩn luôn phải được xem xét trong bối cảnh giá trị trung bình của dữ liệu, hệ số biến thiên cung cấp một công cụ tương đối đơn giản và nhanh chóng để so sánh các chuỗi dữ liệu khác nhau. Xét về bản chất, hệ số biến thiên chính là tỉ lệ giữa độ lệch chuẩn (standard deviation) so với giá trị trung bình (mean). Do đó, người ta tính toán CV bằng cách lấy độ lệch chuẩn chia cho giá trị trung bình. Khi đem so sánh giữa 2 tập hợp dữ liệu, tập hợp nào có hệ số biến thiên lớn hơn nghĩa là tập hợp đó có mức độ biến động lớn hơn. Như vậy, có thể đánh giá Coefficient of Variation là một thông số thống kê hữu ích trong việc so sánh mức độ biến thiên của chuỗi dữ liệu này với chuỗi dữ liệu khác, dù cho giá trị trung bình của các chuỗi dữ liệu rất khác nhau. Bằng cách xác định hệ số biến thiên của các chứng khoán khác nhau, nhà đầu tư xác định tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận của từng chứng khoán và đưa ra quyết định đầu tư. Ưu nhược điểm của Coefficient of Variation là gì?Khi xem xét khái niệm Coefficient of Variation là gì, chúng ta dễ dàng nhận ra ưu điểm lớn nhất của hệ số biến thiên chính là có thể dùng để so sánh mức độ biến động của 2 tập dữ liệu có giá trị bình quân khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính vì đặc trưng của hệ số biến thiên là đo mức độ biến động nên trong trường hợp giá trị bình quân rất nhỏ (gần bằng 0) thì chỉ một biến động nhỏ của giá trị bình quân cũng có thể khiến cho hệ số này thay đổi rất lớn. Đây cũng chính là nhược điểm phải kể đến của hệ số Coefficient of Variation. Hiểu thế nào về Coefficient of Variation trong lĩnh vực tài chính?Khi tìm hiểu định nghĩa chung Coefficient of Variation là gì, ta biết rằng đây là hệ số biến thiên – một thông số cho thấy mức độ biến thiên của dữ liệu trong tương quan với giá trị trung bình của tổng thể. Trong lĩnh vực tài chính, Coefficient of Variation là thông số biểu thị mức độ dao động của các sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ…) trên sàn chứng khoán. Nhà đầu có thể ứng dụng hệ số biến thiên để xác định độ lệch giữa giá trung bình trong quá khứ và hiệu suất giá hiện tại của cổ phiếu, hàng hóa hoặc trái phiếu so với các tài sản khác. Thông qua Coefficient of Variation, nhà đầu tư có thể xác định được mức độ rủi ro hoặc lợi nhuận kỳ vọng của các khoản đầu tư. Từ đó họ lấy làm căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Lý tưởng nhất, nếu hệ số biến thiên thấp (nghĩa là độ lệch thấp hơn nhiều so với giá trị trung bình) thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ hội đầu tư hấp dẫn vì tỉ lệ rủi ro không cao. Lưu ý là nếu lợi nhuận kì vọng nằm ở mẫu số có giá trị âm hoặc bằng thì hệ số biến thiên có thể vô nghĩa, gây hiểu nhầm. Mặt khác, hệ số Coefficient of Variation còn hữu ích khi nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận làm cơ sở để quyết định đầu tư. Chẳng hạn như, một nhà đầu tư e ngại rủi ro sẽ lựa chọn những tài sản có mức độ dao động thấp và mức sinh lời cao trong quá khứ khi so sánh trong tương quan với toàn thị trường. Trái lại, những nhà đầu tư ưa mạo hiểm thường tìm đến