Chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp khác với lần 1 là

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào

A. Phát triển kinh tế nông nghiệp – công thương nghiệp

B. Nông nghiệp – công nghiệp – quân sự

C. Cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, giao thông, thu thuế

D. Ngoại thương – quân sự - giao thông thủy bộ

Đáp án Đúng là C

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp tập trung vào cướp ruộng đất, lập đồn điền, khai thác mỏ, giao thông, thu thuế.

Để thực thi chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực dân Pháp tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước để bắt tay vào khai thác, ban hành các chính sách kinh tế, chinh sách xã hội với mục tiêu vơ vén ruộng đất của dân, lập các đồn điền, tiến hành khai thác mỏ, giao thông, thu thuế cao và nặng. Cùng Top lời giải tìm hiểu cách thực dân Pháp xây dựng bộ máy và chính sách ban hành để thực hiện mục tiêu khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp [1897– 1914]

1. Tổ chức bộ máy Nhà nước

- Sau khi đàn áp xong những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất [1897 - 1914]. Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trên xuống do Pháp chi phối. Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Nam Kì [thuộc địa], Trung Kì [bảo hộ], Bắc Kì [nửa bảo hộ]. Xứ và các tỉnh đều do viên quan người Pháp cai trị.

- Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, làng xã.

=> Nhìn chung bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối nhằm tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.

* Nhận xét

- Chính sách của Pháp trong việc tổ chức bộ máy nhà nước vô cùng chặt chẽ, với tay xuống tận nông thôn.

- Kết hợp giữa thực dân và phong kiến cai trị.

2. Chính sách kinh tế để phục vụ khai thác thuộc địa lần thứ nhất

- Nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.

Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.

+ Phát canh thu tô.

- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loạiđể xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm...

- Giao thông vận tải:xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

Cầu Long Biên [1898 - 1902]

- Thương nghiệp:độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.

- Pháp lại tăng thêm các loại thuế, thuế mới chồng thuế cũ, đặc biệt là thuế rượu, muối, thuốc phiện.

- Tác động tiêu cực:

+ Tài nguyên vơi cạn.

+ Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ, không có sự phát triển.

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

+ Việt Nam trở thành thị trường cung cấp nguyên – nhiên liệu và thị trường độc chiếm của Pháp.

- Tác động tích cực:

+ Phương thức sản xuất TBCN bước đầu được du nhập vào Việt Nam, nó mang lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến⇒đưa tới sự chuyển biến cơ bản về bộ mặt kinh tế tại một số khu vực [ví dụ: Hà Nội, Sài Gòn,...].

3. Chính sách văn hoá, giáo dục để phục vụ khai thác thuộc địa lần thứ nhất

- Duy trì nền giáo dục phong kiến.

- Mở một số trường học và cơ sở y tế, văn hoá, đưa tiếng Pháp vào chương trình học bắt buộc ở bậc Trung học.

=>Những chính sách của thực dân Pháp đã tạo ra tầng lớp tay sai, kìm hãm nhân dân.

4. Những chuyển biến về xã hội thời kỳ pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất

- Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành được độc lập và ấm no.

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất hiện nhiều đô thị mới: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn – Chợ Lớn…

- Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bán… bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.

- Tiểu tư sản thành thị: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.

- Công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.

=> Từ một nước phong kiến, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: Nông dân với phong kiến; dân tộc ta với thực dân Pháp, ngày càng sâu sắc.

Trong bối cảnh đó đã xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

Khác với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân pháp tăng cường mức độ và quy mô vào các ngành kinh tế ở Việt Nam và gây ra những tác động và chuyển biến rõ rệt. Vậy chuyển biến và tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 [hai] của Pháp tại Việt Nam như thế nào? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp tại Việt Nam:

Sau khi đã bình định được cơ bản Việt Nam, năm 1897, thực dân Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thức nhất lên các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam [1897 1914].

Trong thời điểm đó, thực dân Pháp bắt đầu việc áp đặt một bộ máy cai trị tuyệt đối lên cả ba nước Đông Dương, đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương, chúng chia Đông Dương thành 5 kỳ với sự quản lý của người Pháp với Bắc Kỳ [Thống sứ], Trung Kỳ [Khâm sứ], Nam Kỳ [Thống Đốc], Lào [Khâm sứ], Campuchia [Khâm sứ], dưới bộ máy chính quyền cấp kỳ là Bộ máy chính quyền cấp tỉnh [do người Pháp cai quản], dưới bộ máy chính quyền cấp tỉnh là Bộ máy chính quyền cấp phủ, huyện, châu, rồi đến làng, xã [bản xứ]

Thứ nhất: Lĩnh vực nông nghiệp

Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Trong cuộc khai thác này, có rất nhiều tên thực dân đã chiếm hàng ngàn, hàng vạn hecta đất để lập các đồn điền trồng lúa, trồng cà phê, chè hay cao su.

