Chức năng chiến lược của CNTT trong kinh doanh hiện nay là gì

Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan [khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…] của doanh nghiệp.

Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh,…

Mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp được tổng hợp theo 4 giai đoạn kế thừa nhau: Đầu tư cơ sở về CNTT; Tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp; Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất; Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế.

Tại mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu cụ thể và tuân theo các nguyên tắc cơ sở của đầu tư CNTT là: đầu tư phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp; đầu tư phải đem lại hiệu quả; đầu tư cho con người đủ để sử dụng và phát huy các đầu tư cho công nghệ.

Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về CNTT

Giai đoạn này muốn nói đến sự đầu tư ban đầu của doanh nghiệp vào CNTT bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực.

Mức độ trang bị “cơ bản” có thể không đồng nhất, tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu chính về cơ sở hạ tầng công nghệ [phần cứng & phần mềm] được trang bị đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên của doanh nghiệp như: trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, thiết lập kết nối Internet, môi trường truyền thông giữa các văn phòng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác.

Về con người được đào tạo để sử dụng được các hạ tầng trên vào một số hoạt động tác nghiệp hoặc quản lý của doanh nghiệp, các đầu tư trong giai đoạn này nhằm xây dựng “nền tảng” cho các ứng dụng CNTT tiếp theo.

Giai đoạn 2: Tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp

Mục tiêu của giai đoạn này là đầu tư CNTT để nâng cao hiệu suất hoạt động, hỗ trợ cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, cụ thể cho hoạt động của các phòng ban chức năng hoặc các nhóm làm việc theo nhiệm vụ. Đây là bước phát triển tự nhiên của hầu hết các doanh nghiệp, vì khối lượng thông tin cần xử lý tăng lên, và do đã có được các kỹ năng cần thiết về ứng dụng CNTT trong các giai đoạn trước.


Đầu tư CNTT trong doanh nghiệp

Các đầu tư nhằm tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như triển khai các ứng dụng để đáp ứng từng lĩnh vực tác nghiệp và sẵn sàng mở rộng theo yêu cầu kinh doanh; chương trình tài chính - kế toán, quản lý nhân sự - tiền lương, quản lý bán hàng; các ứng dụng mang tính rời rạc, hướng tới tác nghiệp và thống kê, CNTT tác động trực tiếp đến phòng ban khai thác ứng dụng.

Giai đoạn 3: Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất

Về cơ sở hạ tầng CNTT cần có mạng diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, đảm bảo cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suốt giữa các bộ phận; các phần mềm tích hợp và các CSDL cấp toàn công ty là những công cụ chủ đạo hỗ trợ cho hoạt động quản lý và tác nghiệp; triển khai các giải pháp đồng bộ giúp DN thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh như ERP, SCM, CRM,…

Giai đoạn 4: Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế

Đây là giai đoạn đầu tư CNTT nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại, tức là đầu tư CNTT vào các sản phẩm và dịch vụ để tạo nên ưu thế về giá, tạo nên sự khác biệt, và các sản phẩm khác, phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sử dụng Internet để hình thành các quan hệ TMĐT như B2B, B2C và B2G. Kế thừa phát huy sức mạnh trên nền tảng dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ đã hình thành trong DN đưa DN lên tầm cao mới, kinh doanh toàn cầu, CNTT là công cụ đắc lực trong việc thực thi các chiến lược kinh doanh.

Các giai đoạn đầu tư trên đây nhằm nhấn mạnh đầu tư cho CNTT trong doanh nghiệp phải phù hợp với sự phát triển và phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi giai đoạn. Có như vậy, các đầu tư CNTT mới đem lại hiệu quả cao nhất và thực hiện hóa được kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Quý doanh nghiệp đang quan tâm tìm hiểu giải pháp quản lý, hãy liên hệ ngay với Mekong Soft để được tư vấn chi tiết.

Mời bạn tham khảo:

>> Phần mềm ERP

>> Phần mềm quản lý sản xuất

Với môi trường kinh doanh luôn biến động nhanh, linh hoạt và tính cạnh tranh cao, đổi mới sáng tạo được coi là chiến lược nòng cốt để doanh nghiệp có được lợi thế.

