Chỉ số gpt trong xét nghiệm máu là gì

Xét nghiệm chức năng gan là dạng xét nghiệm sinh hóa cơ bản nhưng rất quan trọng. Bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm này trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý về gan. Dưới đây là hướng dẫn về cách đọc chỉ số xét nghiệm gan để bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

1. Mục đích của xét nghiệm gan là gì?

Xét nghiệm gan là một loại xét nghiệm máu phổ biến được sử dụng để xác định xem gan có hoạt động bình thường hay không. Các mẫu máu để xét nghiệm gan được lấy từ tĩnh mạch và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Các bác sĩ thường kết hợp các kết quả chỉ số để chẩn đoán các vấn đề về gan. Do đó, khi kết quả xét nghiệm máu cho ra những chỉ số bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các bước cần thiết tiếp theo để phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh, chẳng hạn như như sinh thiết gan, chụp CT, chụp MRI để đưa ra những kết luận chính xác hơn về tình trạng sức khỏe gan của người bệnh.

Các xét nghiệm gan được chỉ định thực hiện nhằm mục đích:

  • Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng gan, chẳng hạn như viêm gan B,…

  • Theo dõi sự tiến triển của bệnh, chẳng hạn như viêm gan do virus hoặc do rượu và xác định xem phương pháp điều trị đang áp dụng có mang lại hiệu quả không.

  • Đo lường mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt xơ gan.

  • Theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc trong quá trình điều trị.

Thực hiện xét nghiệm chức năng gan định kỳ để theo dõi sức khỏe

2. Hướng dẫn cách đọc chỉ số xét nghiệm gan

Dưới đây là hướng dẫn về cách đọc chỉ số xét nghiệm gan:

- Chỉ số Alanin transaminase hay còn gọi là ALT: Đây là một loại enzym có trong gan. Nhiệm vụ của nó là giúp chuyển hóa protein thành năng lượng cho các tế bào gan. Chỉ số ALT được cho là bình thường khi ở trong khoản 0 đến 45 IU/l.

Khi bạn lạm dụng rượu bia, ma túy, sử dụng một số loại thuốc,... lá gan của bạn có thể bị tổn thương, viêm nhiễm khiến ALT sẽ được giải phóng vào máu. Do đó, mức độ ALT sẽ cao hơn bình thường.

- Chỉ số Aspartate transaminase hay còn gọi là AST: Đây là một loại enzym có chức năng chuyển hóa các axit amin. Chỉ số AST ở mức 0 đến 40 IU/l được cho là bình thường. Nhưng khi chỉ số AST vượt ngưỡng cho phép này thì rất có thể, bạn đang mắc viêm gan do virus, lạm dụng rượu, bia, u gan, gan nhiễm mỡ, suy gan, viêm gan tự miễn,...

- Chỉ số AP và chỉ số GGT: Trong đó, chỉ số AP ở trong khoảng 35 đến 115 IU/l và chỉ số GGT ở mức 3 đến 60 IU/l được đánh giá là bình thường. Khi những chỉ số này tăng gấp 10 lần giới hạn cho phép, người bệnh sẽ có những biểu hiện bệnh lý về gan khá rõ rệt.

Lưu ý rằng, GGT xuất hiện chủ yếu ở gan, nhưng AP lại có thể tìm thấy trong xương, thận, ruột, thậm chí là nhau thai. Khi chỉ số AP tăng, kèm theo GGT tăng thì rất có thể người bệnh đã mắc các bệnh về gan. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chỉ số GGT tăng nhưng chỉ số AP lại không tăng. Do đó, các bác sĩ cần so sánh đối chiếu các chỉ số mới có thể đưa ra kết luận chẩn đoán cuối cùng.

Các xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện các bệnh về gan

- Albumin và protein toàn phần: Albumin là một trong số các protein được tạo ra trong gan với nhiệm vụ chủ yếu là giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và thực hiện các chức năng khác. Nồng độ albumin cần đạt 35 đến 55 g/l. Nếu chỉ số này thấp hơn mức bình thường, thì rất có thể lá gan của bạn đang bị tổn thương.

- Bilirubin: Là chất được tạo ra trong quá trình phân hủy của các tế bào hồng cầu. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết qua phân. Chỉ số Bilirubin bình thường khi nằm trong mức:

  • Bilirubin toàn phần cần đạt từ 0.2 đến 1.0 mg/dl.

  • Bilirubin trực tiếp cần đạt từ 0 đến 0.4 mg/dl.

  • Bilirubin gián tiếp cần đạt từ 0.1 đến 1.0 mg/dl.

Chỉ số Bilirubin thường tăng cao ở những trường hợp bị xơ gan, có khối u trong gan, viêm đường mật xơ hóa,...

- Thời gian prothrombin [PT]: PT là thời gian để máu đông và thường diễn ra trong khoảng 12 giây ± 1. Nếu kéo dài hơn 12 giây ± 1, rất có thể bệnh nhân đang phải đối mặt với tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng, suy gan,...

3. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm gan

Một số loại thực phẩm và thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chức gan vì vậy bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tránh ăn và uống một số loại thuốc trước khi lấy máu. Ngoài ra, bạn nên tránh uống cà phê hay sử dụng các chất kích thích.

Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách đọc chỉ số xét nghiệm gan

Sau khi thực hiện lấy mẫu máu. Mẫu xét nghiệm sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích và nhận kết quả trong ngày. Bác sĩ sẽ sử dụng những kết quả này để giúp chẩn đoán tình trạng của bạn hoặc xác định phương pháp điều trị mà bạn có thể cần. Nếu bạn đã mắc bệnh gan, cách đọc chỉ số xét nghiệm gan có thể giúp xác định xem bệnh của bạn đang tiến triển như thế nào và liệu bạn có đáp ứng với điều trị hay không?

Với 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã đang là địa chỉ uy tín để thăm khám sức khỏe của mọi đối tượng khách hàng. Đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, bệnh viện có thể cung cấp các danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám của khách hàng.

Nên lựa chọn địa chỉ xét nghiệm gan uy tín để có được kết quả chính xác

Đặc biệt, trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP - Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả xét nghiệm tại MEDLATEC.

Khách hàng chỉ cần liên hệ qua Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch sớm nhất.

Trong xét nghiệm máu các chỉ số men gan cảnh báo sức khỏe gan mật không phải ai cũng biết. Dưới đây là các chỉ số men gan bạn cần biết.

Thông thường có 4 loại men gan [enzym] bao gồm: AST [Aspart transaminase] hay còn gọi là SGOT; ALT [Alanin transaminase] hay còn gọi là SGPT [Serum glutamic pyruvic transaminase]; Alkaline phosphatase; GGT [Gama glutamyl transpeptidase].

Các chỉ số men gan

Trong 4 loại men gan thì AST [SGOT] và ALT [SGPT] đóng vai trò chủ yếu phản ánh tình trạng của tế bào gan.

Chỉ số men gan cao và những vấn đề liên quan

Chỉ số men gan tăng cao là dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh lý tổn thương gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể như:

Viêm gan virus cấp

  • GOT, GPT đều tăng rất cao so với bình thường [có thể > 1000U/l], nhưng mức độ tăng của GPT cao hơn so với GOT, tăng sớm trước khi có vàng da, ở tuần đầu vàng da [tăng kéo dài trong viêm gan mạn tiến triển].
  • Hoạt độ GOT, GPT tăng hơn 10 lần, điều đó cho biết tế bào nhu mô gan bị hủy hoại mạnh. GOT tăng >10 lần bình thường cho biết tế bào nhu mô gan bị tổn thương cấp tính. Nếu tăng ít hơn thì có thể xảy ra với các dạng chấn thương gan khác.

GOT, GPT tăng cao nhất ở 2 tuần đầu rồi giảm dần sau 7- 8 tuần.

Xét nghiệm men gan chẩn đoán bệnh lý gan mật

Viêm gan do nhiễm độc

  • GOT, GPT đều tăng nhưng chủ yếu tăng GPT, có thể tăng gấp 100 lần vo với bình thường. Đặc biệt tăng rất cao trong nhiễm độc rượu cấp có mê sảng, nhiễm độc tetrachlorua carbon [CCl4], morphin hoặc nhiễm độc chất độc hóa học… Mức độ của LDH cao hơn các enzym khác: LDH > GOT > GPT.
  • Tỷ lệ GOT/GPT > 1, với GOT tăng khoảng 7 – 8 lần so với bình thường, thường gặp ở người bị bệnh gan và viêm gan do rượu.

Viêm gan mạn, xơ gan do rượu và các nguyên nhân khác

  • GOT tăng từ 2- 5 lần, GPT tăng ít hơn, mức độ tăng GOT nhiều hơn so với GPT.
  • Tắc mật cấp do sỏi gây tổn thương gan
  • GOT, GPT có thể tăng tới 10 lần, nếu sỏi không gây tổn thương gan thì GOT, GPT không tăng.

Vàng da tắc mật

GOT, GPT tăng nhẹ, mức độ tăng không đáng kể kết hợp với alkaline phosphatase tăng hơn 3 lần so với bình thường. GOT, GPT tăng chậm đều đến rất cao [có thể hơn 2000 U/l], sau đó giảm đột ngột trong vòng 12 – 72h thì được coi như là một tắc nghẽn đường dẫn mật cấp tính.

Một số trường hợp khác

GOT còn tăng trong nhồi máu cơ tim cấp và trong các bệnh về cơ, nhưng GPT bình thường.

Ngoài ra GOT, GPT tăng nhẹ còn gặp trong một số trường hợp có điều trị như dùng thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu.

Chỉ số men gan tăng cao phải làm gì?

Khi được chẩn đoán men gan cao, người bệnh cần được bác sĩ chỉ định một số kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây men gan cao để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán men gan

Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Không nên thực hiện các chế độ ăn kiêng không có cơ sở khoa học. Bổ sung chất đạm, các loại vitamin và khoáng chất.

Rượu, bia là những đồ uống cấm kỵ đối với người bị men gan cao.

Có chế độ làm việc hợp lý, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.

Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc tạo gánh nặng cho gan.

Ngoài ra, người có chỉ số men gan cao cần thăm khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ theo dõi chẩn đoán điều trị hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề