Chỉ số máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao

Tình trạng mỡ máu cao gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Những chỉ số mỡ máu như thế nào gọi là cao? Cao bao nhiêu thì phải dùng thuốc? Nguyên nhân và cách điều chỉnh… Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên.

Chỉ số máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao

Mỡ máu (hay còn gọi lipid máu) là chất béo có trong máu, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính - Triglyceride. Cơ thể cần một lượng chất béo nhất định để hoạt động bình thường. Khi cơ thể có cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL), hay được gọi là cholesterol "tốt" thì các động mạch được thông thoáng và máu lưu thông dễ dàng hơn do HDL giúp loại bỏ LDL cholesterol.

Tình trạng mỡ máu ở mức cao hơn bình thường sẽ được đánh giá qua 4 chỉ số gồm: cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL, tốt HDL và chất béo trung tính triglyceride. Theo đó, chỉ số mỡ máu cao là khi:

  • Chỉ số cholesterol toàn phần từ 240 mg/dL trở lên cảnh báo cholesterol trong máu tăng và bạn có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao gấp đôi bình thường.
  • Chỉ số cholesterol tốt HDL ở nam giới dưới 40mg và ở nữ giới dưới 50 mg là một mức cholesterol tốt thấp. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch.
  • Chỉ số cholesterol xấu LDL trong khoảng 160 - 189 mg/dL là mức cao, bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng cao.
  • Chỉ số cholesterol xấu LDL từ 190 mg/dL trở lên cảnh báo mỡ máu rất cao, tương ứng với nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và biến chứng rất cao.
  • Chỉ số triglycerides trong máu từ 200 - 499 mg/dL là tăng cao hơn bình thường. Chỉ số này ở mức trên 500 mg/dL là một mức tăng rất cao.

Nguyên nhân và biểu hiện mỡ máu cao

Nguyên nhân:

Một số nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao gồm:

  • Do đột biến gen từ cha mẹ gây tình trạng mỡ máu cao.
  • Tiền sử gia đình có người mắc.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Ít vận động, lười tập luyện thể thao.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn
  • Những người mắc bệnh thận, bệnh gan, suy giáp, đa u tủy, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tiểu đường… cũng dễ bị mỡ máu cao

Biểu hiện:

  • Xuất hiện các khối u hoặc nếp nhăn phát ban màu vàng ở bên dưới lớp da, cảm thấy ngứa ngáy.
  • Buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mập thì, thở ngắn, thường xuyên mệt mỏi.
  • Nổi các cục vàng ở góc trong của mắt.

Điều trị mỡ máu cao

Theo các bác sĩ, uống thuốc điều chỉnh mỡ máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ độ tuổi, bệnh nền, cơ địa,... Việc dùng thuốc hạ mỡ máu phụ thuộc nhiều yếu tố nên cần có sự tư vấn của bác sĩ. Theo đó:

  • Những người trẻ tuổi bị mỡ máu cao, không bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo không cần dùng thuốc mà chỉ cần đều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
  • Những người cao tuổi, mắc bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mắc an toàn.
  • Hầu hết các thuốc dùng trong điều trị mỡ máu cao đều có tác dụng ức chế gan sản sinh mỡ, giúp hạ mỡ máu. Nhưng chính điều này cũng khiến giảm mỡ tại các mô và tế bào, thế nên bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Cách hạn chế mỡ máu cao

Ngoài việc dùng thuốc, những thay đổi nhỏ nhất sẽ mang đến những hiệu quả cho bạn trong quá trình kiểm soát mỡ máu và hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy thực hiện như sau:

Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội mỡ máu quốc gia Hoa Kỳ (NLA), người lớn trên 20 tuổi cần được sàng lọc và kiểm tra mỡ máu mỗi 5 năm, và cần lặp lại thường xuyên hơn trong trường hợp có các chỉ số bất thường hoặc khi BS nhận thấy nguy cơ tim mạch thay đổi.

Một bộ xét nghiệm mỡ máu tiêu chuẩn sẽ bao gồm 4 chỉ số: TC (cholesterol toàn phần), TG (triglyceride), LDL (low-density lipoprotein), và HDL (high-density lipoprotein). Chi tiết các chỉ số được trình bày dưới đây.

1. Cholesterol toàn phần

Ngưỡng khuyến cáo cho người lớn trên 20 tuổi: <5.17 mmol/L.

Cholesterol toàn phần bao gồm tổng HDL, LDL và VLDL (very low density lipoprotein – không nằm trong bộ mỡ máu, thường chiếm 1/5 TC). Mặc dù thường được ghi trong bộ mỡ máu tiêu chuẩn, TC không còn được sử dụng nhiều trong định hướng điều trị cho bệnh nhân. Thay vào đó LDL thường là chỉ số được nhìn để đánh giá nguy cơ tim mạch của bệnh nhân.

