Chiỉ tiêu cơ giới hóa công trình là gì năm 2024

Công trình xây dựng là gì? Phân cấp công trình dân dụng cấp 1, cấp 2, cấp 3 dựa vào quy định thông tư nghị định nào? Là câu hỏi của rất nhiều công ty, kỹ sư xây dựng trong quá trình làm hồ sơ thầu, làm hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cho công ty, làm hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cá nhân. Bạn đang băn khoăn không biết công trình dân dụng chúng phân chia như thế nào? Dựa vào tiêu chí nào để phân cấp công trình dân dụng. Tất cả sẽ được Viện Quản Xây Dựng giải đáp trong bài viết dưới đây.

Trước khi tìm hiểu về cách phân loại công trình dân dụng và các quy định trong phân cấp công trình dân dụng thì chúng ta cần phải biết công trình dân dụng là gì?

Bạn đã biết mẫu đơn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo quy định mới nhất chưa? Đọc ngay để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!

Công trình dân dụng là công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng.

  • Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
  • Công trình công cộng gồm: Công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.

    Chiỉ tiêu cơ giới hóa công trình là gì năm 2024
    Công trình xây dụng dân dụng

    Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng là chứng chỉ cần thiết dành cho những cá nhân, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Đây đồng thời là điều kiện, quyền hạn của doanh nghiệp/cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng.

Quy định phân cấp công trình dân dụng

Các công ty xây dựng khi làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng còn nhiều thắc mắc về các hợp đồng kinh tế có đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 theo quy định không? Viện Quản Lý Xây Dựng xin hướng dẫn các công ty, kỹ sư dễ dàng phân biệt công trình dân dụng cấp 1, cấp 2, cấp 3 – Phân cấp công trình theo quy định mới nhất.

Quy định về phân cấp công trình xây dựng dân dụng hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng như sau:

  • Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
  • Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 46/2015/NĐ-CP);
  • Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 59/2015/NĐ-CP);
  • Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
    Việc Phân cấp công trình công nghiệp dựa vào những nguyên tắc chung quy định tại QCVN-03-2012-BXD của Bộ Xây Dựng. Theo quy định mới nhất, công trình công nghiệp được phân thành cấp 1, cấp 2, cấp 3.

Phân cấp công trình dân dụng cấp 1, cấp 2, cấp 3

Dựa vào quy định về phân cấp công trình xây dựng công trình dân dụng được phân loại theo những cấp sau:

  • Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng).
  • Công trình dân dụng cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 < 15.000m2) hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng.
  • Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.
  • Công trình dân dụng cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng.
  • Công trình dân dụng cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng ( ≤ 3 tầng).
    Chiỉ tiêu cơ giới hóa công trình là gì năm 2024
    Bảng phân cấp công trình dân dụng cấp 1, 2, 3

Phân Cấp Công Trình Dân Dụng Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 Theo Quy Mô Công Suất Hoặc Tầm Quan Trọng (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng). Phân cấp công trình dân dụng cấp 1, cấp 2, cấp 3 chi tiết tại: THÔNG TƯ BỘ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH CẤP CÔNG TRÌNH.

Như vậy, với những thông tin cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình phân cấp công trình dân dụng phân loại dựa theo quy định nào rồi phải không. Hy vọng, đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về công trình xây dựng.

(VOV5) - Cơ giới hóa là việc làm cần thực hiện để tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản, tạo ra giá trị cao hơn.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Việc ứng dụng cơ giới hóa nơi đây đã giúp nâng cao giá trị, góp phần đưa nông sản Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Vùng ĐBSCL có những vùng sản xuất lúa tập trung, diện tích lớn và ngành nông nghiệp cùng với nông dân đã quan tâm ứng dụng nhiều loại máy móc, thiết bị vào sản xuất, chính điều này đã góp phần giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giảm phát thải khí nhà kính. Lợi ích của cơ giới hóa đã giúp người dân tiết kiệm lượng giống, thuốc bảo vệ thực vật và hơn hết là nâng cao thu nhập của người dân trong canh tác lúa.

Chiỉ tiêu cơ giới hóa công trình là gì năm 2024
Máy bay không người lái được ứng dụng trong canh tác lúa - Ảnh: Phạm Hải/ VOV

Ông Cao Văn Hiếu, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cho biết những năm gần đây cơ giới hóa đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Từ gieo sạ, phun thuốc, thu hoạch đều sử dụng công nghệ, người dân chỉ cần nắm vững công nghệ để thực hiện. Chính việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã giúp nâng cao giá trị nông sản của Việt Nam thời gian qua.

