Chip nam và bắc chip nào quan ly kich nguon năm 2024

Hiểu một cách đơn giản thì chipset là một hệ thống các con chip, vi mạch trên bo mạch chủ, làm việc với nhau một cách nhất quán, quyết định những tính năng cơ bản của bo mạch chủ. Nếu CPU là bộ não thì Chipset cũng giống như tủy sống vậy. Intel gọi chipset của mình là PCH – Platform Controller Hub (tạm dịch là “bộ điều khiển nền tảng”). Còn AMD thì chỉ đơn giản gọi là chipset mà thôi. Chipset đóng vai trò kết nối các phần của hệ thống PC lại với nhau cũng như với các kết nối bên ngoài. Đồng thời nó cũng quyết định luôn giới hạn về tính năng của mainboard mang nó, ví dụ B360 thì không thể ép xung như Z390.

Cầu Bắc, Cầu Nam và chipset hợp nhất

Ngày xưa thì người ta phân bổ hệ thống chipset thành 2 cụm chủ yếu là chip cầu Nam và chip cầu Bắc nhưng hiện nay cả Intel và AMD đều đã hợp nhất cầu Nam và cầu Bắc lại thành một cụm duy nhất. Mọi thiết bị trong hệ thống đều sẽ được kết nối với nhau thông qua chipset hợp nhất bao gồm PCIe, SATA, IDE, USB, chip firmware, PCI và âm thanh. Riêng RAM và GPU do cần băng thông lớn và tốc độ cao nên sẽ làm việc trực tiếp với CPU luôn chứ không cần thông qua chipset nữa.

Chipset Intel và AMD, giống và khác

Đầu tiên chúng ta hãy nói về Intel trước, sau đây là sơ đồ khối của chipset Z390 Intel.

Chip nam và bắc chip nào quan ly kich nguon năm 2024

Một chipset hiện đại sẽ có sơ đồ khối tương tự như sơ đồ Z390 trên đây. Intel kết nối chipset của mình với CPU thông qua một kết nối sử dụng 4 làn PCIe gọi là DMI – Direct Media Interface. Ngoài những làm PCIe dùng cho kết nối DMI thì CPU cũng có các làn PCIe của riêng mình để kết nối với GPU cũng như các thiết bị cắm vào khe PCIe. Các kênh RAM cũng được kết nối trực tiếp với CPU. Các CPU hiện đại đều sử dụng IMC (bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp) để trực tiếp kiểm soát RAM.

Chipset của Intel sẽ kiểm soát những thứ còn lại như các làn PCIe, SATA, USB, chip mạng đều được kiểm soát bởi chipset. Chính vì chipset Intel kiểm soát nhiều thứ nên thường sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa các dòng chipset

Giờ là đến phần chipset của AMD. Ở đây chúng ta có sơ đồ khối chung của chipset X570 để các bạn có thể tiện so sánh với Z390. Về cơ bản thì chức năng của chúng tương tự như nhau mặc dù cách thức thực hiện có thể khác một chút.

Chip nam và bắc chip nào quan ly kich nguon năm 2024

CPU vẫn có các làn PCIe riêng để để có thể làm việc trực tiếp với GPU giống như cấu hình của Intel nhưng nhiều hơn một chút. Ngoài khe PCIe dành cho GPU và các kênh RAM ra thì CPU AMD còn kiểm soát luôn cả các làn PCIe dành cho thiết bị ngoại vi và kết nối USB nữa.

Chính vì CPU của AMD quản lý nhiều thứ hơn nên chipset cũng đóng vai trò ít quan trọng hơn so với nền tảng của Intel. Từ đó mà các chipset của AMD cũng không có sự khác biệt lớn về mặt tính năng như chipset Intel. Một trong những nguyên nhân chính cho việc này là do bản thân AMD không tự phát triển chipset cho các CPU Ryzen của mình mà hợp tác cùng ASMedia – một công ty thuộc quyền sở hữu của Asus, và để tránh sự phụ thuộc vào đối tác thì AMD cần đặt nhiều sự kiểm soát vào CPU hơn. Cũng có một ngoại lệ là chipset X570 do AMD tự tay phát triển dựa trên X370 và X470.