Ép triều đình nhà Nguyễn khai khẩn đất hoang cho chúng.

Thứ hai: Lĩnh vực công nghiệp

Thực dân Pháp tập trung và khai thác mỏ để vơ vét nguồn khoáng sản giàu có ở Việt Nam, đặc biệt là các mỏ than đá, thiếc, kẽm ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tất cả khoáng sản mà chúng vơ vét được đều được đưa về Pháp. Phần lớn các xí nghiệp khai thác mỏ đều nằm trong tay các tập đoàn tư bản pháp, đồng thời, chúng còn tận dụng nguồn nhân công lao động rẻ mạt tại Việt Nam để tiến vào các hầm mỏ làm việc cho chúng.

Thực dân Pháp tiến hành cho xây dựng nhiều cơ sở phục vụ đời sống của chúng tại Việt Nam, như: điện, nước, bưu điện, hay cơ sở sản xuất xi măng, dệt nhằm tận dụng nhân công và nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của chúng khi hàng hóa chính quốc chưa kịp chuyển sang.

Một số ngành nghề thủ công tại Việt Nam đã bị mai một như dệt, gốm, do không có đủ điều kiện để sản xuất và đồng thời không cạnh tranh được với hàng hóa của Pháp.

Thứ ba: Lĩnh vực giao thông vận tải

Những đoạn đường sắt ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ được xây dựng ngày càng nhiều. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2.059 km, đường bộ được mở rộng đến các khu hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các đường biên giới trọng yếu.

Các cây cầu, cảng biển, các tuyế đường biển ngày càng được xây dựng nhiều và vươn ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, mục đích xây dựng hệ thống giao thông của Pháp nhằm phục vụ cho mục đích khai thác lâu dài là chủ yếu, đồng thời góp phần hỗ trợ trong việc bóc lột nhân dân ta một cách dễ dàng.

2. Tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 [hai] của Pháp tại Việt Nam:

Chính sách khai thác thuộc địa sau chiến tranh đã đưa xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến trong đó dựa trên nền tảng của 1 nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu kiểu trung cổ đã dần mọc lên một cơ cấu kinh tế công-thương nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa nhưng phát triển một cách yếu ớt què quặt dưới sự chi phối trực tiếp và khống chế của tư bản Pháp trên cơ sở đó về măt chính trị – xã hội  làm cho sự phân hóa giai cấp ở Việt Nam thêm nhanh chóng và sâu sắc hơn. Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp xã hội có địa vị, quyền lợi khác nhau nên có thái độ chính trị khác nhau, biểu hiện sự phân hóa đó là:

Giai cấp địa chủ phong kiến: bao gồm bộ máy vua quan bù nhìn từ trung ương đến địa phương và bọn địa chủ cường hào ở các thôn xã sau chiến tranh giai cấp địa chủ phong kiến đã tăng thêm về số lượng và thế lực cùng mới sự mở rộng khai thác của pháp được mặc sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tăng cường đàn áp về chính trị đối với nông dân, giai cấp địa chủ phong kiến chỉ chiếm 9% dân số cả nước những có 50% ruộng đất. Một số địa chủ lớn hùn vốn với tư bản Pháp để kinh doanh đồn điền, hầm mỏ trở thành địa chủ kiêm tư sản vì quyền lợi ích kỷ của mình, giai cấp địa chủ phong kiến đã phản bội lại quyền lợi dân tộc cấu kết chặt chẽ với đế quốc. Do đó, có thái độ chính trị là phản động, là đối tượng cách mạng cần đánh đổ. Tuy nhiên, ở nước ta có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần yêu nước. Với bộ phận này có thể đoàn kết họ vào lực lượng cách mạng.

