Chỉ tiêu đánh giá số điểm sinh con

Áp lực bủa vây, phụ nữ không muốn sinh con thứ 2. Theo các chuyên gia y tế, việc hoãn sinh con có thể vô sinh thứ phát.

Chỉ tiêu đánh giá số điểm sinh con

Áp lực bủa vây, phụ nữ không muốn sinh con thứ 2. Theo các chuyên gia y tế, việc hoãn sinh con có thể vô sinh thứ phát.

Chỉ tiêu đánh giá số điểm sinh con

Nhiều áp lực, nhiều phụ nữ e dè việc sinh con thứ hai - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thời gian gần đây, số phụ nữ ở độ tuổi 25 - 35 e dè, thậm chí có người còn quyết định không sinh con thứ 2. Thực tế này thể hiện qua tổng tỉ suất sinh ở nước ta ngày càng thấp, nhất là ở các thành phố lớn.

Theo kết quả Điều tra biến động dân số năm 2021, TP.HCM là địa phương có tổng tỉ suất sinh thấp nhất cả nước với 1,48 con trên một người phụ nữ. Mức sinh thấp kéo dài sẽ làm quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh hơn, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội...

"Tập trung nuôi dạy một con cho tốt"

Có con gái duy nhất đang 5 tuổi, chị N.T.C.N. (33 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) đã quyết định không sinh đứa thứ hai. "Nếu sinh nữa thì phải gánh thêm nhiều áp lực tài chính, hai vợ chồng chắc phải gồng gấp đôi thì mới lo cho con chu toàn", chị N. chia sẻ.

Chị N. cho biết thêm hiện bản thân luôn "đầu tắt mặt tối" dù đã được chồng san sẻ việc nhà và nuôi dạy con. Mỗi ngày chị thức dậy lúc 5h, đi ngủ khoảng 23h30. Điều khiến chị N. đau đầu nhất là áp lực tài chính, và không có nhiều thời gian nuôi dạy thêm một đứa con.

"Nội ngoại cũng giục hai vợ chồng sớm có đứa thứ hai. Hai vợ chồng đã suy nghĩ điều này. Cuộc sống nhiều thứ lo toan, mức chi ở thành phố cao, trong khi lương hai vợ chồng vừa đủ chi tiêu thì không thể mặc nhiên nói "trời sinh voi sinh cỏ" được. Dù không như kỳ vọng của ông bà nhưng vợ chồng sẽ tập trung nuôi dạy đứa con gái duy nhất ăn học đàng hoàng", chị N. giãi bày lý do.

Tôn trọng quyết định của vợ, anh Nguyễn Ngọc Tú (ngụ quận 5, TP.HCM) đồng ý và không áp đặt vợ phải sinh đứa thứ hai để tập trung phát triển sự nghiệp. Hiện hai vợ chồng anh có một đứa con trai 8 tuổi, ở tại một chung cư quận 5. Gia đình ba người với hàng trăm khoản chi, chỉ vừa đủ sống.

Không chỉ ở thành thị, ý định chưa muốn sinh đứa con thứ hai cũng ngày càng thấy nhiều ở nông thôn. Có một đứa con trai chuẩn bị lên lớp mẫu giáo, hiện chị P.T.T.G. (29 tuổi, ngụ tỉnh Bình Định) chưa có ý định sinh đứa con tiếp theo. Chị G. cho biết có nhiều lý do khiến hai vợ chồng trì hoãn việc có con thứ hai, trong đó có sức ép lớn về kinh tế.

TP.HCM mức sinh rất thấp

Theo báo cáo của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, hiện nay tổng tỉ suất sinh của TP.HCM là 1,39 con/phụ nữ, hiện đang ở mức rất thấp so với mức sinh thay thế trên toàn quốc là 2,09 con/phụ nữ.

Bên cạnh đó, TP đang bước sang giai đoạn già hóa dân số với chỉ số là 49,4%, cao hơn so với cả nước là 48,8%. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa bắt kịp với tốc độ già hóa dân số.

Chính vì vậy, TP.HCM cần đưa ra định hướng để cải thiện các vấn đề này trong thời gian tới, phấn đấu đến năm 2030 tổng tỉ suất sinh là 1,4 con, tỉ số giới tính là 103 - 107 bé trai/100 bé gái…

Ông Nguyễn Doãn Tú, tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), nêu áp lực của công việc và cuộc sống khiến xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con, thậm chí không muốn sinh con, ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, với gánh nặng lớn về kinh tế cho mỗi gia đình, từ áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt đến chi phí nuôi dạy và chăm sóc con, chi phí giáo dục cao… đều làm hạn chế mức sinh.

Ngoài ra, việc phụ nữ không tự tin về khả năng kết hợp gia đình với các cơ hội học tập, việc làm, thăng tiến cũng làm giảm nhu cầu sinh con.

Liên quan khi tổng tỉ suất sinh của TP.HCM đang ở mức rất thấp, bà Lê Thiện Quỳnh Như - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết trong dự thảo về chính sách dân số tại TP đến năm 2030 (dự định sẽ trình UBND TP trong kỳ họp gần nhất), có một số hướng dẫn để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số.

Cụ thể, ưu tiên hỗ trợ mua nhà ở xã hội một lần đối với cặp vợ chồng đã sinh đủ hai con; hỗ trợ viện phí, kinh phí đồng chi trả ngoài BHYT thanh toán cho các cặp vợ chồng ở lần sinh con thứ hai; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe trước khi kết hôn để nâng cao chất lượng dân số…

Cạnh đó, các gợi ý sẽ đề xuất tập trung hỗ trợ toàn diện cho các cặp vợ chồng an tâm sinh con, nuôi dạy con. Chẳng hạn, hoàn thiện hệ thống chăm sóc y tế, giáo dục như miễn giảm học phí; thay đổi hình thức, thời gian trông trẻ mầm non; miễn giảm thuế thu nhập cá nhân; điều chỉnh chế độ nghỉ thai sản…

Theo bà Như, đây là những giải pháp không đơn giản và đòi hỏi sự cố gắng thực hiện để phù hợp với điều kiện thực tiễn của TP. Hiện nay dự thảo chính sách đang trong quá trình lấy ý kiến ban ngành có liên quan, theo lộ trình việc tổng hợp lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh dự thảo sẽ hoàn tất trong quý 3 năm 2023 và sẽ trình HĐND TP.HCM vào cuối năm 2023.

Trì hoãn quá lâu, có thể vô sinh thứ phát

Bác sĩ Phan Chí Thành - chánh văn phòng Trung tâm đào tạo Bệnh viện Phụ sản trung ương - cho hay với những gia đình vẫn có ý định sinh con thứ hai nhưng trì hoãn quá lâu có thể dẫn đến vô sinh thứ phát.

Trường hợp phổ biến nhất là các cặp vợ chồng có con đầu rất thuận lợi vào thời điểm trước hoặc sau khi cưới. Sau đó họ tránh thai từ 3-7 năm mới "thả" lại nhưng sau 1-2 năm vẫn chưa có con.

Phụ nữ nên sinh con trước tuổi bao nhiêu?

Phụ nữ từ 20 – 35 tuổi là độ tuổi mang thai tốt nhất vì khi mang thai sẽ hạn chế các rủi ro, biến chứng thường gặp trong thai kỳ như mang thai ngoài tử cung, tiền sản giật, nguy cơ thai chết lưu và dọa sảy thai. Chất lượng trứng trong giai đoạn này cũng tốt hơn, cơ hội mang song thai, đa thai cũng chiếm tỉ lệ cao hơn.

Sinh con ở tuổi bao nhiêu thì tốt?

Xét về khả năng thụ thai thì 20 – 24 là độ tuổi tốt nhất, nhưng ở khía cạnh chăm sóc con cái sau sinh thì phụ nữ 25 – 34 tuổi thuận lợi hơn do khả năng ổn định hơn về tâm lý, tài chính… Nhìn chung, ở độ tuổi 20 – 34, phụ nữ đều được bác sĩ tư vấn nên sinh con.

Cân nặng bao nhiêu có thể sinh thường?

thai trên 3.5kg được xem là thai to. Các bác sĩ sản khoa nói chung đều muốn thai phụ sinh thường vì điều này tốt cho mẹ và em bé. Nhưng với những thai to trên 3kg, bác sĩ thường không bắt buộc bệnh nhân sinh thường.

Phụ nữ bao nhiêu tuổi khó có con?

Ở phụ nữ, sau 30 tuổi khả năng thụ thai bắt đầu suy giảm nhẹ. Từ 35 trở đi, buồng trứng bắt đầu suy giảm nhanh về cả số lượng và chất lượng. Đến sau 40 tuổi, khả năng sinh sản của phụ nữ còn thấp, khó có thai tự nhiên và khi có thai các vấn đề trong thai kỳ, sẩy thai tăng.