"Sạ lúa bằng máy bay nông nghiệp, bây giờ mình mần có mấy héc ta. Hợp tác xã mỗi vùng mua nên bà con khu vực làm dịch vụ với giá thành hữu nghị nên bà con làm theo mô hình đó hết" - ông Hiếu nói.

Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Cần Thơ, cho biết việc đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 của địa phương, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao chất lượng hạt gạo. Ông Trần Thái Nghiêm cho rằng để cơ giới hóa đồng bộ cần xác định vùng sản xuất lúa tập trung để tiếp tục hoàn thiện, củng cố, phát triển mô hình cánh đồng lớn gắn với xây dựng vùng nguyên liệu. Ngoài ra, trong các chuỗi liên kết với nông dân, doanh nghiệp tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt, hỗ trợ sớm triển khai các tiến bộ kỹ thuật, trong đó có việc mạnh dạn đưa vào các máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất. Đồng thời, triển khai về chính sách hỗ trợ vốn vay mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất theo quy định.

Theo ông Trần Thái Nghiêm: "Ứng dụng cơ giới hóa phải thông qua tổ, nhóm dịch vụ mới nâng cao hiệu quả sử dụng, hiệu quả khai thác cũng như lan tỏa nhanh cơ giới hóa trên đồng ruộng. Chính vì vậy xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ, tiếp cận máy móc, thiết bị từ phía nhà nước đến doanh nghiệp và người dân cần có sự quan tâm để hình thành các tổ, nhóm hợp tác xã, nông dân làm dịch vụ. Đó là thành phần nòng cốt trong giai đoạn cơ giới hóa hiện nay".

Chiỉ tiêu cơ giới hóa công trình là gì năm 2024
Ứng dụng nhiều loại máy móc, thiết bị vào sản xuất giúp nâng cao giá trị, đưa nông sản Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh: Phạm Hải/ VOV

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng cơ giới hóa phải đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, cho tập thể và cả doanh nghiệp thu mua nông sản thị trường trong nước cũng như xuất khẩu thì mới đem lại hiệu quả bền vững. Nếu như chú ý đến cơ giới hóa mà không chú ý đến lợi nhuận của người dân, doanh nghiệp thì sẽ không bền vững, khi đó mới gọi là cơ giới hóa đồng bộ để tiến tới một nền nông nghiệp bền vững. Sự đồng bộ không chỉ là ở trang thiết bị mà phải có sự liên kết với nhau với mục tiêu giữ được chất lượng nông sản và làm giảm chi phí sản xuất của người dân. Ngoài ra, cần đồng bộ về phương thức sản xuất từ cá nhân, trang trại, hợp tác xã rồi liên vùng.

"Cơ giới phải được hiểu cả về trang thiết bị cả về công nghệ để áp dụng vào trong quy trình sản xuất này. Sự đồng bộ này đi từ nhận thức của người tổ chức sản xuất, từ những doanh nghiệp, từ những trang trại, từ hợp tác xã đến chính quyền địa phương. Và để đi đến sự bền vững này thì tất cả địa phương trong vùng ĐBSCL thì phải có sự liên kết thì tính bền vững mới tốt và mang lại hiệu quả cho nền sản xuất nông nghiệp từ đây cho đến thời gian sắp tới" - ông nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, cơ giới hóa là việc làm cần thực hiện để tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản, tạo ra giá trị cao hơn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Chiến lược cơ giới hóa trong ngành hàng nông nghiệp là điều kiện cần, thì tổ chức ngành hàng là điều kiện đủ. Bởi vì cơ giới hóa nông nghiệp để tạo ra được năng suất cao hơn, sự đồng đều về chất lượng nông sản tạo ra giá trị cao hơn nhưng trên nền tảng chúng ta tổ chức lại sản xuất quy mô lớn hơn. Quy mô lớn hơn không có nghĩa là chỉ tích tụ đất đai lớn hơn mà sự liên kết hợp tác của người nông dân trong vùng nguyên liệu đó tạo ra những hợp tác xã hay những hình thức hợp tác nào đó để người ta cùng sử dụng chung được phương tiện, công nghệ, thiết bị máy móc đó đạt được kết quả tối ưu hóa".

Hiện nay, tỷ lệ cơ giới hóa đã mang lại những tín hiệu tích cực đối với những ngành hàng chủ lực của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Để hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, việc các địa phương ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tổ chức lại ngành hàng với sự chung tay của người dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, sẽ góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ tiên tiến, chế biến nông sản đứng hàng đầu thế giới vào năm 2030.