Giai cấp nông dân: chiếm 90% dân số cả nước nhưng chỉ có 1/3 diện tích canh tác. Họ là nạn nhân chủ yếu của cuộc khai thác thuộc địa, họ bị sưu cao, thuế nặng, phu phen tạp dịch, thiên tai lại xảy ra liên tiếp nên học bị bần cùng hóa, phá sản trên quy mô lớn. Vì vậy, nhiều người phải bỏ làng ra đi để trở thành nguồn nhân công rẻ mạt cung cấp cho các công trình khai thác của thực dân pháp còn đại đa số bị đẩy vào tình trạng bế tắc sống trong điêu đứng khổ cực. Do đó, nông dân Việt Nam vốn là đội quân chủ lực trong tất cả các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Họ có tinh thần yêu nước cao, tha thiết với độc lập dân tộc và người cày có ruộng thì đến nay họ là lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng. Nhưng giai cấp nông dân không bao giờ là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Vì giai cấp nông dân chưa bao giờ là 1 giai cấp chủ thể ở một xã hội không phải là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ.

Giai cấp công nhân: ra đời sớm, sớm hơn tư sản Việt Nam từ cuộc khai thuộc địa lần 1 phát triển nhanh chóng trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 cả về số lượng và chất lượng [từ 10 vạn lên tới 22 vạn]. Mặc dù ra đời và phát triển trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến nên ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế như đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để… thì giai cấp công nhân Việt Nam lại có những đặc điểm riêng như chịu 3 tầng áp bức bóc lột nặng nề [đế quốc, phong kiến, tư bản bản xứ], xuất thân từ giai cấp nông dân lại sinh ra trong 1 dân tộc có truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất và hiện đang có:

Phong trào dân tộc dân chủ mạnh mẽ, nội bộ giai cấp lại thuần nhất, thống nhất nên không bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn. Mặt khác, vừa ra đời giai cấp công nhân Việt Nam lại tiếp thu ngay những tư tưởng cách mạng Tháng 10 và chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì vậy, giai cấp công nhân Việt Nam tuy tuổi đời còn trẻ, số lượng không nhiều nhưng với đặc điểm trên khiến giai cấp công nhân Việt Nam có đầy đủ điều kiện trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam.

Giai cấp Tư Sản: trước Chiến tranh thế giới I nước ta chỉ có 1 số nhà giàu kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa mà chưa có giai cấp tư sản.  sau Chiến tranh I gắn liền với chương trình khai thác thuộc địa lần 2, giai cấp tư sản Việt Nam ra đời họ nguyên là những tiểu chủ đứng trung gian làm hầu khoán hoặc làm đại lý hàng hóa khi có vốn lớn họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu…Bộ phận tư sản này phát triển đến một mức độ nào đó thì phân hóa làm 2 bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản dựa hẳn vào đế quốc Pháp để kinh doanh làm giàu nên có quyền lợi gắn chặt với Pháp, cấu kết chặt chẽ với chúng cả về kinh tế và chính trị. Vì vậy, thái độ của họ là phản động tầng lớp này là đối tượng cách mạng cần đánh đổ. Tư sản dân tộc vừa ra đời đã bị đế quốc Pháp nên số lượng ít, thế lực kinh tế nhỏ bé, họ có khuynh hướng kinh doanh độc lập, bán hàng nội hóa, ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến do đó tầng lớp này là lực lượng cách mạng. Tuy nhiên do vị trí yếu ớt về kinh tế và chính trị nên họ có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp khi đế quốc mạnh.

Giai cấp tiểu tư sản [TTS]: bao gồm nhiều tầng lớp học sinh, sinh viên công chức, tiểu thương … Sau chiến tranh do sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế, sự mở rộng của các cơ quan hành chính văn hóa – giáo dục,  nên đội ngũ TTS tăng nhanh. Trên cơ sở đó giai cấp TTS ra đời. Họ có tinh thần yêu nước cao thường sống tập trung ở các thành thị, nhạy bén với thời cuộc nhất là tầng lớp trí thức, học sinh. Họ đều bị đé quốc phong kiến áp bức, bạc đãi, khinh rẻ. Đời sống bấp bênh dễ bị phá sản, thất nghiệp nên họ có tinh thần cách mạng hăng hái và lực lượng cách mạng quan trọng song do địa vị kinh tế – xã hội của họ nên họ có thái độ bấp bênh, giao động.

Như vậy, do ảnh hưởng của tình hình thế giới đặc biệt là tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng mạnh mẽ, sâu sắc. Các lực lượng mới bên trong thực sự đã hình thành đó chính là sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, sự xuất hiện của giai cấp Tư sản và giai cấp TTS cùng với tiếng súng của Cách mạng tháng 10 Nga, các lực lượng mới bên trong chính là những điều kiện vật chất đầy đủ nhất, cao nhất cho cuộc vận động giải phóng dân tộc nói chung và cho việc thành lập Đảng nói riêng.

Video liên quan

Chủ Đề