\>>> Tìm hiểu về xét nghiệm cholesterol toàn phần

Chỉ số máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao

Cholesterol toàn phần bao gồm tổng HDL, LDL và VLDL

2. Triglyceride

Ngưỡng bình thường cho người lớn trên 20 tuổi: <1.7 mmol/L, ngưỡng cận cao: 1.7-2.25 mmol/L, ngưỡng cao: 2.26-5.64 mmol/L, ngưỡng rất cao: >5.65 mmol/L

Tăng triglyceride không những là yếu tố nguy cơ tim mạch mà còn là yếu tố gia tăng nguy cơ viêm tuỵ cấp, u vàng ở da (cutaneous xanthomas) đặc biệt ở ngưỡng rất cao. Một vài bệnh lý như béo phì, tiểu đường, bệnh gan, nghiện rượu và một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc corticosteroids, thuốc huyết áp, thuốc trị HIV, etc. có thể làm tăng TG. Trường hợp triglycerid ở ngưỡng cao, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị dự phòng viêm tụy cấp mặc dù trên lâm sàng bệnh nhân vẫn bình thường.

\>>> Chỉ số mỡ máu Triglyceride và biến chứng nguy hiểm cần lưu ý

3. Low-density lipoprotein (LDL)

Ngưỡng bình thường cho người lớn trên 20 tuổi: <2.58 mmol/L, ngưỡng cận cao: 3.36-4.11 mmol/L, ngưỡng cao: 4.14-4.89 mmol/L, ngưỡng rất cao: 4.91 mmol/L

LDL thường được gọi là “cholesterol xấu”. Đây là chỉ số chính để đánh giá nguy cơ tim mạch của bệnh nhân. Tùy thuộc vào chỉ số LDL, bệnh lý mắc kèm như tiểu đường, bệnh lý tim mạch, bác sĩ sẽ có chiến lược điều trị mỡ máu khác nhau để dự phòng và giảm thiểu nguy cơ tim mạch của bệnh nhân.

Chỉ số máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao

LDL là chỉ số chính để đánh giá nguy cơ tim mạch của bệnh nhân

4. HDL

Ngưỡng khuyến cáo cho người lớn trên 20 tuổi: phụ nữ <1.29 mmol/L, nam giới: <1.03 mmol/L

HDL thường được gọi là “Cholesterol tốt”. HDL có tính chất chống xơ vữa, vì vậy nồng độ HDL càng cao càng có tác dụng bảo vệ tim mạch tốt. HDL thường giảm ở những bệnh nhân hút thuốc, béo phù và tăng ở những người hay hoạt động thể chất.

Bộ mỡ máu thường được đo vào lúc đói (9-12h sau ăn) vì chỉ số TG có thể ảnh hưởng bởi bữa ăn. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới bộ mỡ máu bao gồm hoạt động thể chất mạnh (trong vòng 24h), có thai, sụt cân, sốt cấp tính. Nếu có thể nên đợi một vài tuần để kiểm tra mỡ máu trong các trường hợp này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chỉ số mỡ máu của người bình thường là bao nhiêu?

Với loại LDL-C trong máu người bình thường có chỉ số là dưới 3,4mmol/l, khi chỉ số này vượt quá trên 3,4 mmol/l, được gọi là cao... Khi triglycerid máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerid cao. Khi tăng cả cholesterol xấu và triglycerid, được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.

Chỉ số mỡ máu cao bao nhiêu thì cần dùng thuốc?

Vậy, mỡ máu cao bao nhiêu thì phải uống thuốc? Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nếu bạn: Mức cholesterol LDL từ 190 mg/dL trở lên. Từ 40 đến 75 tuổi, mắc bệnh tiểu đường và có mức cholesterol LDL từ 70 mg/dL trở lên.

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu cần điều trị?

Chỉ số cholesterol xấu LDL trong khoảng 160 - 189 mg/dL là mức cao, bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và biến chứng cao. Chỉ số cholesterol xấu LDL từ 190 mg/dL trở lên cảnh báo mỡ máu rất cao, tương ứng với nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và biến chứng rất cao.

Mỡ máu cao nên ăn hoa quả gì?

Ngoài chuối, dưa hấu, bơ cũng giàu kali, tốt cho người mỡ máu cao. Dâu tây, mâm xôi, việt quất, anh đào... dồi dào chất xơ và chất chống oxy hóa, góp phần ngăn ngừa bệnh tim, giảm cholesterol xấu. Quả mọng có thể ăn trực tiếp hoặc cho vào sinh tố, sữa chua để tăng hương vị.