Thêm một điểm khác biệt giữa chipset của AMD và Intel mà người dùng dùng phổ thông cần quan tâm chính là là khả năng ép xung. Trong khi tất cả chipset đi chung với CPU Ryzen hiện tại đều hỗ trợ ép xung thì Intel chỉ giới hạn nó trên các chipset cao cấp dòng Z và dòng X mà thôi.

Chipset có vai trò tối quan trọng trong một chiếc máy tính. Người ta hay nói Nhất CPU nhì Chipset, vậy nó là gì? Xin mời các bạn cùng HQcomputer tìm hiểu nhé.

Chip nam và bắc chip nào quan ly kich nguon năm 2024

Chipset tích hợp trên Mainboard

Chipset là một bộ các con chip, là thành phần gắn liền trên bo mạch chủ . Giữ vai trò là trung tâm giao tiếp của bo mạch chủ. Điều khiển mọi hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng.

Chipset xác định chuẩn tương thích giữa phần cứng và bo mạch chủ. Đó là sự tương thích giữa CPU, RAM, Card Đồ Họa, Ổ Cứng và Mainboard.

Cấu tạo của chipset?

Đối với những chiếc máy tính đầu tiên Mainboard được cấu tạo từ rất nhiều IC. IC được cấu tạo từ một hay nhiều chip có chức năng điều khiển từng bộ của máy tính như chuột, bàn phím , card đồ họa, âm thanh…

Về sau với sự đổi mới về công nghệ hiện đại, Chipset ra đời để kết nối các IC đơn lẻ này lại với nhau. Đem lại hiệu quả hoạt động của bo mạch chủ và giảm đáng kể số lượng IC đơn lẻ giúp giảm kích thước của Mainboard đáng kể.

Chipset gồm những loại gì?

Với sự ra đời của chuẩn truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị ngoại vi PCI (Periheral Component Inter connect) thì một khái niệm mới được sinh ra đó là Bridge (cầu).

Chip nam và bắc chip nào quan ly kich nguon năm 2024

Thay vì tập hợp các chip đơn lẻ xử lý các chức năng riêng biệt thì 1 bo mạch chủ được trạng bị 2 con chip đó là chip Cầu Nam ( SouthBidge) và chip Cầu Bắc (NouthBidge) . Mỗi “Cầu” giữ nhiệm vụ cũng khác nhau.

Chip cầu bắc

Chip cầu bắc nằm ở phía trên của bo mạch chủ. Đóng vai trò giao tiếp trung gian giữa CPU và các phần cứng cần xử lý tốc độ cao hơn trong hệ thống. Bao gồm vi điều khiển RAM , vi điều khiển PCI Express là loại internal Bus điển hình khai thác các lane để các thành phần như card mở rộng (Card Đồ Họa, card âm thanh, card mạng). Muốn kết nối với CPU thì các thiết bị này phải kết nối qua chip cầu bắc.

Chip cầu nam

Chip cầu nam nằm ở phía dưới của bo mạch chủ. Có trách nhiệm kiểm soát hoạt động của các phần cứng chậm hơn như các khe PCI mở rộng, kết nối SATA và IDE, cổng USB, cổng âm thanh tích hợp, mạng…

Chip cầu nam muốn giao tiếp với CPU thì phải thông qua cầu bắc.

Chipset hiên nay

Hiện nay thì chip cầu bắc và chip cầu nam đã được thay đổi. Trên thực thế chipset hiện đại không còn mang ý nghĩa là bộ những con chip nữa.

