Cho ví dụ về quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

Câu 1: Trang 180 - sgk Sinh học 12

Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật  và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ.


  • Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
  • Sự khác nhau giữa quàn thể sinh vật và quần xã sinh vật:
    • Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng,...
    • Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Ví dụ, quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hổ, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,...

Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là một chủ đề rất hay mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 9 tham khảo.

So sánh quần thể và quần xã giúp các bạn học sinh nắm được thế nào là quần xã sinh vật, quần thể sinh vật là gì và hiểu rõ được bản chất của 2 loại quần thể này. Mối quan hệ giữa quần thể và quần xã giúp hình thành các chuỗi mắt xích quan trọng, cân bằng hệ sinh thái trên trái đất. Vậy sau đây là cách phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật chi tiết nhất, mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây cọ trên một ngọn đồi, quần thể chó rừng, quần thể bò rừng,…

Quần thể là tập hợp các sinh vật cùng loài nên mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong quần thể là mối quan hệ cùng loài, gồm có:

- Quan hệ hỗ trợ cùng loài: các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như kiếm thức ăn, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù, sinh sản… Ví dụ: hiện tượng mọc liền rễ ở cây thông, tre mọc thành bụi giúp chống chịu gió bão, bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn,…. gọi là hiệu quả nhóm. Quan hệ hỗ trợ cùng loài giúp cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

- Quan hệ đối kháng [cạnh tranh] cùng loài: khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho tất cả các cá thể dẫn đến hiện tượng các cá thể cạnh tranh nhau về nơi ở, nguồn thức ăn, bạn kết đôi trong mùa sinh sản,…Ví dụ: các cây trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng, nguồn dinh dưỡng à hiện tượng tự tỉa thưa. Các con vật cạnh tranh nhau về thức ăn, tranh giành nhau con cái trong mùa sinh sản à đánh nhau, dọa nạt nhau, ăn thịt nhau,… Quan hệ cạnh tranh cùng loài giúp duy trì số lượng và mật độ cá thể trong quần thể một cách phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài.

Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

Ví dụ: quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập mặn, quần xã hồ cá, quần xã rừng thông, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,…

Quần xã là tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã bao gồm cả mối quan hệ cùng loài và mối quan hệ khác loài:

- Quan hệ hỗ trợ khác loài: là quan hệ mang lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài:

  • quan hệ cộng sinh: VD: nấm, vi khuẩn, tảo cộng sinh trong địa y, vi khuẩn cố định đạm cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu,..
  • quan hệ hợp tác: chim sáo và trâu rừng,..
  • quan hệ hội sinh: rêu sống bám trên thân cây cổ thụ, phong lam sống bám trên cây rừng,..

- Quan hệ đối kháng khác loài: là quan hệ mà ít nhất một bên hại, bên kia có thể có lợi, có hại hoặc không ảnh hưởng gì.

  • quan hệ cạnh tranh: cỏ và lúa cạnh tranh nhau ánh sáng, nước, dinh dưỡng, hổ và báo cạnh tranh nhau con mồi,..
  • quan hệ ức chế-cảm nhiễm: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá,
  • quan hệ kí sinh: dây tơ hồng kí sinh trên cây nhãn, giun kí sinh trong ruột người.
  • quan hệ vật ăn thịt-con mồi: hổ - linh dương,..
  • Đều là tập hợp của nhiều cá thể
  • Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định và có tính ổn định tương đối
  • Đều bị biến đổi do tác động của ngoại cảnh
  • Đều xảy ra mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

Là tập hợp các cá thể cùng loài

Là tập hợp nhiều quần thể của các loài khác nhau

Không có hiện tượng khống chế sinh học

Có hiện tượng khống chế sinh học

Phạm vi phân bố hẹp

Phạm vi phân bố rộng

Độ đa dạng thấp vì chỉ có 1 loài

Độ đa dạng cao vì có nhiều loài

Có mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể, di truyền qua các thế hệ [giao phối]

Có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau [không có khả năng giao phối với nhau]

Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn

Là gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung

Có cấu trúc nhỏ, đơn giản, không có phân tầng rõ rệt

Có cấu trúc lớn, phức tạp, phân tầng theo không gian và thời gian

Là quan hệ cùng loài trong đời sống

Là quan hệ khác loài trong đời sống

Đơn vị cấu trúc: Cá thể

Đơn vị cấu trúc: Quần thể

Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể.

