Chữ ký số được dùng trong trường hợp nào năm 2024

Chữ ký số có vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước cũng như trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều đăng ký sử dụng dịch vụ chữ ký số để thuận tiện hơn trong việc giao dịch với đối tác và quản lý giấy tờ… Vậy chữ ký số là gì? Chữ ký số được dùng trong trường hợp nào?

1.1 Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là một dạng chữ ký thuộc tập hợp chữ ký điện tử, được tạo ra bằng cách biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Nhờ đó, một doanh nghiệp có thể dùng ký thay cho chữ ký thông thường trên các loại văn bản và tài liệu số.

1.2 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký pháp lý có giá trị:

“Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP”.

Chữ ký số được bảo mật bằng mã pin và được mã hóa, sử dụng thông qua thiết bị kết nối USB.

Chữ ký số được dùng trong trường hợp nào năm 2024

2. Vai trò của chữ ký số được dùng trong doanh nghiệp

2.1 Điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký số

Chữ ký số được xem là an toàn nếu đảm bảo những yêu cầu khi tạo và sử dụng chữ ký số theo đúng quy định trong Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Các điều kiện bao gồm:

  • Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
  • Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;

– Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

  • Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

2.2 Chữ ký số được phép sử dụng trong những trường hợp nào?

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số như trong những công cụ bảo mật các email của mình để thực hiện việc trao đổi các thông tin, giấy tờ nhanh chóng, an toàn.

Các doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch, mua bán hàng hóa với đối tác mà không cần gặp mặt trực tiếp mà có mức độ cao và an ninh hơn so với việc ký hợp đồng giấy.

Chữ ký số được sử dụng thay thế cho chữ ký thông thường trong mọi giao dịch và đảm bảo tính pháp lý theo quy định của luật giao dịch điện tử như khi ký kết hợp đồng của các cá nhân, cơ quan tổ chức.

3. Softdreams cung cấp chữ ký số đáp ứng đầy đủ giá trị pháp lý

Softdream là một trong những đơn vị được phép dịch vụ cung cấp chữ ký số cho doanh nghiệp – Easy CA theo quy định của pháp luật. Easy CA chiếm chọn niềm tin của mọi doanh nghiệp với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Khách hàng đăng ký triển khai chỉ cần làm thủ tục online, EasyCA liên hệ trực tuyến để xác thực thông tin và bàn giao chữ ký số trong vòng 1 giờ đồng hồ.
  • Sở hữu nền tảng công nghệ thông tin chất lượng, EasyCA có hệ thống vận hành bảo mật và an ninh thông tin đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế FIPS PUB 140-2.
  • EasyCA có khả năng tích hợp trực tiếp vào các ứng dụng trực tuyến, phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, kê khai thuế… dễ dàng ký số, tiết kiệm chi phí, thời gian trong các giao dịch.

    Đội ngũ tư vấn, hỗ trợ trước và sau bán hàng được đào tạo chuyên nghiệp về chữ ký số, hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán, pháp luật… sẵn sàng hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi. Chữ ký số có được dùng làm gì ngoài mục đích để khai thuế không? Được phép sử dụng chữ ký số trong những trường hợp nào? Có dùng chữ ký số để ký hợp đồng được không?

    Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0 thời đại cách mạng công nghệ đang phát triển vượt bậc sẽ tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội thì chữ ký số ra đời là trong những bước ngoặc của công nghệ hiện đại có tác dụng và vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Có lẽ mọi người chỉ biết đến chữ ký số dùng để nộp thuế điện tử, nộp bảo hiểm xã hội là nhiều. ngoài ra, chữ ký số có được dùng làm gì ngoài mục đích để khai thuế không?

Được phép sử dụng chữ ký số trong những trường hợp nào? Có dùng chữ ký số để ký hợp đồng được không? Đây có thể là thắc mắc của rất nhiều người khi nhắc đến tác dụng của chữ ký số.

1. Khái niệm chữ ký số

Theo quy định của pháp luật thì có thể hiểu chữ ký số là một trong những dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điêp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác theo các quy định của pháp luật.

2. Được phép sử dụng chữ ký số trong những trường hợp nào?

Một trong những tác dụng của chữ ký số mà các cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp có thực hiện giao dịch điện tử thì có thể sử dụng chữ ký số là một trong những ứng dụng để giao dịch với các cơ quan, tổ chức của nhà nước.

Mục đích là để thực hiện các thủ tục hành chính như đăng ký thành lập doanh nghiệp, bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi con dấu, thay đổi người đại diện pháp luật, kê khai và nộp thuế điện tử, kê khai và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà không cần phải đến trực tiếp đến cơ quan nhà nước nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, thủ tục đơn giản, nhanh gọn.

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số như trong những công cụ bảo mật các email của mình để thực hiện việc trao đổi các thông tin, giấy tờ nhanh chóng, an toàn.

Các doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch với đối tác mà các bên không cần phải trực tiếp gặp mặt trao đổi công việc, đầu tư chứng khoán, mua bán hàng hóa hoặc chuyển các hồ sơ giấy mà không phải lo sợ giả danh hoặc mất cắp mà chỉ cần giao dịch trực tuyến thì mức độ bảo mật và an ninh cũng cao hơn.

Chữ ký số được sử dụng thay cho chữ ký thông thường trong tất cả các trường hợp giao dịch điện tử và luôn bảo đảm tính pháp lý tương đương theo quy định của luật giao dịch điện tử như khi ký kết hợp đồng của các cá nhân, cơ quan tổ chức.

3. Giá trị pháp lý của chữ ký số

Các văn bản của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi sử dụng chữ ký số có đủ các điều kiện theo quy định được cung cấp bơi các cơ quan có thẩm quyền sẽ có hiệu lực pháp luật như đối với văn bản được in ra, được các bên ký tên và đóng dấu. Cho nên để chữ ký số có giá trị pháp lý thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn như sau:

  • Chữ ký số được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó theo quy định của luật giao dịch điện tử.
  • Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số. tương ứng với khóa công khai là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp. Không phải tổ chức nào cũng được cấp chữ ký số mà phải là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia là một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của luật giao dịch điện tử.