Trong quá trình đó, CNTT chiếm vị trí tối quan trọng do nó có khả năng cung cấp phương tiện để liên kết các quy trình vận hành doanh nghiệp lại với nhau.
 

Chiến lược CNTT là gì?

Chiến lược công nghệ thông tin là kế hoạch tổng thể bao gồm các mục tiêu, các nguyên tắc định hướng cho các giải pháp chiến lược liên quan tới việc sử dụng công nghệ thông tin [công nghệ thông tin] trong một tổ chức.

Các giải pháp chiến lược công nghệ thông tin thực hiện tầm nhìn của tổ chức, phục vụ cho việc tái cơ cấu qui trình nghiệp vụ, cải cách thể chế và chuyển đổi hạ tầng. Chiến lược công nghệ thông tin được xây dựng đồng bộ với chiến lược phát triển của tổ chức, tầm nhìn của lãnh đạo và dựa trên đánh giá hiện trạng thực tế.
 

Lợi ích không thể bỏ qua khi xây dựng Chiến lược CNTT

Tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp 

Tạo mạng lưới đảm bảo cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suốt giữa các bộ phận;

Giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại, tiết giảm để tạo nên ưu thế về giá, tạo nên sự khác biệt, phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các lợi ích chính của Kế hoạch chiến lược CNTT

  • Đo lường được hiệu quả hoạt động CNTT
  • Đầu tư CNTT gắn kết chặt chẽ hơn và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu kinh doanh
  • Tối ưu hóa phân bổ chi phí đầu tư CNTT.
  • Kế hoạch đầu tư CNTT hàng năm rõ ràng và đầy đủ
  • Chỉ rõ các điểm mạnh và hạn chế hiện nay của hệ thống CNTT tại doanh nghiệp
  • Tận dụng tối đa các tài sản và nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp
  • Nâng cao sự hài lòng và hiệu suất làm việc của cán bộ nhân viên


MSM cung cấp gì trong tư vấn Chiến lược CNTT?

Các chuyên gia MSM sẽ giúp khách hàng xác định chi tiết yêu cầu cho hệ thống, từ đó đưa ra các phương án tổng thể xây dựng hệ thống thông tin tối ưu.

  • Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin cho doanh nghiệp, bao gồm:

Phần mềm ứng dụng

Hạ tầng CNTT

An ninh, an toàn

Nhân lực

Chính sách, cơ chế, và quy trình vận hành hệ thống CNTT

  • Đề xuất giải pháp ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp:

Xác định, chuẩn hóa và tái thiết kế quy trình nghiệp vụ phục vụ ứng dụng CNTT trong quản lý.

Đề xuất các giải pháp tổng thể về phần mềm ứng dụng, hạ tầng.

Đề xuất mô hình và cách thức tổ chức vận hành, khai thác các giải pháp, hạ tầng.

Xây dựng các yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật cho các giải pháp liên quan.
 

Doanh nghiệp sẽ nhận lại gì từ MSM?

  • Khái quát Chiến lược CNTT: Mục tiêu – Kế hoạch hành động – KPIs
  • Báo cáo đánh giá hiện trạng CNTT: Toàn cảnh hiện trạng hệ thống CNTT trong DN
  • Định hướng Chiến lược CNTT theo từng giai đoạn
  • Định hướng mô hình kiến trúc CNTT theo từng giai đoạn
  • Kế hoạch đầu tư Chiến lược CNTT theo từng giai đoạn

Liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN MYMIND [MSM] [+84] 909. 023. 838 Thứ 2 - Thứ 6: 08h - 17h/ Thứ 7: 08h -12h

102 Nguyễn Đình Chính, P.15, Q. Phú Nhuận, TP.HCM, VN

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, sự cách tân luôn là phương pháp tối ưu nhất cho sự thành công của nhiều doanh nghiệp. Con đường này tạo ra một sự khác biệt to lớn về mặt giá trị trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm hay thậm chí là năng suất bằng cách sử dụng các công nghệ mới nổi hoặc đã được kiểm chứng trên thế giới. Có thể nhận ra, công nghệ thông tin [IT] trong 2 thập kỷ vừa qua đã mang lại nhiều sự thay đổi đáng kể cho cuộc sống của từng cá nhân và các tổ chức khác nhau. Hiện nay, ta có thể thấy những ví dụ điển hình về sự thay đổi đến từ làn sóng công nghệ thông tin như mua sắm trực tuyến [online shopping], tiếp thị kỹ thuật số [digital marketing], mạng xã hội [social networking], truyền thông kỹ thuật số [digital communication] và điện toán đám mây [cloud computing], v.v. Giờ đây, CNTT là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp muốn đạt được những kết quả tối ưu nhất trong việc lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị hiệu quả, bán hàng toàn cầu, quản lý có hệ thống, theo dõi thời gian thực, hỗ trợ khách hàng tức thì và tăng trưởng kinh doanh dài hạn.