Câu 1: Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là:

A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật

B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật

C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài

D. Gồm các sinh vật khác loài

Câu 2: Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:

A. Có số cá thể cùng một loài

B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định

C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật

D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản

Câu 3: Độ đa dạng của quần xã sinh vật được thể hiện ở:

A. Mật độ của các nhóm cá thể trong quần xã

B. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

C. Sự khác nhau về lứa tuổi của các cá thể trong quần xã

D. Biến động về mật độ cá thể trong quần xã

Câu 4: Độ nhiều của quần xã thể hiện ở:

A. Khả năng sinh sản của các cá thể trong một quần thể nào đó tăng lên

B. Tỉ lệ tử vong của một quần thể nào đó giảm xuống

C. Mật độ các cá thể của từng quần thể trong quần xã

D. Mức độ di cư của các cá thể trong quần xã

Câu hỏi:Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

Lời giải:

Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật có nhiều điểm giống nhau và khác nhau. Để phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh nhật cùng điểm qua các điểm giống và khác nhau để có cái nhiều khái quát.

Điểm giống nhau của quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

- Đều là tập hợp của nhiều cá thể

-Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định và có tính ổn định tương đối

-Đều bị biến đổi do tác động của ngoại cảnh

-Đều xảy ra mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh

Điểm khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

Là tập hợp các cá thể cùng loài Là tập hợp nhiều quần thể của các loài khác nhau
Không có hiện tượng khống chế sinh học Có hiện tượng khống chế sinh học
Phạm vi phân bố hẹp Phạm vi phân bố rộng
Độ đa dạng thấp vì chỉ có 1 loài Độ đa dạng cao vì có nhiều loài
Có mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể, di truyền qua các thế hệ [giao phối] Có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau [không có khả năng giao phối với nhau]
Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn Là gồm nhiều chuỗi thức ăn có mắt xích chung
Có cấu trúc nhỏ, đơn giản, không có phân tầng rõ rệt Có cấu trúc lớn, phức tạp, phân tầng theo không gian và thời gian
Là quan hệ cùng loài trong đời sống Là quan hệ khác loài trong đời sống
Đơn vị cấu trúc: Cá thể Đơn vị cấu trúc: Quần thể
Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã. Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn vềquần thể sinh vật và quần xã sinh vậtnhé:

1. Quần thể sinh vật

là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây cọ trên một ngọn đồi, quần thể chó rừng, quần thể bò rừng,…

Quần thể là tập hợp các sinh vật cùng loài nên mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong quần thể là mối quan hệ cùng loài, gồm có:

-Quan hệ hỗ trợ cùng loài: các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như kiếm thức ăn, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và kẻ thù, sinh sản… Ví dụ: hiện tượng mọc liền rễ ở cây thông, tre mọc thành bụi giúp chống chịu gió bão, bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn,…. gọi là hiệu quả nhóm. Quan hệ hỗ trợ cùng loài giúp cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản cảu các cá thể trong quần thể.

-Quan hệ đối kháng [cạnh tranh] cùng loài: khi mật độ cá thể trong quần thể quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho tất cả các cá thể dẫn đến hiện tượng các cá thể cạnh tranh nhau về nơi ở, nguồn thức ăn, bạn kết đôi trong mùa sinh sản,…Ví dụ: các cây trong rừng cạnh tranh nhau về ánh sáng, nguồn dinh dưỡngàhiện tượng tự tỉa thưa. Các con vật cạnh tranh nhau về thức ăn, tranh giành nhau con cái trong mùa sinh sảnàđánh nhau, dọa nạt nhau, ăn thịt nhau,… Quan hệ cạnh tranh cùng loài giúp duy trì số lượng và mật độ cá thể trong quần thể một cách phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài.

2. Quần xã sinh vật

Là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do đó quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.

Ví dụ: quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập mặn, quần xã hồ cá, quần xã rừng thông, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,…

Quần xã là tập hợp nhiều quần thể thuộc các loài khác nhau nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã bao gồm cả mối quan hệ cùng loài và mối quan hệ khác loài:

-Quan hệ hỗ trợ khác loài: là quan hệ mang lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài:

+ quan hệ cộng sinh: VD: nấm, vi khuẩn, tảo cộng sinh trong địa y, vi khuẩn cố định đạm cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu,..

+ quan hệ hợp tác: chim sáo và trâu rừng,..

+ quan hệ hội sinh: rêu sống bám trên thân cây cổ thụ, phong lam sống bám trên cây rừng,..

-Quan hệ đối kháng khác loài: là quan hệ mà ít nhất một bên hại, bên kia có thể có lợi, có hại hoặc không ảnh hưởng gì.

+ quan hệ cạnh tranh: cỏ và lúa cạnh tranh nhau ánh sáng, nước, dinh dưỡng, hổ và báo cạnh tranh nhau con mồi,..

+ quan hệ ức chế-cảm nhiễm: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá,

+ quan hệ kí sinh: dây tơ hồng kí sinh trên cây nhãn, giun kí sinh trong ruột người.

+ quan hệ vật ăn thịt-con mồi: hổ - linh dương,..

Video liên quan

Chủ Đề