những tài sản có mức độ dao động trong quá khứ cao để “rót vốn”. Bài học rút ra chính khi đầu tư với Coefficient of Variation – Hệ số biến thiên là một thước đo thống kê về mức độ phân tán tương đối của các điểm dữ liệu trong một chuỗi dữ liệu xoay quanh giá trị trung bình. – Trong tài chính, hệ số biến thiên cho phép các nhà đầu tư dự đoán mức độ biến động hoặc rủi ro được giả định so với mức lợi nhuận kỳ vọng từ các khoản đầu tư. – Tỷ lệ giữa độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình càng thấp thì mức độ rủi ro càng hợp lý. Công thức tính Coefficient of Variation là gì?CV = Độ lệch chuẩn / Giá trị trung bình Hay: CV= Trong đó: σ là độ lệch chuẩn của tập hợp dữ liệu μ là giá trị trung bình của tập hợp dữ liệu Ví dụ minh họa tính toán và ứng dụng Coefficient of Variation trong đầu tư Ví dụ 1. Tính hệ số biến thiên đơn giản thông qua lợi nhuận hàng năm và độ lệch chuẩn Một nhà đầu tư nọ e ngại rủi ro, anh ta mong muốn tìm một quỹ đầu tư có mức độ dao động trong quá khứ thấp. Nhà đầu tư này chọn được ba quỹ đầu tư A, B, C, sau đó tiến hành phân tích số liệu về mức độ dao động và lợi nhuận của chúng trong vòng 15 năm qua. Thông tin phân tích thể hiện trong bảng dưới đây: Quỹ đầu tư Độ lệch chuẩn (σ) Lợi nhuận hàng năm (μ) A 14,68% 5,47% B 21,31% 6,88% C 19,46% 7,16% Sau khi đã hoàn thành dữ liệu phân tích, nhà đầu tư này tiến hành tính toán hệ số biến thiên và xem xét như sau: Quỹ đầu tư A CV = 14,68% / 5,47% = 2,68 B CV = 21,31% / 6,88% = 3,09 C CV = 19,46% / 7,16% = 2,72 Dựa vào số liệu sau khi tính toán, thấy rằng quỹ A và C có hệ số biến thiên thấp hơn quỹ B nên nhà đầu tư quyết định đầu tư hai quỹ này. Lý do là vì tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận của hai quỹ A và C khá giống nhau và tốt hơn so với quỹ B. Ví dụ 2. Tính hệ số biến thiên dựa trên xác suất tỷ suất sinh lời Hai quỹ đầu tư A và B có thông tin tình trạng xác suất tỷ suất sinh lời như trong bảng dưới đây: Quỹ đầu tư A Tình trạng Xác suất Tỷ suất sinh lời Xấu nhất 20% 12% Trung bình 30% 13% Tốt nhất 50% 15% Quỹ đầu tư B Xấu nhất 10% 9% Trung bình 30% 12% Tốt nhất 60% 14% Căn cứ vào số liệu này, nhà đầu tư tiến hành tính toán xác định hệ số biến thiên của từng quỹ đầu tư và đưa ra quyết định đầu tư. Các bước làm như sau: Bước 1. Tính hệ số biến thiên của quỹ đầu tư A – Tỷ suất sinh lời (quỹ A): = 20% x 12% + 30% x 13% + 50% x 15% = 13,8% – Độ lệch chuẩn: \= 1,25% CVA = = = 0,09 Bước 2. Tính hệ số biến thiên của quỹ đầu tư B – Tỷ suất sinh lời (quỹ B): TSSLB = 10% x 9% + 30% x 12% + 60% x 14% = 12,9% – Độ lệch chuẩn: \= 1,58% CVB = = = 0,12 Bước 3. Nhận xét So sánh 2 quỹ đầu tư A và B, ta thấy hệ số biến thiên của quỹ đầu tư B (CVB) lớn hơn so với quỹ đầu tư A (CVA). Điều này đồng nghĩa đầu tư vào quỹ A sẽ chịu ít rủi ro hơn. Như vậy nhà đầu tư nên chọn quỹ A. Bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm Coefficient of Variation là gì cũng như cách ứng dụng tính toán và xem xét trong đầu tư tài chính. Mong rằng sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin và ví dụ tham khảo hữu ích. Chúc bạn đầu tư thành công! |