Tầm quan trọng của CNTT trong kinh doanh

Theo những nghiên cứu trong 2 thập kỷ vừa qua, có thể thấy để vươn đến thành công, một doanh nghiệp cần phụ thuộc vào một vài yếu tố nhất định như phân tích chính xác, lựa chọn công nghệ phù hợp và một tầm nhìn chiến lược. Họ đã chọn cách đầu tư vào công nghệ và lựa chọn con đường cách tân để tăng thị phần [market share], thông số tài chính [financial figures] và khả năng cạnh tranh [competitiveness]. Không quá khi nói, công nghệ thông tin là công cụ duy nhất cung cấp cho bạn cơ hội để phân tích một dữ liệu cụ thể và lên kế hoạch phù hợp nhất cho lộ trình kinh doanh của bạn. Ngoài ra, nó còn cung cấp những sự trợ giúp để bạn có thể dễ dàng xử lý các vấn đề phức tạp và hoạch định khả năng mở rộng, tăng trưởng trong tương lai. Trong thời buổi hiện đại ngày nay, nó đã chứng minh được rằng Digital Marketing là một công cụ tuyệt vời cho phép bạn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra thị trường toàn cầu trong khi bạn chỉ cần ngồi chơi xơi nước tại văn phòng hoặc nhà của bạn. Bên cạnh đó, nhờ vào Cloud Computing và Modern Communication mà bạn có thể thành lập một tổ chức toàn cầu, quản lý và giám sát các văn phòng ảo của nó trên toàn thế giới. Tóm lại, tôi sẽ giải thích cách mà công nghệ thông tin đang đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn khác nhau của kinh doanh. 

Ra quyết định

Sự nhanh nhạy và chính xác chính là chìa khóa của việc ra quyết định trong kinh doanh. Mọi tổ chức thành công đều phải trải qua một quá trình nghiên cứu thị trường một cách toàn diện để ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Việc nghiên cứu này có thể được hoàn thành theo nhiều cách khác nhau thông qua các khảo sát online, các diễn đàn, blog, thảo luận nhóm bằng World Wide Web và tất nhiên một phương thức không thể thiếu đó là thông qua phỏng vấn trực tiếp. Hiện nay, Big data, Google Analytics and Microsoft CRM Dynamics cũng là những công cụ tuyệt vời để trích xuất những thông tin hữu ích có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Hơn nữa, những công cụ online này không chỉ cung cấp thời gian phản hồi thực của các khách hàng tiềm năng mà còn đảm bảo độ chính xác của dữ liệu bằng cách giảm thiểu rủi ro việc xảy ra lỗi xuất phát từ yếu tố con người. 

Tiếp thị và tăng trưởng kinh doanh

Điều quan trọng nhất của sự thành công trong kinh doanh nằm ở marketing, vì điều này cho phép ban lãnh đạo trước hết xác định được những đối tượng mục tiêu và sau đó là quan sát khuynh hướng và nhu cầu của họ. Về tổng thể, việc Marketing sẽ bao gồm mối quan hệ cộng đồng, quảng cáo, khuyến mãi và doanh số bán hàng - thứ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh doanh sau cùng. Tuy tồn tại nhiều loại marketing có thể giúp bạn tìm kiếm cho mình những khách hàng tiềm năng, nhưng ở đây tôi sẽ chỉ giải thích ngắn gọn về Digital marketing, thứ từng là một giấc mơ trong quá khứ khi không có công nghệ Internet. Digital marketing là một hiện tượng mới nổi cho phép bạn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên toàn thế giới. Ngoài ra, Nó còn là một thuật ngữ rộng lớn bao hàm nhiều khái niệm khác nhau như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm [SEO], trả tiền cho mỗi nhấp chuột [PPC], viết blog, diễn đàn thảo luận, gửi email, SMS, MMS, social media marketing và quảng cáo trên các ứng dụng điện thoại thông minh, v.v. Hiện nay thị trường web đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt, hàng triệu trang web mới đang được phát triển trên internet mỗi năm vì hầu hết các doanh nhân đều hiểu rằng thành công lâu dài trong kinh doanh là bất khả thi nếu không có sự hiện diện của kỹ thuật số trên internet.