Chip cầu bắc và chip cầu nam được thay thế bằng 1 con chip đơn giản hơn. Rất nhiều thành phần như RAM, vi xử lý card đồ họa… giờ đây đã được tích hợp xử lý trên CPU và những nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động chậm hơn như các khe PCI mở rộng, kết nối SATA và IDE, cổng USB, cổng âm thanh tích hợp, mạng được tích hợp xử lý bởi một con chip dạng như chip cầu nam

Những mainboard mới của Intel thì tích hợp một con chip mới là PCH (Platform Controller Hub) có vai trò tương tự như chip cầu nam được kết nối với CPU qua DMI (Direct Media Interface). Chipset của AMD thì cũng tương tự, có tên là FCH (Fusion Controller Hub) kết nối với CPU qua giao diện Unified Media Interface(UMI).

Qua sự cải biến công nghệ này đã tăng tốc độ giao tiếp giữa thiết bị phần cứng với CPU lên rất nhiều độ trễ được giảm đi rất nhiều và sự phản hồi được nhanh hơn.

Vai trò của chipset trên trong máy tính là gì?

Chipset đóng vai trò khá quan trọng trong một chiếc máy tính. Nó quyết định đến khả năng tương thích của phần cứng ( RAM, CPU mà bạn có thể gắn trên bo mạch chủ), các tùy chọn mở rộng ( bạn có thể gắn bao nhiêu thiết bị qua cổng PCI ) và khả năng ép xung (OC) của máy tính

Chip nam và bắc chip nào quan ly kich nguon năm 2024

Chipset ảnh hưởng đến khả năng tương thích của máy tính

Khi quyết định xây một chiếc máy tính chơi game giá rẻ, máy tính đồ họa hay bất kỳ nhu cầu nào khác, điều đầu tiên bạn nên quan tâm đó là CPU sau đó là Chipset.

Khi bạn đã lựa chọn được chipset thì bạn sẽ biết được các phần cứng đi cùng với nó là gì?, Ram thế nào, Card đồ họa ra sao. Tất nhiên chipset càng hiện đại thì hỗ trợ nhiều tiện ích hơn và tiền cũng cao hơn.

Chipset quyết định các tùy chọn mở rộng.

Chipset quyết định các tùy chọn mở rộng nhờ bus. Những phần cứng và thiết bị ngoại vi kết nối với bo mạch chủ thông qua bus. Mọi Mainboard đều hỗ trợ nhiều loại bus khác nhau. Mỗi loại lại có băng thông , tốc độ khác nhau.

Chipset quyết định đến khả năng ép xung của hệ thống.

Hệ thống có tăng xung nhịp được k là do chuẩn chipset quyết định. Ép xung nhịp (OC) là khả năng tăng xung nhịp của các thành phần phần cứng hơn so với xung nhịp mặc định. Khi ép OC tăng lên thì điện năng tiêu thụ và nhiệt tỏa ra cũng lớn hơn. Những biến đổi này có thể khiến hệ thống bất ổn và giảm tuổi thọ linh kiện. Khi bạn muốn ép xung nhịp thì nên nâng cấp bộ nguồn cao cấp và hệ thống tản nhiệt tốt để không bị ảnh hưởng đến máy tính.

Lời khuyên dành cho người dùng.

Trên đây là bài viết sơ đẳng về Chipset. Để xây build một Case máy tính phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như là nhu cầu nâng cấp sau này thì bạn phải lưu tâm để lựa chọn chipset phù hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về chipset thì hãy liên hệ với HQ computer để được tư vấn chi tiết nhé. HQ computer với đội ngũ chuyên gia lành nghề của sẽ giúp bạn xây dựng một chiếc máy tính phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Ngoài giá cả hợp lý ra HQ computer còn có chế độ bảo hành tốt, sửa chữa nâng cấp theo nhu cầu của khách. Với phương châm Khách Hàng Là Bạn Thân, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ hết lòng dành những điều tối ưu nhất đến cho bạn.