Hỗ trợ khách hàng và sự hài lòng của họ

Mức độ hài lòng của khách hàng là chìa khóa của sự thành công, điều này sẽ không thể đạt được nếu thiếu đi quy trình hỗ trợ khách hàng theo thời gian thực. Thành công của 1 doanh nghiệp phụ thuộc vào việc biết được nhu cầu, xu hướng, hành vi và mức độ hài lòng của khách hàng. Nhờ vào công nghệ Internet, chúng ta đã có thể giao tiếp với hàng triệu khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại trong thời gian thực. Mà như các bạn biết đó, giao tiếp hiệu quả luôn là 1 công cụ hữu hiệu để hiểu được những nhu cầu, vấn đề của khách hàng và giải pháp của họ. CNTT cung cấp cho chúng ta nhiều kênh để giao tiếp với khách hàng một cách dễ dàng. Một vài kênh trong đó là email, các hội thảo trên web, mạng xã hội, cổng thông tin thành viên, bản tin trực tuyến và nhắn tin bằng văn bản hoặc đa phương tiện thông qua điện thoại thông minh. Các tổ chức doanh nghiệp thông thường sử dụng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng [CRM] để có thể giữ gìn những dữ liệu có giá trị, nhằm mục đích hiểu được hành vi của khách hàng và nhu cầu trong tương lai của họ.

Quản lý tài nguyên và toàn cầu hóa

Quản lý tài nguyên đóng một vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Khi nói đến các tổ chức vừa hoặc lớn, rất khó để các lãnh đạo cấp cao có thể quản lý tất cả các nguồn lực theo cách thủ công. Các nguồn lực này có thể bao gồm nguồn lực hữu hình, tài chính hoặc nguồn nhân lực, v.v. Công nghệ thông tin đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tự động hóa các vấn đề phức tạp như vậy bằng cách giới thiệu các giải pháp thân thiện với người dùng. Một thập kỷ trước, hầu hết các giải pháp quản lý tài nguyên đều dựa trên máy tính để bàn. Nhưng bây giờ nhờ vào internet và công nghệ đám mây [cloud technology] mà các kỹ sư phần mềm đã có thể giới thiệu các giải pháp ERP [hoạch định nguồn lực doanh nghiệp] dựa trên các đám mây. Giờ đây, các nhà quản lý đã có thể quản lý hoặc giám sát các nguồn lực tổ chức của họ hầu như ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng cách sử dụng máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Khái niệm này đã gợi ý cho ý tưởng về toàn cầu hóa. Hầu hết các công ty đa quốc gia [Microsoft, Google, Amazon, McDonalds, v.v.] trên thế giới sử dụng các giải pháp dựa trên đám mây này để quản lý các văn phòng ảo hoặc thực và nhân viên của họ trên toàn thế giới.

Tóm lại 

Theo tôi, không thể đạt được thành công lâu dài trong kinh doanh nếu không tận dụng những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại trong thời đại kỹ thuật số này. Các công ty nên chi trả cho chi phí hợp lý này để đạt được thành công, bởi vì sử dụng cách tiếp cận sáng tạo trong chiến lược kinh doanh, sử dụng các chuyên gia CNTT được đào tạo chuyên sâu và đưa ra các quyết định đúng đắn vào đúng thời điểm là điều kiện tiên quyết của sự thành công trong kinh doanh. Khi các giải pháp CNTT tiếp tục tăng năng suất và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và truyền thông, doanh nghiệp sẽ tiếp tục dựa vào Công nghệ thông tin để thành công.

Mục đích duy nhất của bài viết này là nâng cao nhận thức cho những người vẫn chưa biết nhiều về CNTT hiện đại.

Vậy tầm quan trọng của CNTT trong tổ chức của bạn là gì?

Video liên quan

Chủ Đề